Categories: Tổng hợp

Hà Thủ Ô Đỏ

Published by

HÀ THỦ Ô ĐỎ

Tên khoa học: Fallopia multiflora (Thunb.) Haraldson, 1978

Tên đồng nghĩa: Polygonum multiflorum Thunb., 1784 Tên khác: Dạ giao đằng, mằn năng ón, ná ỏn (Tày), khua lình (Thái), xạ ú sí (Dao); Many-flowered knotweed, multiforous knotweed (Anh); Henoneé multifloree (Pháp) Họ: Rau răm – Polygonaceae 1. Đặc điểm hình thái Dây leo bằng thân quấn, sống lâu năm, dài hàng mét. Thân mảnh, nhẵn, mọc xoắn vào nhau. Rễ phình to thành củ, màu nâu đỏ. Lá mọc so le, hình tam giác dạng bầu dục – mác, dài 5 – 8 cm, rộng 3 – 4 cm, gốc hình tim, đầu thuôn nhọn, hai mặt nhẵn, mặt trên sẫm bóng, 3 – 5 gân xuất phát từ gốc lá; cuống dài khoảng 2 cm, có lông nhỏ; bẹ chìa ngắn mỏng, có lông dài. Cụm hoa mọc ở kẽ lá hoặc đầu cành thành chùy phân nhánh, dài hơn lá. Lá bắc ngắn. Hoa nhỏ nhiều; bao hoa màu trắng thắt dần về phía gốc; nhị 8, thường dính vào gốc của bao hoa. Quả 3 cạnh, nhẵn bóng, nằm trong bao hoa tồn tại mà 3 mảnh ngoài phát triển thành những cánh mỏng, rộng. 2. Đặc điểm sinh học Hà thủ ô đỏ là loài cây ưa ẩm, hơi chịu bóng khi còn nhỏ. Cây ưa vùng có khí hậu ẩm mát của vùng nhiệt đới núi cao, thường mọc lẫn với những cây bụi và cỏ cao ở chân núi đá vôi, độ cao phân bố từ 1.000 đến 1.600 m. Hà thủ ô đỏ sinh trưởng mạnh trong mùa mưa ẩm (xuân – hè); ra hoa mùa thu, quả già và có hiện tượng bán tàn lụi vào mùa đông. Cây tái sinh tự nhiên chủ yếu từ hạt và mọc chồi khỏe sau khi cắt và giâm cành. Ước tính cây mọc từ hạt sau ít nhất 4 – 5 năm mới cho những rễ củ to để thu hoạch. 3. Phân bố Việt Nam: Cây phân bố ở vùng núi đá vôi các tỉnh phía Bắc, gồm Hà Giang, Lai Châu, Điện Biên, Lào Cai, Yên Bái, Cao Bằng, Lạng Sơn, Sơn La và Hòa Bình. Thế giới: Trung Quốc, Lào, Nhật Bản và Ấn Độ. 4. Bộ phận dùng, công dụng Bộ phận dùng: Rễ củ hay còn gọi là củ, sau khi đã chế biến. Thành phần hóa học: Trong rễ củ hà thủ ô đỏ chứa antraglucosid (crysophanol, emodin, rhein…), các dẫn chất của antraquinon tự do; dẫn chất antraquinon toàn phần. Ngoài ra còn có tanin, flavonoid, lipid (phospholipid), tinh bột và một số chất vô cơ khác. Các thành phần hợp chất này khác nhau giữa củ khô so với củ đã qua chế biến. Công dụng: Hà thủ ô đỏ là vị thuốc quý dùng trong y học cổ truyền. Hà thủ ô đỏ đã chế biến được coi là loại thuốc bổ, chữa suy thận, thiểu chức năng gan, thần kinh suy nhược, đau lưng và gối, đại tiểu tiện ra máu. Nếu sử dụng thuốc hà thủ ô đỏ lâu ngày còn có tác dụng làm đen râu tóc. Có thể dùng riêng hoặc phối hợp với các vị thuốc khác. 5. Kỹ thuật nhân giống, gieo trồng Trên lý thuyết, hà thủ ô đỏ có thể trồng được bằng cách gieo hạt, giâm cành hoặc bằng các củ con. Trên thực tế, mới thử nghiệm trồng bằng cành và củ con. Vùng trồng là các tỉnh trung du và miền núi phía Bắc. Cách trồng: Vào đầu mùa xuân (tháng 1 – 3) cắt các cành bánh tẻ, thành đoạn 30 cm, hoặc khi đi khai thác lấy các củ con, đường kính 2 – 4 cm. Đất trồng cần thoát nước, nhất là ở các nương rẫy ẩm xung quanh núi đá vôi. Cày bừa kỹ, lên luống cao 35 – 40 cm, mỗi luống trồng 1 hàng hoặc 2 hàng, cự ly 50 – 60 cm / hố; bón lót 15 – 20 tấn phân chuồng mục / ha. Đặt các hom dây vào hố, nghiêng 30 – 35o, lấp đất. Sau khi trồng phủ mặt luống bằng rơm rạ hoặc cỏ khô. Cây trồng sau 20 – 30 ngày bắt đầu nảy mầm. Cần cắm cọc tre theo kiểu chạc 3 làm giá thể cho cây leo. Quá trình chăm sóc cần làm cỏ, vun gốc, sửa chữa cọc tre để tránh bị đổ. Cây trồng sau 2 – 3 năm cho thu hoạch. Hiện chưa rõ năng suất. 6. Khai thác, chế biến và bảo quản Mùa thu hoạch (cây trồng) hay khai thác (từ cây mọc tự nhiên) vào tháng 10 – 12, sau khi quả đã già. Đào rộng xung quanh gốc, lấy hết củ (những củ nhỏ làm giống để trồng); cắt bỏ phần dây, rễ, rửa sạch; củ nhỏ để nguyên, củ lớn cắt ra thành các miếng bằng chén uống nước trà, sau đó đem phơi hoặc sấy khô. Cách chế biến thông thường nhất là: ngâm hà thủ ô đỏ khô trong nước vo gạo 24 giờ; vớt ra, rửa lại bằng nước sạch; sau đem đun trong nước đậu đen hoặc đun lẫn đậu đen (100 g đậu đen trong 2 lít nước), đổ ngập các miếng hà thủ ô đỏ. Đun nhỏ lửa suốt đêm, ban ngày lấy ra phơi, cứ làm như vậy từ 7 – 9 lần, sẽ được “hà thủ ô đỏ chế” dùng làm thuốc. 7. Giá trị kinh tế, khoa học và bảo tồn Hà thủ ô đỏ có giá trị sử dụng và kinh tế cao. Giá bán lẻ dược liệu hà thủ ô đỏ khô (củ khô cắt thành miếng) chưa chế biến từ 20.000 đến 25.000 đồng / kg. Một khóm hà thủ ô đỏ lớn có thể thu được trên 10 kg củ tươi, có củ nặng tới 5 – 7 kg (hiện đang được trưng bày tại Bảo tàng Dược liệu – Viện Dược liệu). Nguồn hà thủ ô đỏ ở Bắc Việt Nam trước kia khá phong phú, lượng khai thác hàng năm từ 50 đến 200 tấn, cung cấp cho thị trường trong nước và xuất khẩu. Tuy nhiên, do khai thác liên tục nhiều năm và bị phá hủy do các hoạt động làm nương rẫy, đã làm cho nguồn dược liệu này bị giảm đi nhanh chóng. Hà thủ ô đỏ được đưa vào Sách Đỏ Việt Nam (1996) và Danh lục Đỏ cây thuốc Việt Nam (2006), để khuyến cáo bảo vệ. Trước mắt cần đình chỉ khai thác hà thủ ô đỏ tự nhiên vài năm cho cây phục hồi. Mở rộng trồng ở các tỉnh miền núi và trung du phía Bắc.

This post was last modified on 05/04/2024 19:11

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

6 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

6 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

9 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

14 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

14 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

16 giờ ago