Cá được biết đến là thực phẩm ngon và bổ dưỡng cho sức khỏe. Tuy nhiên, thời gian kiêng cữ nhạy cảm sau khi sinh, mẹ cần thận trọng khi sử dụng đồ ăn tanh. Vậy sau đẻ mổ được ăn cá không, nên và không nên ăn những món gì? Nếu như mẹ đang có những thắc mắc tương tự thì hãy cùng tìm hiểu bài viết dưới đây để được giải đáp nhé!
Theo các bác sĩ chuyên khoa, sau sinh mổ, mẹ có thể ăn cá để bổ sung nguồn dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Tuy nhiên, cần lưu ý, cá là loại thực phẩm tanh và khó tiêu, do đó những ngày đầu sau mổ mẹ cần hạn chế để tránh làm cản trở quá trình đông máu và khiến vết mổ lâu lành hơn. Ngoài ra, ở một số trường hợp khác, đôi khi ăn cá còn khiến mẹ gặp tình trạng ngứa ngáy và khó chịu tại vết mổ.
Bạn đang xem: Sau đẻ mổ được ăn cá không? Nên và không nên ăn những gì?
Do đó, mẹ lưu ý không nên ăn cá ngay khi mới sinh mổ. Thay vào đó, thời điểm tốt nhất để bổ sung cá vào thực đơn hàng ngày là sau khi sinh mổ khoảng 1 tháng.
Việc lựa chọn loại cá phù hợp là lưu ý vô cùng quan trọng, bởi trên thực tế, không phải loại cá nào mẹ cũng nên ăn. Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mẹ cần nắm vững khi ăn cá sau sinh mổ:
Bởi nếu như không được xử lý cẩn thận, bên trong cá vẫn còn tồn đọng những loại ký sinh trùng gây nguy hại tới sức khỏe. Điều này có thể khiến cho mẹ đau bụng dữ dội, gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa. Cách đơn giản nhất lúc này để loại bỏ tác nhân gây bệnh đó là nấu chín thức ăn.
Mẹ bầu lưu ý lựa chọn những loại cá có hàm lượng thủy ngân thấp, ví dụ có thể là cá chép, cá hồi. Đây là những loại có dồi dào Omega-3, đồng thời chứa ít thủy ngân hơn các loại cá khác như là cá ngừ, cá thu và cá kiếm.
Nếu như ăn cá biển, khi chế biến, mẹ lưu ý không cần thêm quá nhiều muối vì trong cá biển chứa hàm lượng muối khá lớn. Ngoài ra, việc ăn quá mặn cũng sẽ không tốt cho sức khỏe, đặc biệt là với những mẹ sau khi sinh mổ.
Với những mẹ có tiền sử dị ứng với cá, trong giai đoạn nhạy cảm này, mẹ cũng không nên ăn cá. Ngoài ra, mẹ lưu ý khi chọn mua cá thì nên chọn những nơi cung cấp nguồn gốc rõ ràng, cá có đủ độ tươi để đảm bảo nguồn dinh dưỡng tốt nhất.
Xem thêm : Tại sao lại phải ăn trứng vịt lộn với rau răm mà không phải rau khác? Tác dụng của rau răm là gì?
Mẹ có thể tham khảo danh sách những thực phẩm tốt cho sức khỏe sau khi dưới đây:
Protein có tác dụng làm lành vết thương nhanh chóng, giúp tái tạo tế bào và những mô bị hư hại sau khi mổ. Thực phẩm giàu protein bao gồm các loại sữa, thịt, pho mát, đậu phụ và các loại hạt.
Vitamin rất quan trọng với sức khỏe và cần thiết đối với sản phụ trải qua quá trình sinh mổ.
– Vitamin C đảm nhiệm vai trò thúc đẩy quá trình chữa lành vết thương nhanh chóng. Những thực phẩm giàu vitamin C bao gồm cam quýt, cà chua, súp lơ, dưa hấu, đậu hà lan, ớt chuông…
– Vitamin A bổ sung chất chống oxy hóa, do đó có thể phòng ngừa nguy cơ viêm nhiễm vết mổ cho các sản phụ. Thông thường, vitamin A có nhiều trong các loại quả có màu vàng hay màu cam. Bạn có thể bổ sung vitamin A bằng cách ăn nhiều cà rốt, khoai lang, dưa hấu, hoặc những loại rau có màu xanh, đặc biệt là rau cải xoăn.
– Vitamin E có tác dụng hỗ trợ lành vết thương, làm giảm nguy cơ hình thành sẹo. Bạn nên bổ sung một số thực phẩm giàu vitamin E như hạt hướng dương, mầm lúa mì hay hạnh nhân.
Bạn có biết, trong cơ thể, khoáng chất sắt đóng vai trò duy trì nồng độ hemoglobin đồng thời hỗ trợ tái tạo lượng máu mẹ đã mất đi trong quá trình sinh nở. Các thực phẩm giàu sắt có thể bao gồm lòng đỏ trứng gà, thịt màu đỏ, hàu hay gan bò.
Sau khi sinh mổ, mẹ bầu chỉ có thể uống nước, sau đó khoảng 8 giờ, mẹ nên ăn nhẹ bằng thực phẩm lỏng và dễ tiêu hóa. Nhìn chung, cơ thể của sản phụ sinh mổ sẽ chậm hồi phục hơn so với sản phụ sinh thường. Do đó, mẹ lưu ý nên kiêng cữ một số loại thức ăn để sức khỏe được hồi phục nhanh chóng hơn. Dưới đây là một số thực phẩm, mẹ lưu ý cần hạn chế tuyệt đối sau khi sinh mổ:
– Đồ ăn cay, nóng, bởi ăn quá nhiều thực phẩm này có thể khiến cho dạ dày mẹ ngày càng khó chịu.
Xem thêm : Top 15 món ăn chế biến từ đậu phụ siêu ngon và dễ làm
– Thức uống có ga sẽ làm mẹ dễ bị đầy hơi vì dạ dày đang trong giai đoạn nhạy cảm.
– Một số thức uống chứa caffeine như trà, cà phê hay nước tăng lực. Nếu sử dụng nhiều các loại đồ uống này sẽ làm ảnh hưởng đến sự phát triển của trẻ.
– Rượu hay các loại đồ uống khác có cồn
– Thức ăn chưa được nấu chín kỹ làm mẹ bị khó tiêu. Bên cạnh đó, cần tránh hoàn toàn thức ăn lên men, chiên rán hay đồ thức ăn nhanh, bởi đây là những nhóm thực phẩm dễ gây táo bón.
Sau sinh mổ, mẹ cần lưu ý một số vấn đề quan trọng về dinh dưỡng, bao gồm:
– Chia nhỏ khẩu phần ăn thành từ 5 đến 6 bữa/ngày, mỗi bữa nên cách nhau khoảng 2 giờ. Trong trường hợp mẹ cảm thấy đói bụng, có thể ăn bữa nhẹ với các loại trái cây và hạt dinh dưỡng.
– Ăn từ tốn, nhai kỹ thức ăn để thúc đẩy quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn
– Sau khi sinh trong khoảng 4 tuần đầu, mẹ nên hạn chế thực hiện chế độ giảm cân bởi lúc này, cơ thể cần cung cấp đủ dinh dưỡng để giúp sức khỏe mẹ nhanh chóng hồi phục.
Hy vọng rằng những thông tin mà bài viết chia sẻ đã giúp mẹ được giải đáp thắc mắc “Sau đẻ mổ được ăn cá không” đồng thời nắm vững chế độ dinh dưỡng cần thiết. Nếu như mẹ có bất cứ thắc mắc cần hỗ trợ, hãy liên hệ HOTLINE 19001984 của Bệnh viện Quốc tế Dolife để chúng tôi có thể giải đáp.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 29/04/2024 06:41
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024