Hiện nay, trong nền kinh tế thị trường nhiều biến động, sự đào thải là tương đối lớn thì việc các doanh nghiệp làm ăn thua lỗ dẫn đến tình trạng phá sản cũng ngày một nhiều hơn. Trên cơ sở những quy định của Nhà nước về điều kiện, trình tự giải quyết các quan hệ xã hội liên quan đến phá sản tạo thành hệ thống pháp luật về phá sản nằm rải rác trong các văn bản pháp luật khác nhau, từ văn bản luật đến các văn bản dưới luật.
Theo đó, các doanh nghiệp khi rơi vào tình trạng mất khả năng thanh toán có quyền yêu cầu tòa án mở thủ tục phá sản và giải quyết theo quy định của pháp luật.
Bạn đang xem: Mất khả năng thanh toán là gì? Thế nào là doanh nghiệp mất khả năng thanh toán?
Tư vấn pháp luật trực tuyến miễn phí qua tổng đài: 1900.6568
Luật Phá sản chỉ áp dụng phá sản đối với các doanh nghiệp, hợp tác xã, liên hệ hợp tác xã (sau đây gọi chung là doanh nghiệp) được thành lập và hoạt động theo quy định của pháp luật. Như vậy, theo điều luật này thì các doanh nghiệp không phân biệt hình thức sở hữu đều có thể bị tuyên bố phá sản. Tuy nhiên, không phải mọi doanh nghiệp đều là đối tượng áp dụng luật này, mà chỉ những doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mới thuộc đối tượng áp dụng.
Theo quy định tại khoản 1 Điều 4 Luật phá sản 2014:
“Doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán”.
Theo quy định trên, doanh nghiệp mất khả năng thanh toán là doanh nghiệp bao gồm các dấu hiệu sau:
– Thứ nhất, khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ không có đảm bảo và khoản nợ có đảm bảo một phần. Như vậy, nếu khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp không thanh toán được là khoản nợ có đảm bảo thì đây không được coi là dấu hiệu của việc doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Thứ hai, mất khả năng thanh toán không có nghĩa là doanh nghiệp không còn tài sản để trả nợ mà mặc dù doanh nghiệp còn tài sản để trả nợ nhưng đã không thực hiện nghĩa vụ trả nợ đúng hạn cho chủ nợ không có đảm bảo và chủ nợ có đảm bảo một phần.
– Thứ ba, pháp luật hiện hành không quy định một mức khoản nợ cụ thể nào để xác định là doanh nghiệp không có khả năng thanh toán. Do đó, không thể căn cứ vào khoản nợ ít hay nhiều để xác định doanh nghiệp mất khả năng thanh toán mà căn cứ vào thời điểm trả nợ đã được các bên thỏa thuận trước đó. Cụ thể là trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán.
– Thứ tư, khoản nợ được coi là mất khả năng thanh toán là khoản nợ mà chủ doanh nghiệp tạo ra từ hoạt động kinh doanh hợp pháp của mình.
Như vậy, doanh nghiệp bị coi là mất khả năng thanh toán khi doanh nghiệp đó không thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ đến hạn (khoản nợ không có bảo đảm và khoản nợ có bảo đảm một phần) trong thời hạn 03 tháng kể từ ngày đến hạn thanh toán. Chỉ khi doanh nghiệp có đầy đủ các dấu hiệu này thì Tòa án mới ra quyết định mở thủ tục phá sản theo yêu cầu của các chủ thể có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Ví dụ: Công ty TNHH A với loại hình doanh nghiệp có vốn 100% nước ngoài, chuyên hoạt động về thời trang, may mặc… theo như thông tin từ kế toán của công ty:
– Công ty đã nợ của công nhân lao động là 2000 tỷ đồng
– Công ty nợ bảo hiểm xã hội là 2,3 tỷ đồng
– Công ty nợ công ty cung cấp nguyên liệu sản xuất 50 tỷ đồng
– Hiện công ty còn 200 nhân viên trên tổng 1000 nhân viên.
Xem thêm : Cây trinh nữ hoàng cung có tác dụng gì và trị được bệnh gì?
– Trụ sở chính công ty đã được cho thuê lại, chủ công ty đã thanh lý nhiều mặt hàng và một số máy móc nhưng vẫn không thể trả được hết nợ và chủ tịch công ty đã bỏ trốn.
Công ty TNHH A lâm vào tình trạng phá sản. Do không trả được lương cho người lao động và các khoản nợ cho các công ty đối tác nên chủ công ty đã bỏ trốn, điều đó có nghĩa là công ty đang gặp khó khăn về tài chính. mất khả năng thanh toán đến hạn dẫn đến phá sản.
Điều 5 Luật phá sản năm 2014 quy định về người có quyền, nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản như sau:
– Chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày khoản nợ đến hạn mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
Theo đó, chủ nợ là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ, bao gồm chủ nợ không có bảo đảm, chủ nợ có bảo đảm một phần và chủ nợ có bảo đảm.
+ Chủ nợ không có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ không được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba.
+ Chủ nợ có bảo đảm một phần là cá nhân, cơ quan, tổ chức có quyền yêu cầu doanh nghiệp, hợp tác xã phải thực hiện nghĩa vụ thanh toán khoản nợ được bảo đảm bằng tài sản của doanh nghiệp, hợp tác xã hoặc của người thứ ba mà giá trị tài sản bảo đảm thấp hơn khoản nợ đó.
– Người lao động, công đoàn cơ sở, công đoàn cấp trên trực tiếp cơ sở ở những nơi chưa thành lập công đoàn cơ sở có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hết thời hạn 03 tháng kể từ ngày phải thực hiện nghĩa vụ trả lương, các khoản nợ khác đến hạn đối với người lao động mà doanh nghiệp, hợp tác xã không thực hiện nghĩa vụ thanh toán.
– Người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Chủ doanh nghiệp tư nhân, Chủ tịch Hội đồng quản trị của công ty cổ phần, Chủ tịch Hội đồng thành viên của công ty trách nhiệm hữu hạn hai thành viên trở lên, chủ sở hữu công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, thành viên hợp danh của công ty hợp danh có nghĩa vụ nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp mất khả năng thanh toán.
– Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu từ 20% số cổ phần phổ thông trở lên trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán. Cổ đông hoặc nhóm cổ đông sở hữu dưới 20% số cổ phần phổ thông trong thời gian liên tục ít nhất 06 tháng có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi công ty cổ phần mất khả năng thanh toán trong trường hợp Điều lệ công ty quy định.
– Thành viên hợp tác xã hoặc người đại diện theo pháp luật của hợp tác xã thành viên của liên hiệp hợp tác xã có quyền nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi hợp tác xã, liên hiệp hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
Trình tự giải quyết phá sản là quá trình giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm những hoạt động khác nhau của Tòa án, Viện kiểm sát và những chủ thể khác liên quan ở những giai đoạn và những bước cụ thể. Tất cả các hoạt động của các chủ thể trong quá trình giải quyết phá sản cũng đều phải thực hiện theo đúng trình tự mà pháp luật quy định.
Thủ tục giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản gồm các bước sau:
– Thụ lý đơn yêu cầu và mở thủ tục phá sản
Thủ tục đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là bước đầu tiên mà Tòa án tiến hành để mở ra trình tự giải quyết phá sản. Ở giai đoạn này, Thẩm phán có nhiệm vụ xem xét, kiểm tra các căn cứ chứng minh khả năng thanh toán của doanh nghiệp để có căn cứ ra quyết định mở hay không mở thủ tục phá sản.
Xem thêm : Cách xưng hô vợ chồng của cổ nhân như thế nào?
Tòa án nhân dân thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản khi nhận được biên lai nộp lệ phí phá sản, biên lai nộp tạm ứng chi phí phá sản. Trường hợp không phải nộp lệ phí phá sản, tạm ứng chi phí phá sản thì thời điểm thụ lý được tính từ ngày Tòa án nhân dân nhận đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản hợp lệ.
Trong thời hạn 03 ngày làm việc kể từ ngày thụ lý đơn, Tòa án nhân dân phải thông báo bằng văn bản cho người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán, các cơ quan, tổ chức đang giải quyết vụ việc liên quan đến doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán do các bên cung cấp và Viện kiểm sát nhân dân cùng cấp về việc thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản.
Trường hợp người nộp đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản là người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì Tòa án nhân dân phải thông báo cho các chủ nợ do doanh nghiệp, hợp tác xã cung cấp.
Trường hợp người nộp đơn không phải là doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán thì trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được thông báo của Tòa án nhân dân, doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán phải xuất trình cho Tòa án nhân dân các giấy tờ, tài liệu theo quy định.
Trong thời hạn 30 ngày kể từ ngày thụ lý đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản, Thẩm phán phải ra quyết định mở hoặc không mở thủ tục phá sản. Thẩm phán ra quyết định mở thủ tục phá sản khi doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán.
– Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh
Thủ tục phục hồi hoạt động kinh doanh là thủ tục do Tòa án áp dụng, theo đó, một doanh nghiệp, hợp tác xã mất khả năng thanh toán được hưởng một thời hạn nhất định để thực hiện các hoạt động phục hồi hoạt động kinh doanh do Hội nghị chủ nợ thông qua dưới sự giám sát của Tòa án và các chủ nợ. Thủ tục phục hồi doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản là một bộ phận quan trọng trong tình tự, thủ tục phá sản doanh nghiệp được quy định tại chương VII Luật phá sản 2014.
Thủ tục này tạo ra những điều kiện, cơ hội để doanh nghiệp lâm vào tình trạng phá sản có thể vượt qua được tình trạng mất khả năng thanh toán nợ đến hạn, tránh bị tuyên bố phá sản. Bên cạnh đó, nếu doanh nghiệp được phục hồi thành công còn có thể bảo đảm quyền, lợi ích cho các chủ nợ và những người liên quan; việc làm cho người lao động; duy trì ổn định, trật tự xã hội, từ đó làm lành mạnh hóa môi trường kinh doanh cho doanh nghiệp.
– Tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản
Quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản là quyết định có vai trò rất quan trọng trong việc giải quyết đơn yêu cầu mở thủ tục phá sản bởi nó là căn cứ để định đoạt số phận pháp lý của doanh nghiệp mất khả năng thanh toán, đồng thời là cơ sở để thực hiện việc thanh lý tài sản và phân chia tài sản cho các chủ nợ.
Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày nhận được báo cáo kết quả họp Hội nghị chủ nợ, Tòa án nhân dân ra quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
– Thi hành quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã bị phá sản.
Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày ra quyết định tuyên bố phá sản, cơ quan thi hành án dân sự có trách nhiệm chủ động ra quyết định thi hành, phân công Chấp hành viên thi hành quyết định tuyên bố phá sản. Sau khi nhận được quyết định phân công của Thủ trưởng cơ quan thi hành án dân sự, Chấp hành viên thực hiện các nhiệm vụ sau:
a) Mở một tài khoản tại ngân hàng đứng tên cơ quan thi hành án dân sự có thẩm quyền thi hành quyết định tuyên bố phá sản để gửi các khoản tiền thu hồi được của doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản;
b) Giám sát Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản thực hiện thanh lý tài sản;
c) Thực hiện cưỡng chế để thu hồi tài sản, giao tài sản cho người mua được tài sản trong vụ việc phá sản theo quy định của pháp luật về thi hành án dân sự;
d) Sau khi nhận được báo cáo của Quản tài viên, doanh nghiệp quản lý, thanh lý tài sản về kết quả thanh lý tài sản, Chấp hành viên thực hiện phương án phân chia tài sản theo quyết định tuyên bố doanh nghiệp, hợp tác xã phá sản.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 20:10
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024