Thời Hạn Làm Bảo Hiểm Thai Sản Là Bao Lâu?

Theo quy định, thời hạn làm bảo hiểm thai sản là bao lâu? Người lao động phải hoàn tất hồ sơ khi nào để nộp cho cơ quan BHXH? Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn chi tiết về thời gian hoàn thành thủ tục bảo hiểm thai sản.

Vì sao cần quan tâm thời hạn làm bảo hiểm thai sản?

Đối với lao động nữ, quyền lợi về bảo hiểm khi mang bầu rất quan trọng. Thế nên, để được hưởng đầy đủ chính sách bảo hiểm đòi hỏi người lao động phải tìm hiểu thật kỹ.

Khi tham gia BHXH, lao động nữ được hưởng thêm quyền lợi của bảo hiểm y tế. Khi sinh con tại cơ sở đúng tuyến, sẽ được chi trả 100% phí sinh con khi có bảo hiểm. Tuy nhiên, tùy theo phạm vi chi trả, chi phí này có thể nằm trong khoảng 80 – 95%.

Ngược lại, khi sinh con ở cơ sở trái tuyến, gia đình của người lao động sẽ được hưởng 40% phí bảo hiểm nếu tuyến trung ương, 60% chi phí nếu là tuyến tỉnh và 100% chi phí khi sinh tại tuyến huyện.

Chú ý đến thời hạn làm bảo hiểm thai sản giúp người lao động hiểu rõ về quyền lợi được nhận

Bảo hiểm thai sản mang lại nhiều lợi ích thiết thực cho người lao động nữ, đây được xem như một phần bù đắp khi họ bị mất lương khi tạm nghỉ việc để sinh con. Nhờ bảo hiểm, lao động nữ và gia đình sẽ giảm bớt gánh nặng tài chính, không lo lắng xảy ra sai sót trong quá trình sinh sản.

Thời hạn làm bảo hiểm theo quy định

Căn cứ vào Luật BHXH 2014 quy định về giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm liên quan đến ốm đau, thai sản như sau:

  • Trong thời hạn 45 ngày làm việc, kể từ ngày trở lại làm việc, người lao động có trách nhiệm nộp giấy tờ quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều 100, các điều 1, 2, 3 và 4 của Luật này cho người/ công ty sử dụng lao động.
  • Trường hợp nghỉ việc trước thời điểm sinh con, nhận nuôi con thì nộp hồ sơ quy định tại khoản 1 của Điều 101 của Luật này và xuất trình sổ bảo hiểm xã hội cho cơ quan bảo hiểm xã hội.
  • Như vậy, theo quy định của pháp luật thì thời hạn nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người sử dụng lao động là 45 ngày kể từ ngày trở lại làm việc. Pháp luật không quy định về thời hạn nộp hồ sơ cho cơ quan bảo hiểm xã hội khi người lao động đã nghỉ việc nên bạn có thể nộp bất cứ lúc nào. Nhưng bạn nên nộp càng sớm càng tốt để bảo vệ quyền lợi của mình.

Thời gian bổ sung hồ sơ bảo hiểm dành cho thai sản theo quy định

Hết thời hạn làm bảo hiểm thai sản thì phải làm sao?

Có thể thấy, thời hạn nộp hồ sơ để được hưởng chế độ thai sản chỉ áp dụng đối với người lao động đang làm việc tại doanh nghiệp. Nếu bạn nghỉ việc trước khi sinh con thì không hạn chế thời gian nộp hồ sơ. Vì vậy, việc chậm nộp hồ sơ chỉ xảy ra trong trường hợp người lao động đang làm việc cho người/ công ty sử dụng lao động.

Nếu quá thời hạn làm bảo hiểm thai sản mà không gửi hồ sơ cho cơ quan BHXH thì quyền lợi của người lao động sẽ bị xử lý theo quy định theo Luật BHXH 2014, được chia thành hai trường hợp:

1. Trường hợp quá thời hạn quy định tại các điều 102, 102, 103, 103, khoản 1 và khoản 2 của Điều 110 và khoản 1 của Điều 112 thì phải giải trình bằng văn bản.

2. Trường hợp hồ sơ, giải quyết hưởng chế độ bảo hiểm xã hội chậm so với thời hạn quy định. Sự trễ nải này gây thiệt hại đến quyền, lợi ích hợp pháp của người hưởng thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật. Trừ trường hợp do lỗi xuất phát từ người lao động hoặc thân nhân của người lao động đang thuộc nhóm đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội.

Theo đó, nếu hồ sơ nộp muộn thì người/ công ty sử dụng lao động phải giải trình lý do nộp hồ sơ muộn. Như vậy, cơ quan BHXH xem xét giải quyết hồ sơ hưởng chế độ thai sản cho người lao động.

Trường hợp chậm trả lương do lỗi của người/ công ty sử dụng lao động mà gây thiệt hại cho người lao động thì người sử dụng lao động còn phải chịu trách nhiệm bồi thường thiệt hại.

Như vậy, mặc dù nộp hồ sơ hưởng chế độ thai sản muộn nhưng nếu có văn bản giải trình, người lao động vẫn được hệ thống giải quyết để hưởng theo quy định.

Người lao động vẫn được chi trả bảo hiểm dù nộp trễ

Thời hạn giải quyết chế độ thai sản của cơ quan BHXH

Thời hạn làm bảo hiểm thai sản đối với người lao động làm việc tại công ty được quy định tại Khoản 3 Điều 102 Luật BHXH:

  • Trong thời hạn tối đa 10 ngày, kể từ ngày nhận đủ hồ sơ theo quy định của người/ công ty sử dụng lao động, cơ quan bảo hiểm xã hội giải quyết và tổ chức chi trả cho người lao động.
  • Trong thời hạn 05 ngày làm việc, kể từ ngày nhận đủ đơn đề nghị của người lao động nghỉ việc trước thời điểm sinh con, cơ quan BHXH có trách nhiệm chi trả chế độ thai sản cho người lao động.

Cơ quan BHXH sẽ chi trả tiền bảo hiểm trong thời gian quy định

Hồ sơ nhận tiền bảo hiểm của thai sản

Nếu cơ quan bảo hiểm không thể giải quyết hồ sơ thì phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do. Căn cứ Khoản 1 Điều 101 Luật BHXH 2014, hồ sơ hưởng chế độ thai sản đối với lao động nữ sinh con bao gồm:

  • Bản sao giấy khai sinh hoặc giấy chứng nhận nữ lao động sinh con;
  • Bản sao giấy chứng tử trong trường hợp chết, hồ sơ chứng tử trong trường hợp chết sau khi sinh;
  • Giấy khám bệnh, chữa bệnh của cơ quan có thẩm quyền về tình trạng của người mẹ (lao động nữ) sau khi sinh con mà không còn đủ sức khỏe để chăm sóc con;
  • Bản sao bệnh án hoặc giấy ra viện của người mẹ trong trường hợp con chết sau khi sinh mà chưa được cấp giấy chứng sinh;
  • Xác nhận của cơ sở khám bệnh, chữa bệnh có thẩm quyền về việc lao động nữ nghỉ việc để dưỡng thai.

Ngoài ra, tùy từng trường hợp, lao động nữ cần chuẩn bị những hồ sơ đăng ký thai sản sau để nộp đúng thời hạn làm bảo hiểm thai sản:

  • Trường hợp lao động nữ khám thai, sẩy thai, nạo, hút thai, chết hoặc phá thai bệnh lý thì khi nghỉ việc hưởng thai sản phải có giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng bảo hiểm xã hội hoặc bản sao giấy ra viện.
  • Trường hợp người lao động nhận con nuôi dưới 6 tháng tuổi phải có giấy chứng nhận nuôi con nuôi.
  • Trường hợp lao động nam nghỉ việc khi vợ sinh con thì phải nộp bản sao Giấy khai sinh của con hoặc bản sao giấy chứng sinh của con và giấy xác nhận của cơ sở y tế về trường hợp sinh con dưới 32 tuần tuổi.
  • Danh sách lao động nghỉ hưởng chế độ thai sản do người sử dụng lao động lập theo mẫu của cơ quan BHXH.
  • Trường hợp nếu lao động nữ giải quyết chấm dứt hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc hoặc thôi việc trước khi sinh con cần nộp bản sao giấy khai sinh hoặc giấy khai sinh của con và xuất trình sổ BHXH cho cơ quan chức năng nơi cư trú.

Tùy trường hợp, lao động nữ cần bổ sung hồ sơ khác nhau

Khi đủ điều kiện hưởng chế độ thai sản, lao động nữ cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ nêu trên để giải quyết chế độ thai sản.

Bên cạnh bảo hiểm thai sản của cơ quan BHXH, người lao động nữ có thể chủ động lên kế hoạch mua bảo hiểm sức khỏe hoặc bảo hiểm nhân thọ để nhận được nhiều quyền lợi hơn.

Hiện nay, trên thị trường có nhiều gói bảo hiểm liên quan đến thai sản, mang lại nhiều quyền lợi chi trả cho mẹ bầu và gia đình trong suốt quá trình mang thai cũng như khi sinh con.

Kết luận

Trên đây là tất cả thông tin liên quan đến thời hạn làm bảo hiểm thai sản. Nếu bạn còn thắc mắc về sản phẩm dành cho mẹ bầu này, hãy liên hệ với MB Ageas Life để được giải đáp chi tiết nhé!