Categories: Tổng hợp

Nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái

Published by

Năm 2023 được tỉnh Yên Bái chọn là năm “bứt phá trong chuyển đổi số (CĐS)”. Ông Hoàng Minh Tiến – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông (TT&TT) có cuộc trao đổi với phóng viên (P.V) Báo Yên Bái về những giải pháp của ngành TT&TT để tham mưu với tỉnh thực hiện bảo đảm tiến độ CĐS với những chỉ tiêu, mục tiêu ở một số lĩnh vực quan trọng trên 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số; phấn đấu thứ hạng của tỉnh Yên Bái vào nhóm 25/63 tỉnh, thành phố cả nước về CĐS.

Phương thức thanh toán không dùng tiền mặt trong mua bán sản phẩm hàng hóa ngày một gia tăng.

P.V: Ông có thể cho biết những kết quả nổi bật Yên Bái đã đạt được trong CĐS năm 2022?

Ông Hoàng Minh Tiến: Năm 2022 là năm Yên Bái vào cuộc CĐS, là năm có chủ đề: Đưa hoạt động của người dân, doanh nghiệp, cơ quan nhà nước lên môi trường số thông qua phổ cập sử dụng các nền tảng số Việt Nam.

Ông Hoàng Minh Tiến – Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông.

Trong năm qua, Yên Bái đã đạt được một số kết quả nổi bật, được thể hiện cụ thể thông qua các con số sau.

Thứ nhất, về thể chế, CĐS trong công tác Đảng và chính quyền số: Năm 2022, Tỉnh ủy, UBND tỉnh đã ban hành 30 quyết định, kế hoạch, chương trình, chỉ thị về lĩnh vực CĐS, so với năm 2021 thì gấp hơn 3 lần về số văn bản.

Đặc biệt, trong đó có những văn bản, cơ chế chính sách thì Yên Bái là tỉnh đầu tiên trên cả nước ban hành, ví dụ như thí điểm cho phép việc nộp thủ tục hành chính cấp tỉnh tại huyện, xã hay bộ tiêu chí tạm thời công nhận xã, phường, thị trấn CĐS, CĐS nâng cao.

Với hệ thống văn bản này, về cơ bản, tỉnh đã tạo lập được “con đường đi” của CĐS cho giai đoạn 2022 – 2025 và các năm tiếp theo. Nền tảng “Sổ tay đảng viên điện tử tỉnh Yên Bái” đã triển khai tới 43,8% tổng số chi bộ trên toàn tỉnh. Số lượng đảng viên đã tạo tài khoản đạt 45,6% tổng số đảng viên toàn tỉnh. Số tài khoản trên Cổng dịch vụ công quốc gia/tỉnh tạo lập mới trong năm 2022 là 50.595, gấp 22,6 lần so với năm 2021.

Thứ hai, về kinh tế số – mua bán sản phẩm nông nghiệp trên các sàn thương mại điện tử Việt Nam: Yên Bái đứng thứ 7/63 các tỉnh, thành trên cả nước về số sản phẩm được đưa lên sàn thương mại điện tử; đứng thứ 15/63 về số lượng tài khoản hoạt động trên 2 sàn thương mại điện tử Vỏ Sò và PostMart. Số lượt giao dịch mua sắm trên 2 sàn thương mại điện tử này đạt 7.739 lượt, tăng hơn 12 lần so với năm 2021.

Thứ ba, về xã hội số – thúc đẩy thanh toán không dùng tiền mặt: số tài khoản ngân hàng khách hàng cá nhân tăng trưởng 30,77%, số tài khoản Mobile Money tăng trưởng 72,7%, tỷ lệ thanh toán tiền điện không dùng tiền mặt tăng 16,2%, tỷ lệ thanh toán tiền nước không dùng tiền mặt đạt 40%, tăng 6% so với năm 2021.

P.V: Vậy, qua những con số cụ thể đó, Yên Bái được đánh giá như thế nào trong thực hiện CĐS?

Ông Hoàng Minh Tiến: Theo đánh giá của Bộ TT&TT, Yên Bái đã tăng 13 bậc trong xếp hạng CĐS quốc gia DTI, từ thứ 40 lên 27/63 các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương. Trong 14 tỉnh thuộc khu vực trung du và miền núi phía Bắc, Yên Bái xếp thứ 5 và là tỉnh có thứ hạng tăng cao nhất trong năm 2022.

Đây là kết quả ban đầu đáng khích lệ đối với công cuộc CĐS trên địa bàn tỉnh. Tuy nhiên, chúng ta chưa hài lòng với kết quả này. Sở TT&TT đã tham mưu với Chủ tịch UBND tỉnh ban hành Chỉ thị số 15/CT-UBND ngày 1/12/2022 đẩy mạnh triển khai các nhiệm vụ, nâng cao thứ bậc xếp hạng CĐS (DTI) của Yên Bái theo mục tiêu đặt ra tại Chương trình hành động số 135-CTr/TU ngày 18/11/2022 của Tỉnh ủy lãnh đạo thực hiện nhiệm vụ chính trị năm 2023 là đưa Yên Bái lọt vào nhóm 25 tỉnh, thành dẫn đầu về CĐS.

P.V: Vậy, ngành TT&TT sẽ tham mưu với tỉnh tiếp tục thực hiện CĐS như thế nào để đạt được những mục tiêu đặt ra?

Ông Hoàng Minh Tiến: Năm 2023 được tỉnh chọn là năm “bứt phá trong CĐS”. Ở góc độ quốc gia, năm 2023 là năm CĐS có chủ đề “dữ liệu số” với 3 định hướng trọng tâm: một là, người dân, doanh nghiệp chỉ cung cấp thông tin một lần cho cơ quan nhà nước khi thực hiện dịch vụ công trực tuyến; hai là, doanh nghiệp được khai thác dữ liệu, dữ liệu mở do cơ quan nhà nước cung cấp để phục vụ sản xuất, kinh doanh; ba là, cơ quan nhà nước sử dụng dữ liệu, đặc biệt là dữ liệu từ máy sinh ra theo thời gian thực để hỗ trợ ra quyết định, giảm thiểu hoạt động báo cáo thủ công giữa các cấp. Ngành TT&TT tham mưu với Tỉnh ủy, HĐND và UBND tỉnh ban hành Kế hoạch CĐS năm 2023 để cụ thể hóa các mục tiêu, nhiệm vụ tại Nghị quyết 51-NQ/TU của Tỉnh ủy và Chương trình hành động số 15/CTr-UBND của UBND tỉnh; triển khai các kế hoạch, chương trình đã phê duyệt về CĐS khác, trong đó tập trung vào một số giải pháp, nhiệm vụ trọng tâm như sau:

Một là, tham mưu hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách thúc đẩy CĐS. Về quan điểm, Sở TT&TT nhận thấy Yên Bái có thể đứng sau các tỉnh, thành nhóm đầu về CĐS nhưng về thể chế, cơ chế chính sách, hành lang pháp lý cần đi song hành, ít nhất là tiệm cận với những tỉnh, thành đứng đầu cả nước – làm được như vậy thì chính sách mới thúc đẩy phát triển được. Do vậy, việc hoàn thiện thể chế, cơ chế chính sách CĐS là một trong các giải pháp trọng tâm nhất, mang tính chất nền tảng nhất.

Hai là, đổi mới cách thức, nội dung tuyên truyền và đào tạo để đưa nhận thức, kỹ năng về CĐS vào thực chất. Đối với người dân, thực hiện nguyên tắc “3-gì” trong tuyên truyền về CĐS, cụ thể là: nền tảng số gì, sử dụng vào việc gì và đem lại lợi ích gì – ngắn gọn, dễ hiểu, dễ nhớ và đi thẳng vào vấn đề. Từ tháng 10/2022, Sở TT&TT đã chỉ đạo các trung tâm truyền thông – văn hóa các huyện, thị xã, thành phố thực hiện chuỗi các chương trình truyền thông “Mỗi tuần một nền tảng số” thông qua hệ thống truyền thanh cơ sở.

Đối với cán bộ, công chức, đặt mục tiêu đào tạo nhận thức, kỹ năng về CĐS cho 30% tổng số cán bộ, công chức của tỉnh; thay đổi hình thức đào tạo từ trực tiếp sang trực tuyến vì chỉ có hình thức đào tạo trực tuyến mới giải quyết được việc đào tạo trên quy mô lớn với nội dung kiến thức luôn cập nhật, thay đổi. Năm 2023, Sở TT&TT sẽ tập trung đào tạo thành viên các tổ CĐS cộng đồng. Chỉ khi các thành viên này có kiến thức, hiểu biết và kỹ năng cơ bản về CĐS thì mới có thể trở thành các “hạt nhân lan tỏa” về CĐS.

Ba là, tham mưu ban hành “quy hoạch” dữ liệu số và thiết lập, vận hành Cổng dữ liệu mở của tỉnh Yên Bái. Muốn phát triển nhanh thì cần tài nguyên, cần nguồn lực. CĐS tạo ra một loại tài nguyên mới, đó là dữ liệu. Dữ liệu sẽ càng có ý nghĩa nếu được chia sẻ: “lên – xuống” giữa tỉnh với các địa phương, đến tận cấp xã; “ngang – dọc” giữa các sở, ngành và theo ngành dọc; và “trong – ngoài” giữa khu vực công với khu vực tư.

Sở TT&TT sẽ tham mưu với UBND tỉnh ban hành quy hoạch về dữ liệu số để xác định các nguồn dữ liệu quan trọng của tỉnh, giao trách nhiệm tạo lập, quản lý, sử dụng, cập nhật và bảo vệ cho cụ thể các sở, ban, ngành, địa phương. Bên cạnh đó, Sở cũng sẽ đề xuất thiết lập Cổng dữ liệu mở của tỉnh là đầu mối trên không gian mạng để trao đổi, chia sẻ dữ liệu giữa khu vực công và khu vực tư.

Giải pháp CĐS quan trọng nhất của năm 2023 là “Tổ CĐS cộng đồng”. Yên Bái là 1 trong 3 tỉnh đầu tiên trên cả nước (cùng Lạng Sơn, Thái Nguyên) thành lập được 100% tổ CĐS cộng đồng cấp xã, cấp thôn. Đây là lực lượng nòng cốt ở mỗi địa bàn để thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ về xã hội số; sẽ là lực lượng “đi từng ngõ, gõ từng nhà” để hướng dẫn và đưa người dân lên môi trường mạng thông qua các nền tảng số quốc gia. Năm 2023 là năm đẩy mạnh giao nhiệm vụ cho các tổ CĐS cộng đồng về các nền tảng số như ứng dụng công dân số quốc gia VNeID, thiết lập tài khoản và sử dụng dịch vụ công trực tuyến, nền tảng nộp thuế điện tử eTax, nền tảng sách nói ReaVol… Tổ CĐS cộng đồng được tổ chức hoạt động trên nguyên tắc “3-được”: hiểu được (được đào tạo kiến thức, kỹ năng cơ bản), làm được (việc cụ thể, khả thi và có cơ chế hỗ trợ) và đo đếm được (dựa trên số liệu từ hệ thống).

Nhiệm vụ CĐS đột phá nhất của năm 2023 là “Nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái”. Nền tảng công dân số tỉnh Yên Bái là một ứng dụng duy nhất dành cho công dân của Yên Bái. Trước mắt sẽ tập trung vào giải quyết 3 vấn đề: thực hiện dịch vụ công trực tuyến; phản ánh, trả lời kiến nghị giữa người dân và cơ quan nhà nước có thẩm quyền; cung cấp thông tin về các hoạt động của tỉnh, các địa phương.

Các giải pháp và nhiệm vụ đó cũng sẽ được Sở TT&TT tham mưu giúp tỉnh thực hiện hiệu quả.

P.V: Xin trân trọng cảm ơn ông!

Nguồn: Báo Yên Bái

This post was last modified on 09/04/2024 10:52

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

8 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

8 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

18 giờ ago