Gia đình, một khái niệm rất quen thuộc, gắn liền với cuộc sống hằng ngày của chúng ta. Vậy liệu các bạn đã hiểu đúng gia đình là gì? Chức năng của gia đình là gì? Ý nghĩa của gia đình là gì? Hạnh phúc ra đình ra sao? Theo dõi nội dung chúng tôi dưới đây để có cái nhìn tổng thể và chính xác nhất.
Gia đình là tập hợp những người quen thuộc, thân thương gần gũi với chúng ta, gia đình chính là một cách thức tổ chức sống nhỏ nhất trong xã hội, trong gia đình có mối liên kết với nhau từ quan hệ huyết thống hoặc nuôi dưỡng.
Bạn đang xem: Gia đình là gì? Ý nghĩa của gia đình?
Tại Luật hôn nhân và gia đình cũng có giải thích khái niệm về gia đình như sau:
“ Gia đình là tập hợp những người gắn bó với nhau do hôn nhân, quan hệ huyết thống hoặc quan hệ nuôi dưỡng, làm phát sinh các quyền và nghĩa vụ giữa họ với nhau theo quy đinh”
Một gia đình theo truyền thống Việt Nam sẽ bao gồm các thành viên: vợ, chồng, cha, mẹ đẻ, cha mẹ nuôi, anh, chị em ruột, hoặc anh chị em nuôi, cô, dì, chú, bác,…
Tùy thuộc vào việc tổ chức sinh sống của gia đình, gia đình có thể chia thành nhiều các cách gọi như sau:
Một gia đình nhỏ bao gồm khoảng hai thế hệ như cha, mẹ và con cái.
Đại gia đình bao gồm rất nhiều thế hệ cùng sinh sống với nhau: ông cụ, bà cụ, ông, bà, cha mẹ, con cái, cháu, chắt.
Có rất nhiều cách hiểu về gia đình khác nhau nhưng nhìn chung đây là một nơi mà những con người liên kết với nhau, sinh sống với nhau tạo nên mối quan hệ mật thiết, gia đình là hình ảnh phản ảnh của một xã hội thu nhỏ.
Gia đình là gì không chỉ thể hiện qua khái niệm, mà còn được thể hiện thông qua chức năng, ý nghĩa của gia đình dưới đây.
>>>>>> Tham khảo: Tình cảm gia đình là gì?
Gia đình được hình thành theo lịch sự xuất hiện và phát triển của loài người, gia đình mang lại những ý nghĩa sau:
– Gia đình theo quy định của pháp luật chính là cơ sở để xác định các quyền lợi nghĩa vụ giữa các thành viên trong gia đình khi có các vấn đề liên quan phát sinh.
– Gia đình giúp chúng ta có điểm tựa, là nơi vững trãi nhất để chúng ta có thể cố gắng phấn đấu vươn lên trong cuộc sống.
Xem thêm : 7 cách làm mặt nạ tinh bột nghệ trị mụn
– Gia đình ngoài các nghĩa vụ theo quy định của pháp luật, nó được xây dựng và duy trì dựa trên những quan niệm về đạo đức, thuần phong mĩ tục của nước ta, chính vì vật đây là nơi chúng ta gắn bó, tin tưởng nhau.
– Gia đình đồng hành với ta từ lớn cho đến khi trưởng thành sẽ là nơi để tạo dựng ước mơ, nơi chúng ta sẽ được dậy những bài học đầu tiên trước khi vào đời.
Chức năng của gia đình trong xã hội được thể hiện như sau:
– Gia đình là cầu nối giữa thành viên trong gia đình với xã hội bên ngoài.
– Gia đình là đơn vị nhỏ nhất cấu thành nên một xã hội hoàn chỉnh, gia đình có tác động rất lớn đến vậy xây dựng xã hội.
– Gia đình nơi lưu giữ những giá trị nhân văn, mang lại hạnh phúc cho mỗi người trong cuộc sống.
– Theo quy định pháp luật chức năng của gia đình được thể hiện như sau:
+ Gia đình có chức năng duy trì nòi giống cho đất nước, cho nhân loại.
+ Gia đình thực hiện chức năng giáo dục, là cơ sở trang bị cho các thành viên trong gia đình hành trang sẵn sang bước vào đời.
+ Gia đình thực hiện chức năng kinh tế, thể hiện ở mỗi gia đình sẽ thực hiện những công việc nhằm phát sinh ra nguồn kinh tế, có khả năng nuôi sống mỗi con người trong gia đình, mang lại sự ấm no đầy đủ cho gia đình.
Những chức năng gia đình đều góp phần giúp cho xã hội, đất nước ngày càng phát triển vững mạnh đi lên, có thể sánh vai với các cường quốc trên thị trường quốc tế.
