“Để giúp học sinh dễ dàng hệ thống hóa được kiến thức cơ bản, nội dung chính các tác phẩm Ngữ văn 11, chúng tôi biên soạn bài viết này dễ nhớ với hoàn cảnh sáng tác Đây Thôn VĨ Dạ và nội dung ngắn gọn của tác phẩm. Hãy cùng theo dõi nhé!”
Có thể bạn quan tâm
Hoàn cảnh sáng tác Đây Thôn Vĩ Dạ (Ngắn)
“Đây thôn Vĩ Dạ” ban đầu có tên “ Ở đây thôn Vĩ Dạ” được sáng tác năm 1938 in trong tập Thơ Điên sau đổi thành Đau Thương. “Đây thôn Vĩ Dạ” được cho là một kiệt tác của Hàn Mặc Tử và cũng là một trong những thi phẩm xuất sắc của thơ Việt Nam hiện đại.
Bạn đang xem: Nêu hoàn cảnh sáng tác Đây Thôn Vĩ Dạ ngắn gọn
Hình ảnh minh họa cho tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ
Bài thơ lấy cảm hứng từ mối tình đơn phương của Hàn Mặc Tử dành cho người con gái xứ Huế: Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền (tỉnh Quy Nhơn), ông đã đem lòng yêu cô con gái tên Hoàng Cúc, một thiếu nữ với vẻ đẹp kín đáo, chân quê.
Xem thêm : SINH NGÀY 9/1 LÀ CUNG GÌ – GIẢI MÃ BÍ ẨN VỀ TÌNH YÊU VÀ TÍNH CÁCH
Bài thơ là những cảm xúc ngổn ngang chất chứa trong lòng Hàn Mặc Tử từ mối tình đơn phương dành cho cô Hoàng Thị Kim Cúc. Cô là nàng thơ xứ Huế mà ông luôn đau đáu hướng về và cũng là mạch nguồn cảm hứng cho những sáng tác của ông.
Trong thời gian làm việc tại sở Đạc Điền thuộc Quy Nhơn, ông đã phải làm nét đẹp thơ mộng, e lệ và rất đỗi duyên dáng của cô Hoàng Thị Kim Cúc. Nhưng sâu thẳm trong ông vẫn tồn tại những nhút nhát, e dè giăng mắc khắp tâm tưởng làm ông thật khó giãi bày. Ông chỉ lẳng lặng chôn kín tình cảm ấy vào sâu thẳm nơi trái tim, lẳng lặng để nó phai nhạt khi cô theo cha trở về thôn Vĩ Dạ (Huế ).
Hình ảnh minh họa cho tác phẩm Đây Thôn Vĩ Dạ
Theo giáo sư Nguyễn Đăng Mạnh: Một người em thúc bá, bạn của Hàn Mặc Tử đã thay ông tâm tình hết nỗi lòng đến cô. Dưới sự gợi ý của người em ấy, cô đã gửi cho nhà thơ một tấm bưu ảnh chụp cảnh sông nước có thuyền và bến, kèm mấy lời nhắn nhủ.
Xem thêm : Con số may mắn hôm nay 12 cung hoàng đạo ngày 15/4/2024
Những lời ấy như vực dậy cõi lòng đã chết của nhà thơ trong lúc ông đang chiến đấu với căn bệnh phong. Lời thăm hỏi không ký tên nhưng bức ảnh và cả những con chữ kia đã thôi thúc chút nghị lực sống vốn từ lâu đã điêu tàn trong ông. Chúng kích thích trí tưởng tượng và gợi lại những nỗi niềm thầm kín vốn đã vùi chôn theo năm tháng.
Theo Nguyễn Bá Tín, em ruột nhà thơ Hàn Mạc Tử cho biết: “Năm 1938, Hoàng Cúc nhận được hung tin nói trên từ Hoàng Tùng Ngâm. Nàng chuẩn bị một số tiền định gửi cho Hàn Mặc Tử uống thuốc nhưng không dám gửi. Nàng bèn gửi cho Hàn Mặc Tử một bức ảnh chụp cảnh nàng mặc áo lụa dài trắng đứng dưới vòm cây xanh mát. Nhận được ảnh, Hàn Mặc Tử rất vui. Chàng liền làm ngay bài thơ phân tích Đây thôn Vĩ Dạ gửi ra Huế cho Hoàng Cúc..”.
Bất luận nội dung của bức thư và cả những lời nhắn gửi của cô gái xứ Huế là gì, đó vẫn là khởi nguồn bất tận cho niềm cảm hứng sáng tác nên áng thơ Đây thôn Vĩ Dạ đầy nhân văn. Đấy còn là liều thuốc chữa lành cho những tâm bệnh trong ông những ngày tháng cuối đời.
Tóm tắt nội dung chính tác phẩm
– Ý nghĩa về mặt nội dung: Cả bài thơ là bức tranh thôn Vĩ vừa mang vẻ đẹp rất thực với tất cả nét trong sáng, tinh khôi, thơ mộng rất đặc trưng cho xứ Huế nhưng cũng rất mơ hồ, hư ảo…được miêu tả qua tâm tưởng của nhà thơ. Qua đó còn thể hiện tình yêu thiết tha đối với xứ Huế, với quê hương của nhà thơ, mà còn thể hiện khát vọng sống mãnh liệt của Hàn Mặc Tử.
– Ý nghĩa về mặt nghệ thuật: Cảm xúc nổi bật của bài thơ là niềm đau thương nhưng mạch thơ tự do, phóng túng. Cảm xúc tinh tế, ngòi bút tài hoa, bút pháp gợi tả với những hình ảnh biểu tượng mở ra khoảng trống mênh mang đến người đọc tự suy ngẫm, liên tưởng và cảm nhận. Ngôn từ trong sáng tinh tế, có khả năng gợi hình, gợi cảm cao.
⇒ Đây thôn Vĩ Dạ là sự kết hợp, giao hòa giữa tình và cảnh bộc lộ những nét đẹp, những nét trong sáng gắn với quê hương Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử. Bài thơ là một bức tranh đẹp về cảnh và người của một miền quê đất nước qua tâm hồn thơ mộng đầy yêu thương của một nhà thơ đa tình, đa cảm.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp