Categories: Tổng hợp

Danh từ chung là gì? Ví dụ và vai trò của danh từ trong câu chi tiết nhất

Published by

Giới thiệu về danh từ chung

Danh từ là những từ để gọi tên các hiện tượng, sự vật hay một khái niệm nào đó. Trong đó, danh từ chung là một trong những loại của danh từ được sử dụng phổ biến. Cụ thể:

Định nghĩa danh từ chung là gì?

Danh từ chung là những danh từ dùng để nói, chỉ về sự vật mà ta có thể cảm nhận được bằng những giác quan như áo, quần, sách, vở, sông, núi…

Sự khác biệt giữa danh từ chung và danh từ riêng

Trong danh từ được chia làm 2 loại là danh từ riêng và danh từ chung, để không nhầm lẫn giữa hai loại danh từ này, chúng ta cần nhớ:

  • Danh từ chung là những từ dùng để chỉ điểm tên của một loại sự vật. Chẳng hạn như bút tính bằng cái, gà tính bằng con,..

  • Danh từ riêng là những từ nói về tên riêng của một sự vật. Chẳng hạn như Hồ Chí Minh, Nguyễn Văn A, Trần Văn B,…

Phân loại danh từ chung

Trong tiếng Việt, danh từ chung sẽ được phân thành nhiều loại như sau:

Danh từ chung chỉ sự vật:

Trong danh từ chung chỉ sự vật được chia thành một số loại thường gặp như:

  • Danh từ cụ thể: Đây là những từ dùng để chỉ sự vật mà con người có thể cảm nhận được thông qua các giác quan của mình, bao gồm các loại danh từ chỉ hiện tượng thiên nhiên, sự vật, hiện tượng xã hội. VD: Kỹ sư, bác sĩ, giáo viên, mèo, chó, lợn, gà, nắng, gió…

  • Danh từ chỉ khái niệm: sự vật được chỉ tới chính là con người, thường sẽ là những từ nói về những sự vật không cảm nhận được bằng giác quan mà nó chỉ tồn tại trong suy nghĩ, nhận thức của con người. VD: Hạnh phúc, buồn, vui,…

  • Danh động từ: Là những từ có sự kết hợp giữa danh từ và động từ để tạo nên một danh từ mới. VD: sự cảm thông, lòng yêu nước….

  • Danh tính từ: Đây sẽ là những từ kết hợp giữa danh từ với tính từ để chuyển thành một danh từ mới. VD: Tính trung thực, sự sáng tạo, cái đẹp…

Danh từ chỉ đơn vị:

  • Danh từ chỉ đơn vị tự nhiên: Đây là những loại danh từ nhắc rõ lại sự vật, hay còn gọi là danh từ chỉ loại. VD: Cái, quyển, tấm, chiếc, con…

  • Danh từ dùng để chỉ đơn vị hành chính, tổ chức. VD: Huyện, thành phố, xóm, làng, thôn, bản…

  • Danh từ chỉ đơn vị tập thể: Đây là những từ dùng để chỉ về sự tồn tại của tổ hợp, tập thể. VD: Tá, bộ, đôi…

  • Danh từ chỉ đơn vị đo lường: Đây là những loại danh từ dùng để tính đếm các chất liệu, hiện tượng, sự vật… Thường đó là những danh từ được nhà khoa học quy ước từ trước hay danh từ do dân gian quy ước. VD: Tấn, tạ, yến, km, kg,…

Vị trí và vai trò của danh từ chung trong câu

Trong ngữ pháp tiếng Việt, danh từ nói chung và danh từ nói riêng sẽ giữ vị trí và vai trò như sau:

  • Danh từ có thể đứng ở vị trí chủ ngữ trong câu. Ngoài ra cũng có thể làm tân ngữ, vị ngữ khi đi kèm với ngoại động từ.

  • Danh từ chung có thể kết hợp được với những từ chỉ số lượng ở phía trước, hay các từ ngữ chỉ định ở phía sau hay một số từ ngữ khác để tạo thành cụm danh từ.

  • Danh từ chung có thể dùng để xác định hay biểu thị vị trí của sự vật trong một thời điểm, thời gian nhất định.

  • Đối với những cụm danh từ, các từ ở phía trước sẽ được bổ sung cho danh từ, các ý nghĩa có thể xác định được.

Các dạng bài tập về danh từ chung thường gặp

Trong chương trình học tiếng Việt lớp 4, bé sẽ được làm quen với kiến thức danh từ chung với các dạng bài tập phổ biến như sau:

Dạng 1: Xác định các danh từ trong câu

Ví dụ: Xếp các danh từ trong đoạn văn sau vào các nhóm

Tiếng đàn bay ra vườn. Vài cánh ngọc lan êm ái rụng xuống nền đất mát rượi. Dưới đường, lũ trẻ đang rủ nhau thả những chiếc thuyền gấp bằng giấy trên những vũng nước mưa. Ngoài Hồ Tây, dân chài đang tung lưới bắt cá. Hoa mười giờ nở đỏ quanh các lối đi ven hồ. Bóng mấy con chim bồ câu lướt nhanh trên những mái nhà cao thấp.

Theo LƯU QUANG VŨ

Gợi ý trả lời:

  • Danh từ chỉ người: lũ trẻ, dân chài.
  • Danh từ chỉ vật: đàn, vườn, ngọc lan, nền đất, đường, thuyền, giấy, nước mưa, lưới, cá, hoa mười giờ, lối đi, hồ, bóng, chim bồ câu, nhà.
  • Danh từ chỉ đơn vị: tiếng, cánh, chiếc, vũng, các, con, mái
  • Danh từ riêng: Hồ Tây.
  • Cụm danh từ: Tiếng đàn, vài cánh ngọc lan, những chiếc thuyền, những vũng nước mưa, các lối đi, bóng mấy con chim bồ câu, những mái nhà.

Dạng 2: Tìm các danh từ theo cấu tạo

Ví dụ: Tìm 5 danh từ chung theo mỗi yêu cầu sau và đặt câu với mỗi từ đó:

a. Trong mỗi từ đều có tiếng sông.

b. Trong mỗi từ đều có tiếng mưa.

c. Trong mỗi từ đều có tiếng mẹ.

d. Trong mỗi từ đều có tiếng tình.

Gợi ý trả lời:

a. 5 danh từ có tiếng sông là: dòng sông, cửa sông, khúc sông, nước sông, sông cái,…

Đó là dòng sông quanh năm nước chảy xiết.

Cửa sông là nơi sông đổ ra biển.

Trên khúc sông có hai chiếc ca nô đang chạy.

Nước sông ở đó đổi màu theo thời gian.

Sông Hồng là một con sông cái.

b. 5 danh từ có tiếng mưa là: cơn mưa, trận mưa, nước mưa, mưa rào, mưa xuân,…

Trời đang nắng bỗng nhiên một cơn mưa xuất hiện.

Những trận mưa lớn làm nhà cửa bị cuốn trôi.

Nước mưa có thể dùng để nấu ăn.

Mưa rào thường xuất hiện trong mùa hè.

Mưa xuân làm cho cây cối tươi tốt.

c. 5 danh từ có tiếng mẹ là: cha mẹ, mẹ hiền, mẹ nuôi, mẹ già, mẹ con,…

Công ơn cha mẹ bằng trời bằng bể.

Cô giáo như mẹ hiền.

Cô ấy là mẹ nuôi của bạn ấy.

Mẹ già như chuối chín cây.

Hai mẹ con cô ấy về quê từ mấy hôm nay.

d. 5 danh từ có tiếng tình là: tình cảm, tình yêu, tình hình, tình báo, tính tình,…

Anh ấy dành cho tôi những tình cảm tốt đẹp nhất.

Đó là tình yêu đất nước của mỗi người Việt ta.

Lớp trưởng báo cáo tình hình học tập của lớp.

Anh ấy là một tình báo được cài vào hàng ngũ địch.

Tính tình cậu ấy rất thất thường.

Dạng 3: Tìm các danh từ có dạng đặc biệt.

Ví dụ: Tìm những danh từ chung chỉ khái niệm có nghĩa sau đây và đặt câu với mỗi từ tìm được đó.

a) Danh từ chỉ sự hiểu biết do trải qua công việc một thời gian dài.

b) Danh từ nói về suy nghĩ của con người nói chung.

c) Danh từ chỉ sức của một người có thể làm được công việc.

d) Danh từ nói về thái độ hình thành trong ý nghĩ của con người.

Gợi ý trả lời:

a. kinh nghiệm: Thầy giáo của tôi có nhiều năm kinh nghiệm trong nghề dạy học.

b. tư tưởng: tư tưởng lãnh đạo của Bác Hồ rất sáng suốt.

c. khả năng: Mẹ tôi có khả năng nấu ăn rất ngon.

d. tinh thần: Tinh thần yêu nước của nhân dân ta là bất diệt.

Dạng 4: Tìm các danh từ điền vào chỗ chấm trong câu

Ví dụ: Tìm các danh từ thích hợp điền vào các chỗ chấm để hoàn thành khổ thơ sau:

…………… giong ruổi trăm miền Rù rì ………….. nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với ……………. ………… nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. Nếu ………….. có ở trời cao Thì ………….. cũng mang vào mật thơm.

NGUYỄN ĐỨC MẬU

Điền như sau:

Bầy ong rong ruổi trăm miền Rù rì đôi cánh nối liền mùa hoa. Nối rừng hoang với biển xa. Đất nơi đâu cũng tìm ra ngọt ngào. Nếu hoa có ở trời cao Thì bầy ong cũng mang vào mật thơm.

Dạng 5: Phân biệt các danh từ

Ví dụ: Nối từ ở cột A với nhận xét ở cột B cho phù hợp.

Gợi ý trả lời:

Nối như sau: 1 – b ; 2 – c ; 3 – d ; 4 – a.

Bài tập về danh từ chung vận dụng

Nhìn chung, kiến thức về danh từ chung trong ngữ pháp tiếng Việt cũng đơn giản, dể hiểu. Để giúp các em dễ dàng học, hiểu kiến thức này thì có thể tham khảo và chinh phục một số bài tập sau đây:

Bài tập có lời giải

Bài 1: Tìm 4 từ vừa là danh từ riêng, vừa là danh từ chung rồi đặt câu với mỗi từ đó.

Gợi ý trả lời

Đầm Sen (Khu vui chơi)/ đầm sen (nơi trồng hoa sen): Đầm Sen là khu vui chơi nổi tiếng tại Sài Gòn/ Những đầm sen đang nở rộ hoa tuyệt đẹp.

Hòa Bình (tỉnh thành)/ hòa bình (không có chiến tranh): Hòa Bình là một tỉnh thành đẹp ở Việt Nam/ Người dân luôn mong muốn hòa bình trên toàn thế giới.

Hạnh Phúc (tên người)/ hạnh phúc (một loại cảm xúc của con người): Chị của tôi tên là Hạnh Phúc/ Chúng tôi cảm thấy hạnh phúc trong ngôi nhà của mình.

Gà Chọi (địa danh)/ gà chọi (con vật): Hòn Gà Chọi là địa điểm nổi tiếng tại Vịnh Hạ Long/ Ba của em mới mua một con gà chọi rất đẹp. – Gia đình bạn ấy rất hạnh phúc.

Bài 2: Tìm các danh từ chung có nghĩa như sau:

a) Dòng nước chảy tương đối lớn, trên đó thuyền bè đi lại được.b) Dòng sông lớn nhất chảy qua nhiều tỉnh phía Nam nước ta.c) Người đứng đầu nhà nước phong kiến.d) Vị vua có công đánh đuổi giặc Minh, lập ra nhà Lê ở nước ta.

Gợi ý trả lời

a. Sôngb. Cửu Longc. Vuad. Lê Lợi

Bài 3: Tìm các danh từ chung và danh từ riêng trong đoạn văn sau :

Chúng tôi / đứng / trên / núi / Chung /. Nhìn / sang / trái / là / dòng / sông / Lam / uốn khúc / theo / dãy / núi / Thiên Nhẫn /. Mặt / sông / hắt / ánh / nắng / chiếu / thành / một / đường / quanh co / trắng xóa /. Nhìn / sang / phải / là / dãy / núi / Trác / nối liền / với / dãy / núi / Đại Huệ / xa xa /. Trước / mặt / chúng tôi /, giữa / hai / dãy / núi / là / nhà / Bác Hồ /.

Gợi ý trả lời

– Danh từ chung: núi / dòng, sông / dãy / mặt / sông / ánh / nắng / đường / dãy / nhà / trái / phải / giữa / trước.

– Danh từ riêng: Chung / Lam / Thiên Nhẫn/ Trác / Đại Huệ / Bác Hồ.

Bài tập vận dụng

Bài 1: Xác định danh từ trong đoạn văn sau:

Chú chuồn chuồn nước mới đẹp làm sao! Màu vàng trên lưng chú lấp lánh. Bốn cái cánh mỏng như giấy bóng. Cái đầu tròn và hai con mắt long lanh như thuỷ tinh.

Bài 2: Tìm các danh từ có trong đoạn thơ sau:

Quê hương là cánh diều biếcTuổi thơ con thả trên đồngQuê hương là con đò nhỏÊm đềm khua nước ven sông.Bà đắp thành lập trạiChống áp bức cường quyềnNghe lời bà kêu gọiCả nước ta vùng lên.

Bài 3: Xác định các danh từ trong đoạn văn sau:

“Bản Lùng đã thức giấc. Đó đây ánh lửa hồng bập bùng trên gác bếp. Ngoài bờ ruộng đã có bước chân người đi, tiếng nói chuyện rì rầm tiếng gọi nhau í ới”.

Bài 4: Tìm danh từ có trong câu văn sau:

Ngay thềm lăng, mười tám cây vạn tuế tượng trưng cho một đoàn quân danh dự đứng trang nghiêm.

Bài 5: Xác định từ loại của các từ: “niềm vui, nỗi buồn, cái đẹp, sự đau khổ” và tìm thêm các từ tương tự.

Bài 6: Tìm từ chỉ sự vật, chỉ hoạt động và chỉ đặc điểm có trong đoạn thơ sau:

Rừng xanh hoa chuối đỏ tươiĐèo cao nắng ánh dao gài thắt lưngNgày xuân mơ nở trắng rừngNhớ người đan nón chuốt từng sợi dang.

Bài 7. Đọc đoạn thơ sau và cho biết những nhận định về các từ được in đậm sau, nhận định nào đúng, nhận định nào sai?

“Mang theo truyện cổ tôi điNghe trong cuộc sống thầm thì tiếng xưaVàng cơn nắng, trắng cơn mưa

Con sông chảy có rặng dừa nghiêng soiĐời cha ông với đời tôiNhư con sông với chân trời đã xaChỉ còn truyện cổ thiết thaCho tôi nhận mặt ông cha của mình”

Bài 8. Đâu là danh từ chỉ khái niệm trong số các danh từ được in đậm dưới đây:

Một điểm nổi bật trong đạo đức của Chủ tịch Hồ Chí Minh là lòng thương người… Chính vì thấy nước mất, nhà tan… mà Người đã ra đi học tập kinh nghiệm của cách mạng thế giới để về giúp đồng bào.

Theo Trường Chinh

Bài 9: Tìm các danh từ trong đoạn văn sau:

Những ngày mưa phùn người ta thấy trên mấy bãi soi dài nổi lên ở giữa sông những con giang, con sếu, cao gần bằng người theo nhau lững thững bước thấp thoáng trong bụi mưa trắng xóa

Các lỗi khi dùng danh từ chung trong tiếng Việt cần chú ý

Trong quá trình học, làm bài tập về danh từ chung trong tiếng Việt, các em cần chú ý một số lỗi sau để tránh mắc phải:

  • Nhầm lẫn giữa danh từ chung với các thành phần câu khác: Vì có đa dạng loại nên nhiều bé thường nhầm lẫn giữa danh từ chung với các thành phần câu khác như trạng từ, vị ngữ, chủ ngữ. Nên ba mẹ cần giải thích, hướng dẫn và đưa ra ví dụ cụ thể để con hiểu và tránh nhầm lẫn khi sử dụng.

  • Sử dụng danh từ không đúng mục đích của chúng: Vì danh từ chung có nhiều loại, với mục đích sử dụng riêng nên thường khi làm bài tập trẻ dễ bị xác định sai loại danh từ chung. Nên ba mẹ cần phân tích rõ từng loại danh từ chung, kèm theo ví dụ cụ thể để trẻ hiểu và phân biệt rõ để sử dụng.

  • Sử dụng không đúng loại danh từ chung: Vì có nhiều loại nên trẻ khi làm bài tập, sử dụng về phân biệt danh từ thường hay bị nhầm lẫn.

Để giúp xây dựng nền tảng tiếng Việt vững chắc cho trẻ ngay từ khi còn nhỏ, cũng như tạo sự hứng thú cho bé hơn khi học, ba mẹ có thể tham khảo ngay ứng dụng Vmonkey để đồng hành cùng với trẻ. Đây là ứng dụng dạy tiếng Việt dành cho trẻ mầm non và tiểu học, với nội dung được xây dựng theo chương trình GDPT mới nhất của Bộ đưa ra. Cùng giao diện thiết kế hình ảnh hoạt họa ngộ nghĩnh, kết hợp cùng các phương pháp giáo dục sớm được tích hợp như truyện tranh tương tác, trò chơi giáo dục, video, hình ảnh,… đảm bảo nâng cao hiệu quả và sự hứng thú học ở trẻ một cách tự nhiên nhất.

Đăng ký tài khoản VMonkey Ngay Tại Đây để nhận ưu đãi lên đến 40% và nhiều tài liệu học tập miễn phí!

Kết luận

Trên đây là những thông tin chia sẻ về kiến thức danh từ chung là gì? Vì là loại từ được sự dụng phổ biến không chỉ trong học tập mà còn cả thực tiễn, nên các bé nên học hiểu để giúp việc vận dụng một cách hiệu quả hơn nhé.

This post was last modified on 11/03/2024 18:27

Published by

Bài đăng mới nhất

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ dàng thăng tiến?

Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?

4 giờ ago

Tiết lộ vận hạn 12 con giáp tháng 12/2024: Nguy cơ nào đang rình rập?

Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…

5 giờ ago

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong tầm tay!

Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…

5 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp gặp nhiều may mắn ngày 26/11/2024, vận khí đi lên không ngừng

Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…

6 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo năm sinh: Chọn ĐÚNG SỐ để cuộc sống thêm tuyệt vời

Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…

20 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý đen đủi, Mùi nhẹ nhõm

Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…

20 giờ ago