Gia đình được coi là một trong những thể chế cơ bản và quan trọng nhất trong xã hội. Nó đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và phát triển các giá trị xã hội, gắn kết các thành viên với nhau và đảm bảo sự phát triển và trưởng thành của trẻ em.
Gia đình cũng có vai trò quan trọng trong việc truyền đạt các giá trị, quy tắc và truyền thống của xã hội từ thế hệ này sang thế hệ khác. Nó cũng là nơi để các thành viên học hỏi kỹ năng xã hội, cũng như các kỹ năng sống cần thiết để tồn tại trong xã hội.
Xem thêm : Giấy chứng sinh công chứng có thời hạn bao lâu?
Ngoài ra, gia đình còn đóng vai trò quan trọng trong việc giúp đỡ và hỗ trợ nhau trong cuộc sống. Gia đình là nơi để các thành viên tìm kiếm sự an toàn, tình yêu và sự bảo vệ. Khi các thành viên trong gia đình gặp khó khăn, họ có thể tìm đến gia đình để được giúp đỡ và hỗ trợ.
Tuy nhiên, vai trò của gia đình trong xã hội đã thay đổi trong suốt thời gian và đang tiếp tục thay đổi. Với sự thay đổi trong cách thức sống và công việc, gia đình có thể không còn đóng vai trò quan trọng như trước đây. Tuy nhiên, gia đình vẫn là một thể chế quan trọng và không thể thiếu trong xã hội hiện đại.
Môi trường gia đình là môi trường xã hội hóa đầu tiên của mỗi con người, là chủ thể của sự giáo dục, để môi trường gia đình thực sự lành mạnh, an toàn mỗi cá nhân phát triển toàn diện cần có sự chăm lo, vun đắp của mỗi thành viên gia đình, sự ủng hộ, đồng thuận của cộng đồng và sự hỗ trợ, tạo điều kiện của Nhà nước thông qua hệ thống pháp luật và các chủ trương, chính sách về gia đình.
Gia đình Việt Nam rất chú trọng xây dựng nếp nhà với gia phong và gia lễ. Gia lễ là phép ứng xử của một con người theo một nguyên tắc có tôn ti trật tự theo lễ tiết. Gia lễ được hình thành qua nhiều năm, nhiều đời thì tạo nên gia phong. Hay nói cách khác, gia phong được hình thành từ mối quan hệ giữa con người với con người, từ lòng nhân ái, từ tình yêu thương, thuần phong mỹ tục của dân tộc được thấm đậm trong tâm hồn mỗi con người trong gia đình, dòng họ; bởi vậy, nó mang tính nhân văn cao cả.
Một gia đình có phát hy hết được chức năng, vai trò ý nghĩa cho xã hội, cho tổ quốc hay không phù thuộc vào việc hạnh phúc của một gia đình.
– Hạnh phúc của gia đình là việc các thành viên trong gia đình có thể vui vẻ hòa thuận, giúp đỡ nhau trong các hoạt động hàng ngày của gia đình.
– Một gia đình hạnh phúc theo quan điểm cá nhân được thể hiện qua:
+ Khả năng kinh tế của gia đình, gia đình phải có ít nhất đảm bảo được khả năng về kinh tế mới có thể thực hiện các nghĩa vụ, hoạt động giữa các thành viên trong gia đình một cách thuận lợi được.
+ Yếu tố gắn kết tình cảm gia đình, một gia đình quá trú trọng phát triển kinh tế, mà các thực hiện việc nuôi dưỡng gắn kết giữa các thành viên trong gia đình, không có phát sinh tình cảm yêu thương, thì đó không thể coi là một gia đình hạnh phúc.
Nhìn chung hạnh phúc gia đình được thể hiện qua nhiều khía cạnh khác nhau trong cuộc sống, mỗi thành viên đều đó nghĩa vụ để vun đắp tạo nên một gia đình hạnh phúc.
Tổ ấm gia đình là một thuật ngữ chỉ sự hạnh phúc và sự ổn định của một gia đình, nó bao gồm tình yêu thương, sự quan tâm, sự trợ giúp lẫn nhau và sự đồng tình trong một môi trường an toàn và ấm cúng.
Tổ ấm gia đình không chỉ là nơi để chúng ta cảm thấy an toàn, mà còn là nơi để chúng ta học hỏi và phát triển trong một môi trường có sự hỗ trợ của những người thân yêu. Tổ ấm gia đình có thể được đạt được thông qua việc đầu tư thời gian và tình cảm vào mối quan hệ gia đình, giao tiếp hiệu quả và sự chia sẻ, cũng như sự tôn trọng và sự quan tâm đến nhau.
>>> Tham khảo thêm: Xử lý hành vi phá hoại hạnh phúc gia đình thế nào?
Trên đây là những chia sẻ về Gia đình là gì?, cần được hỗ trợ về các vấn đề liên quan hãy liên hệ tới chúng tôi qua số Tổng đài tư vấn 19006557.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/03/2024 20:50
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024