Categories: Tổng hợp

Chủ trương, chính sách mới

Published by
Video điều kiện để được học sinh giỏi

Theo Thông tư, việc thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia nhằm động viên, khuyến khích người dạy và người học phát huy năng lực sáng tạo, dạy giỏi, học giỏi; góp phần thúc đẩy việc cải tiến, nâng cao chất lượng dạy và học, chất lượng công tác quản lý, chỉ đạo của các cấp quản lý giáo dục; đồng thời, phát hiện người học có năng khiếu về môn học để tạo nguồn bồi dưỡng, thực hiện mục tiêu đào tạo nhân tài cho đất nước. Thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia phải bảo đảm yêu cầu an toàn, nghiêm túc, chính xác, khách quan, công bằng.

Đối tượng dự thi

Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia là Học sinh đang học THPT, có xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) từ khá trở lên theo kết quả cuối học kỳ (hoặc năm học) liền kề với kỳ thi và được chọn vào đội tuyển của đơn vị dự thi; Mỗi thí sinh chỉ được phép tham dự một môn thi trong một năm học.

Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Học sinh đang học THPT và thuộc một trong các diện như được Bộ GDĐT tuyển chọn trong số các học sinh đã đoạt giải trong kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học theo nguyên tắc từ cao xuống thấp theo điểm thi, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn cho mỗi môn thi không vượt quá tám (08) lần số học sinh cần chọn vào đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế môn đó; Không tham gia kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia cùng năm học, nhưng đã là thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực; thành viên đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế trong năm học liền kề trước đó.

Môn thi, nội dung thi, hình thức thi, thời gian làm bài thi

Môn thi: Đối với kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học, Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí và môn Ngoại ngữ (Tiếng Anh, Tiếng Nga, Tiếng Pháp, Tiếng Trung Quốc). Chỉ xem xét tổ chức thi đối với môn thi có ít nhất 05 đơn vị đăng ký dự thi trở lên. Việc điều chỉnh môn thi (nếu có) sẽ được Bộ trưởng Bộ GDĐT xem xét quyết định; Đối với kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, tổ chức thi các môn: Toán, Vật lí, Hoá học, Sinh học, Tin học.

Nội dung thi nằm trong Chương trình giáo dục phổ thông, nội dung dạy học các môn chuyên cấp THPT; riêng kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, nội dung thi tiếp cận với Olympic quốc tế và khu vực.

Hình thức thi, thời gian làm bài thi: Kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia: Có hai buổi thi đối với các môn Toán, Vật lí, Hóa học, Sinh học, Tin học và các môn Ngoại ngữ; có một buổi thi đối với các môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lí; thời làm bài thi là 180 phút. Môn Tin học thi theo hình thức lập trình trên máy vi tính; các môn khác thi theo hình thức viết trên giấy: các môn Ngoại ngữ có thêm hình thức thi nói, thí sinh có 05 phút chuẩn bị và 05 phút để ghi âm; Kỳ thi chọn đội tuyển Olympic: Có hai buổi thi đối với mỗi môn thi; riêng các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học có thêm một buổi thi thực hành; thời gian làm bài thi đối với môn Tin học là 300 phút/bài thi, môn Toán là 270 phút/bài thi, các môn còn lại là 240 phút/bài thi. Thời gian làm bài thi của buổi thi thực hành đối với các môn Vật lí, Hóa học và Sinh học là 180 phút.

Tiêu chuẩn đối với những người tham gia tổ chức các kỳ thi

Thông tư nêu rõ, thành viên của Ban Chỉ đạo thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng coi thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo được gọi là những người tham gia tổ chức kỳ thi.

Những người tham gia tổ chức kỳ thi phải đáp ứng đầy đủ các tiêu chuẩn sau: Có phẩm chất đạo đức tốt và tinh thần trách nhiệm cao; Nắm vững nghiệp vụ làm công tác thi; Không có vợ, chồng, con, anh, chị, em, cháu ruột hoặc con, anh, chị, em, cháu ruột của vợ (hoặc chồng) hoặc người giám hộ, người đỡ đầu, người được giám hộ, người được đỡ đầu tham dự kỳ thi; Không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự.

Ngoài các tiêu chuẩn quy định tại khoản 2 Điều này, thành viên của các Hội đồng ra đề thi, Hội đồng chấm thi, Hội đồng phúc khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn, nghiệp vụ.

Hồ sơ thí sinh tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia

Hồ sơ thí sinh bao gồm: Quyết định của Thủ trưởng đơn vị dự thi về việc thành lập các đội tuyển tham dự kỳ thi chọn học sinh giỏi quốc gia (kèm theo danh sách học sinh của mỗi đội tuyển); Học bạ của cấp học (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức trước khi kết thúc Học kỳ 1 của năm học) hoặc kết quả xếp loại rèn luyện (hoặc hạnh kiểm) và học tập (hoặc học lực) của học kỳ liền kề với kỳ thi của từng thí sinh, có xác nhận của Hiệu trưởng nhà trường (trong trường hợp kỳ thi được tổ chức ngay sau khi kết thúc Học kỳ I của năm học).

Việc cấp Thẻ dự thi: Thủ trưởng đơn vị dự thi cấp Thẻ dự thi cho thí sinh thuộc đơn vị mình; việc cấp Thẻ dự thi phải hoàn thành trước ngày thi ít nhất 10 ngày; bì Thẻ dự thi phải dán ảnh màu cỡ 04cm x 06cm của thí sinh, được chụp theo kiểu ảnh Căn cước công dân trước kỳ thi không quá 06 tháng và đóng dấu của đơn vị.

Chọn học sinh vào các đội tuyển Olympic

Sau khi hoàn tất việc chấm điểm bài thi kỳ thi chọn đội tuyển Olympic, xếp bài thi chưa ghép phách theo thứ tự điểm thi từ cao xuống thấp để xét chọn thí sinh vào các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic khu vực và Olympic quốc tế (đối với những môn không tổ chức đoàn tham gia Olympic khu vực) bảo đảm số thí sinh được tuyển chọn bằng số thành viên của mỗi đội tuyển.

Học sinh trong đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế của những môn có tổ chức đoàn tham gia Olympic khu vực được tuyển chọn trong số các học sinh đã dự thi Olympic khu vực cùng năm, theo nguyên tắc sau: Xếp thứ tự các học sinh có tổng điểm thi của kỳ thi chọn đội tuyển Olympic và kỳ thi Olympic khu vực (điểm của hai kỳ thi quy đổi về cùng một thang điểm) từ cao xuống thấp để xét chọn, bảo đảm số học sinh được tuyển chọn bằng số thành viên của đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế; Trường hợp phải lựa chọn giữa các học sinh có tổng điểm của cả hai kỳ thi trên bằng nhau, học sinh có điểm thi cao hơn trong kỳ thi Olympic khu vực sẽ được chọn; trường hợp phải lựa chọn giữa các học sinh có điểm thi bằng nhau trong kỳ thi Olympic khu vực, Bộ GDĐT sẽ tổ chức cho các học sinh đó làm bài kiểm tra để lựa chọn.

Cục trưởng Cục QLCL chịu trách nhiệm trình Bộ trưởng Bộ GDĐT phê duyệt danh sách học sinh của các đội tuyển quốc gia dự thi Olympic quốc tế và khu vực.

Thông tư này có hiệu lực thi hành kể từ ngày 25 tháng 11 năm 2023 và thay thế Thông tư số 56/2011/TT-BGDĐT ngày 25/11/2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo ban hành Quy chế thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia và các Thông tư sửa đổi, bổ sung Quy chế trên (Thông tư số 41/2012/TT-BGDĐT ngày 19 tháng 11 năm 2012, Thông tư số 37/2013/TT-BGDĐT ngày 27 tháng 11 năm 2013 và Thông tư số 02/2023/TT-BGDĐT ngày 06 tháng 01 năm 2023).

This post was last modified on 17/02/2024 19:12

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

10 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

15 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago