Categories: Tổng hợp

Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi rất nguy hiểm, ba mẹ cần cẩn trọng

Published by

Nội dung

I. Tình trạng sặc sữa vào phổi xảy ra như thế nào?

II. Dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi dễ nhận biết

III. Nguyên nhân khiến sặc sữa vào phổi ở trẻ

IV. Trẻ bị sặc sữa vào phổi có nguy hiểm không?

V. Khi trẻ bị sặc sữa vào phổi, ba mẹ cần làm gì?

VI. Biện pháp phòng ngừa trẻ bị sặc sữa vào phổi

Trẻ bị sặc sữa vào phổi là tình trạng rất phổ biến ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Tuy nhiên, nó lại ẩn chứa rất nhiều nguy hiểm và có thể đe dọa đến tính mạng. Vậy tình trạng sặc sữa xảy ra như thế nào? Ba mẹ có thể hiểu đơn giản, đường hầu họng của con người chia thành hai phần: khí quản và thực quản. Thức ăn và chất lỏng di chuyển qua thực quản và vào dạ dày. Trong khi đó, không khí đi vào khí quản và tiếp tục đến phổi để hỗ trợ quá trình hô hấp.

Phần trên cùng của khí quản có một lớp mô được gọi là nắp thanh quản. Nắp này hoạt động như một cửa van để ngăn thức ăn xâm nhập vào khí quản khi đang ăn uống. Tuy nhiên, khi trẻ gặp vấn đề ảnh hưởng đến khả năng nuốt, thức ăn dễ đi nhầm vào phế quản và phổi.

Với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, sữa được biết đến là nguồn thức ăn chính. Vì vậy, nếu trẻ gặp các vấn đề liên quan đến việc nuốt sẽ có nguy cơ cao gây nên tình trạng sặc sữa tràn vào phổi.

Vậy dấu hiệu trẻ bị sặc sữa vào phổi như thế nào? Cùng tìm hiểu ngay:

  • Trẻ sơ sinh bú yếu hoặc bú rất hời hợt.
  • Trẻ có thể bị ho hoặc nghẹn khi bú.
  • Trẻ có biểu hiện thở khò khè, thở rít hoặc gặp khó khăn trong việc thở.
  • Trẻ thở gấp, thậm chí có thể gặp tình trạng nghẹt thở khi đang bú.
  • Trẻ nôn ra khi đang bú hoặc uống sữa.
  • Trẻ có thể xoay người khó chịu trong quá trình bú.
  • Có thể xuất hiện sốt nhẹ sau khi ăn.
  • Có biểu hiện ho đột ngột, ho sặc sụa, có triệu chứng tím tái, cơ thể có thể bị tím tái hoặc co cứng khi đang bú.
  • Bất ngờ khóc to.
  • Sữa trào ra khỏi mũi và miệng của trẻ.
  • Trẻ có thể trở nên hoảng sợ, da trở nên xanh tái, và cơ thể có thể mềm nhũn hoặc co cứng.
  • Trường hợp nặng nhất, trẻ có thể ngừng thở.

Các dấu hiệu của việc trẻ bị sặc sữa vào phổi còn có thể được nhận biết qua những dấu hiệu bên ngoài của trẻ. Một số biểu hiện đáng lưu ý như da bé trở lên xanh xao, vùng quanh mắt phát đỏ, chảy nước mắt hay bé nhăn mặt khi bú. Những dấu hiệu này cho thấy bé đang cảm thấy khó chịu khi bú.

Như đã chia sẻ, mũi thường sẽ được thông nối với cổ họng. Trong khi đó khả năng kiểm soát van đóng mở ở cổ họng trẻ còn yếu. Do vậy, sữa và thức ăn của trẻ dễ dàng bị trào lên mũi. Điều này khiến trẻ không thể vừa thở, vừa nuốt thức ăn. Nếu thực hiện đồng thời có thể khiến trẻ dễ bị sặc sữa.

Một số nguyên nhân khiến trẻ bị sặc sữa có thể kể đến:

  • Trẻ bú không đúng tư thế hoặc trong những tình huống như khi trẻ đang ăn, khóc, cười hoặc hóng chuyện.
  • Trong quá trình bú, trẻ bị ho, hắt hơi, cười hoặc nấc.
  • Sữa mẹ chảy ra quá nhiều, núm vú quá cao hoặc lỗ ở núm bình sữa quá to và rộng, khiến trẻ không kịp nuốt thức ăn và gây ra tình trạng sặc.
  • Trẻ có thể có thói quen bú sữa và ngủ cùng một lúc.
  • Trẻ bú sữa khi đói, bé có xu hướng bú nhanh, bú vội. Điều này dễ gây ra tình trạng sặc và ọc sữa trào lên mũi.
  • Trẻ có thể bị mất tập trung khi đang bú sữa.

Theo các chuyên gia, sự cố sặc sữa ở trẻ sơ sinh thường xảy ra và có thể gây nguy hiểm đến tính mạng nếu không được xử lý kịp thời. Sặc sữa vào phổi không chỉ gây khó thở mà còn tạo điều kiện cho vi khuẩn, virus phát triển xâm nhập vào phổi. Từ đó tăng tỷ lệ nhiễm trùng phổi và hàng loạt các vấn đề sức khỏe liên quan. Do đó, việc phát hiện trẻ sặc sữa cũng như biết cách sơ cứu cơ bản cho trẻ cần được ba mẹ tìm hiểu và xử lý nhanh để tránh những tình trạng đáng tiếc xảy ra.

Hầu hết các em bé đều xảy ra tình trạng sặc sữa. Tuy nhiên, nếu trẻ bị sặc sữa không được xử lý đúng sẽ gây nguy hiểm cho bé. Do đó, khi phát hiện bé bị sặc sữa thì ba mẹ cần làm thông thoáng đường thở của trẻ hoặc kích thích bé tự khóc tự thở. Dưới đây là một số cách sơ cứu cho bé, ba mẹ nhất định cần nắm được:

Mức độ 1: Bế trẻ ở tư thế ngồi

Khi bé bị sặc sữa lên mũi mà bé vẫn có thể ho được, ba mẹ nên đặt bé ngồi thẳng lên, để bé có thể ho và loại bỏ sữa đã bị sặc ra khỏi miệng và mũi. Hãy lau sạch sữa trên miệng, mũi và các bộ phận khác của bé. Chờ đợi cho đến khi bé ổn định trước khi tiếp tục cho bé bú sữa.

Mức độ 2: Hút phần sữa bị sặc cho trẻ

Nếu trẻ bị trào sữa lên mũi, da trở nên tái nhợt, ba mẹ cần ngay lập tức thực hiện các biện pháp sơ cứu. Hút sữa ra khỏi mũi và miệng của trẻ, đây là bước đầu tiên trong quá trình chờ cấp cứu cho con. Hãy dùng miệng để hút sữa thừa do sặc cho trẻ nhanh chóng nhất. Bên cạnh đó, hãy kích thích trẻ thở bằng cách búng chân hoặc nhéo chân trẻ.

Mức độ 3: Vỗ lưng, ấn ngực cho trẻ

  • Vỗ lưng: Nhanh chóng đặt trẻ nằm sấp với đầu thấp, đỡ đầu trẻ và nghiêng mặt của trẻ xuống. Sau đó, vỗ nhẹ vào trẻ liên tiếp 5 lần ở vị trí vùng giữa hai bả vai của trẻ theo hướng theo hướng xuống dưới và ra trước. Sau khi thực hiện xong, ba mẹ nhẹ nhàng lật trẻ ngược lại xem bé đã tự thở được chưa, da đã hồng thêm chưa.
  • Ấn ngực: Giữ trẻ ở tư thế nằm ngửa, sử dụng ngón 2 và ngón 3 tay trái ấn vuông góc xuống 1/3 dưới xương ức. Tốc độ ấn tầm 1 lần/giây, thực hiện động tác dứt khoát với 5 lần liên tiếp.

Mức độ 4: Đưa trẻ đi cấp cứu

Trong trường hợp trẻ sặc sữa dù được sơ cứu nhưng bé vẫn khó thở thì ba mẹ nhanh chóng đưa con đến cơ sở y tế gần nhất để thăm khám. Việc chậm trễ trong quá trình thăm khám sẽ khiến trẻ đối mặt với nhiều nguy hiểm.

Sặc sữa vào phổi là hiện tượng xảy ra rất phổ biến ở trẻ nhỏ. Tuy nhiên, với một số biện pháp dưới đây, ba mẹ sẽ giúp bé hạn chế được tối đa tình trạng sặc sữa khi ăn.

  • Thay đổi núm vú để đảm bảo lỗ có độ to nhỏ phù hợp. Đồng thời, khoảng cách giữa các lần cho bé bú ngắn và thường xuyên giảm tỷ lệ bị sặc sữa.
  • Khi trẻ bú hãy đảm bảo bé ngồi ở nơi yên tĩnh, tránh cho trẻ kích động nô đùa, bị phân tâm.
  • Lượng sữa cho bé bú mỗi lần cần phù hợp, không nên để bé ăn mỗi lần quá đói hoặc quá lo, không để bé mặc quần áo chật.
  • Hạn chế cho trẻ nằm hoặc vừa ngủ vừa bú. Nếu trẻ bú sữa mẹ, mẹ có thể dùng tay bóp bầu vú để điều chỉnh dòng sữa được chậm lại.
  • Trong quá trình bú, nếu bé bị sặc sữa hoặc bị ho, khóc thì mẹ nên đợi từ 10-15 phút rồi hãy cho bé bú lại.
  • Vừa bú xong, mẹ không nên cho bé nằm ngay mà nên bế bé khoảng 10-20 phút rồi mới đặt trẻ nằm.
  • Khi cho bé bú bình, mẹ chú ý nghiêng bình sao cho sữa ngập cổ bình, tránh nuốt không khí vào dạ dày gây sặc.

Lời kết: Bài viết trên là những chia sẻ của Nature’s Way về dấu hiệu trẻ bị sặc sữa. Hy vọng với những thông tin được chúng tôi cung cấp sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức để chăm sóc và bảo vệ con được tốt hơn. Chúc ba mẹ thành công.

This post was last modified on 18/02/2024 09:57

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

4 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

4 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

7 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

12 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

12 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

14 giờ ago