Một tháng 7 âm lịch nữa lại tới những buổi lễ cúng chúng sinh sẽ được các gia đình tổ chức. Với mong muốn lan tỏa yêu thương, chia sẻ khó khăn với những vong hồn không người thân thích. Và một vấn đề rất được mọi người quan tâm sau khi lễ xong là liệu đồ cúng cô hồn có ăn được không? Hôm nay, Truyền hình An Viên sẽ cùng bạn tìm lời lý giải cho vấn đề này nhé!
1. Ý nghĩa của tập tục cúng cô hồn trong tháng 7
Cúng cô hồn là một trong những tín ngưỡng dân gian đã có từ lâu đời và luôn được người Việt ta duy trì phát huy. Đây là một tập tục tốt đẹp theo tín ngưỡng nhà Phật cái tâm xuất phát từ lòng tốt với quan niệm “vạn vật hữu linh” từ những khó khăn vất vả chúng ta thường chứng kiến được.
Bạn đang xem: Đồ Cúng Cô Hồn Có Ăn Được Không? Dùng Thế Nào Đúng?
Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Những vong hồn vào tháng 7 âm lịch sẽ được thả ra lên trần gian. Họ thường là những vong hồn vất vưởng không người thân nên sẽ phải chịu cảnh đói khát nhiều năm trời. Người dân ta thấy vậy đã tổ chức những lễ cúng khao chúng sinh vào tháng 7 âm lịch hàng năm. Như một sự giúp đỡ, trao đi yêu thương và mong muốn nhận được phước báu.
Tục lệ cúng cô hồn là nhu cầu tín ngưỡng tâm linh phổ biến của người Việt Nam. Từ những góc độ văn hóa dân gian thì tập tục này đóng góp nhiều trong việc bình ổn tinh thần của con người, củng cố niềm tin của xã hội với nhiều biến cố cũng như rủi ro.
Mỗi người khi cúng bái cô hồn – khao chúng sinh với một tâm thế tôn kính nổi bật với quan niệm của sự sẻ chia đùm bọc. Mỗi linh hồn cũng có suy nghĩ tâm tư nhu cầu như con người, nên những cô hồn kém may mắn thật sự đáng thương. Họ lang thang ngoài kia, chịu đói khát lạnh lẽo, chỉ chờ tới tháng 7 để được sẻ chia những món đồ cúng chúng sinh. Sau cùng lễ cúng chúng sinh cũng là những điều mà người trần muốn hướng đạo, giúp cô hồn vất vưởng sớm được siêu thoát đầu thai.
Bạn đang đọc: Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
2. Đồ cúng cô hồn có ăn được không?
Thông thường chúng ta sẽ cúng cô hồn ở vị trí thoáng đãng và để ở cổng, kê một chiếc bàn nhỏ thấp. Bởi lẽ như vậy nhiều người cũng hay lo ngại không biết có nên ăn đồ cúng cô hồn hay không? Cùng Truyền hình An Viên tìm hiểu ngay nha!
2.1. Đồ cúng cô hồn hoàn toàn vô hại
Xem thêm : Phân biệt chức năng và nhiệm vụ
Cũng giống như tất cả những đồ cúng mà chúng ta vẫn thường thụ lộc sau khi cúng lễ. Đồ cúng chúng sinh và cô hồn hoàn toàn có thể ăn được và không hề gây hại cho sức khỏe hay tài lộc của chúng ta.
Lễ cúng cô hồn mang ý nghĩa nhân văn cao cả
Thậm chí ăn đồ cúng sau khi hạ lễ sẽ là cách tán lộc, hưởng thụ những phước báu và nhận được sự phù hộ của những người âm đã hưởng lộc.
Tuy nhiên, theo góc nhìn tâm linh thì đồ cúng cô hồn người nhà không nên ăn, thay vào đó hãy đem chia tán lộc cho trẻ con xung quanh hoặc đem chia cho người nghèo. Bởi đó là cách tán đi mua chuộc cô hồn không quấy phá gia đình bạn.
✅✅✅ XEM THÊM: Có Nên Cắt Tóc Vào Tháng Cô Hồn Không?
2.2. Sử dụng đồ cúng cô hồn nên lưu ý những gì?
Đồ cúng cô hồn nếu như để ở ngoài đường nhiều xe cộ đi lại thì những thực phẩm như ngô khoai luộc, thì cũng không nên sử dụng hay chia cho bất cứ ai bởi như vậy dễ ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên với bánh kẹo, bim bim hoa quả chưa loại bỏ vỏ thì vẫn có thể sử dụng bình thường được.
Chỉ sử dụng đồ cúng cô hồn sau khi đã hết hương, gạo và muối cúng kèm đã được rải ra xa xung quanh khu vực nhà bạn. Tuyệt đối không được để trẻ em hay vật nuôi ăn hay sờ vào đồ cúng trước và trong khi đang tiến hành lễ cúng.
Đối với miền Bắc thì tập túng cúng xá tội vong nhân diễn ra ở trước cửa nhà hoặc sân, sau đó đồ cúng chia cho trẻ em quanh khu vực đó cùng tán lộc. Nhưng ở khu vực phía Nam có tục giật cô hồn, trở thành truyền thống từ lâu đời.
Xem thêm : Nộp đơn ly hôn sau thời gian bao lâu thì Tòa án gọi?
Ăn đồ cúng cô hồn sau khi lễ cúng hoàn thành cũng như giật cô hồn vật phẩm cúng lễ của các gia chủ không hề gây hại gì, thậm chí còn đem tới may mắn cho bạn. Và các gia chủ cũng quan niệm nếu càng nhiều người giật, càng giật nhanh chỉ họ càng có nhiều tài lộc hơn nữa.
Đồ cúng cô hồn nên chia sẻ cho trẻ em tán lộc
3. Một số lưu ý khi chuẩn bị đồ cúng cô hồn tháng 7
Chúng ra cần cẩn thận hơn khi chuẩn bị đồ cúng, cần sự tươm tất và thành tâm với mỗi người. Để những cô hồn cảm nhận được sự trân trọng khi nhận được đồ cúng. Hơn nữa bạn cũng nên chuẩn bị đa dạng các loại thức ăn của người lớn cũng như trẻ em để thêm được đối tượng nhận vật cúng.
Thời gian cúng cô hồn tốt nhất là vào khoảng 5 – 6h chiều. Đây là thời gian nhập nhoạng tối sáng nên các cô hồn nhận được nhiều nhất đồ cúng. Nếu như cúng vào ban ngày các cô hồn sẽ sợ ánh sáng và khó nhận được đồ cúng hơn.
Nghi lễ cúng tháng cô hồn cũng cần diễn ra đúng chuẩn tuần tự và có một số lưu ý nhỏ như sau:
- Khi tiến hành lễ cúng cô hồn, gia chủ cần ăn mặc chỉnh tề, không mặc quần ngắn.
- Khi làm lễ thì tuyệt nhiên không nên để trẻ con, phụ nữ mang thai và người già gần đám cúng bởi họ là những người yếu đuối dễ bị cô hồn trêu chọc.
- Những đồ cúng cô hồn thì không cúng xôi, gà và đồ mặn, bởi như vậy sẽ thêm nghiệp cho những cô hồn hưởng lộc.
- Phần mâm cúng cô hồn nên lựa chọn vị trí mâm lễ cúng nên đặt ngoài sân, không đặt ngoài cửa.
- Quá trình rải tiền vàng ra mâm cũng nên để 4 hướng Đông, Tây, Nam, Bắc
- Số lượng hương nên thắp theo số lẻ 1, 3, 5, 7, 9 – đại diện cho tính dương để tưởng nhớ, dâng cúng lễ.
Lễ cúng cô hồn nên thực hiện vào buổi chiều muộn
Chắc hẳn rằng với những thông tin trên đây mà Truyền hình An Viên chia sẻ bạn sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi: đồ cúng cô hồn có ăn được không? Hãy thực hiện đúng lễ cúng thành tâm của mình, để các cô hồn tội nghiệp được an ủi và sẻ chia phần nào sự khổ sở tủi hờn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp