Các loại rau củ quả mọc mầm thường chứa độc tố và không được sử dụng. Tuy nhiên với tỏi, nhiều người vẫn truyền tai nhau rằng tỏi mọc mầm tốt cho sức khỏe. Vậy thực hư tỏi mọc mầm có ăn được không và sử dụng như thế nào tốt nhất?
1. Tỏi mọc mầm là như thế nào?
Tỏi mọc mầm là tình trạng mầm non mọc ra từ bên trong củ tỏi. Trái với các loại củ quả khác mọc mầm đồng nghĩa với hỏng, tỏi mọc mầm có nghĩa là nó đang già đi chứ không phải hỏng.
Bạn đang xem: Tỏi mọc mầm có ăn được không? Các công dụng ít ai ngờ
Tỏi sẽ mọc mầm khi ta để chúng quá lâu ở điều kiện bình thường hoặc ở môi trường có nước.
Hình ảnh những củ tỏi mọc mầm
2. Vậy củ tỏi mọc mầm có ăn được không?
Tỏi mọc mầm không chỉ vẫn sử dụng được và còn mang lại nhiều ích lợi cho sức khỏe hơn cả tỏi bình thường. Điều này đã được nhiều nghiên cứu khoa học chứng minh. Do đó tỏi mọc mầm vẫn ăn được. Tỏi chỉ hỏng và không sử dụng được nữa khi trên vỏ xuất hiện những đốm đen.
Bạn đọc tham khảo thêm: +99 Đơn hàng tỏi mới nhất tháng 10/2022
3. Các lợi ích nổi bật của tỏi mọc mầm
Phòng ngừa bệnh ung thư
Trong tỏi có một lượng lớn các chất chống gốc tự do – tác nhân gây các loại ung thư, do đó giúp ngăn chặn nguy cơ ung thư từ đầu nguồn. Tỏi chưa mọc mầm cũng có tác dụng này. Tuy nhiên khi tỏi mọc mầm sẽ sản sinh ra chất phytochemical. Đây là thành phần có khả năng ức chế sự lây lan của các tế bào ung thư, ngăn chặn hoạt động của các chất gây ung thư trong cơ thể.
Chất chống oxy hóa hiệu quả
Chất chống oxy hóa trong tỏi mọc mầm làm nhiệm vụ ngăn chặn và loại bỏ các gốc tự do trong cơ thể. Do đó làm chậm quá trình lão hóa, hạn chế tình trạng xuất hiện nếp nhăn trên da, đồng thời hạn chế quá trình thoái hóa của các cơ quan trong cơ thể.
Tuy nhiên nguồn cung cấp chất chống oxy hóa này chỉ là một lượng nhỏ. Do vậy bạn vẫn nên bổ sung thêm từ các nguồn khác để đảm bảo nhu cầu của cơ thể nhé.
Tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên
Tỏi, đặc biệt là tỏi mọc mầm là phương thuốc chữa ho, cảm cúm, cảm lạnh thường được ông bà, cha mẹ chúng ta sử dụng. Tỏi mọc mầm có hàm lượng chất chống oxy hóa cao, giúp đẩy lùi các tác nhân gây nhiễm trùng, tiêu diệt vi khuẩn, giúp hệ miễn dịch khỏe mạnh, bảo vệ cơ thể. Do đó sử dụng tỏi mọc mầm giúp phòng ngừa và điều trị cảm cúm và tăng cường hệ miễn dịch.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch
Các nghiên cứu khoa học đã chứng minh, tỏi mọc mầm có chứa lượng lớn các chất ajoene, nitrit có tác dụng giãn nở động mạch, ngăn ngừa hình thành các cục máu đông, giúp phòng tránh đột quỵ.
Xem thêm : Xe ô tô chạy quá tốc độ từ 5 đến 10km/h phạt hành chính bao nhiêu? Có bị tước giấy tờ không?
Hoạt tính chống oxy hóa giúp ngăn chặn các tác nhân gây tắc nghẽn tim mạch, tăng cường sức khỏe tim mạch hiệu quả.
Tỏi mọc mầm giúp tăng cường sức khỏe tim mạch
Cải thiện chức năng xương khớp
Trong tỏi mọc mầm có chứa hàm lượng lớn vitamin C, vitamin B6, Mangan, kẽm, các enzyme và chất chống oxy hóa giúp tăng khả năng hấp thu Canxi, ngăn cản quá trình chuyển hóa xương. Do đó giúp xương chắc khỏe.
Ngoài ra với những người có bệnh về xương khớp, tỏi có công dụng giảm đau nhức, giúp người bệnh bớt khó chịu.
Ngoài các lợi ích trên, tỏi mọc mầm cũng có một số tác dụng khác như lọc độc tố trong máu, ngăn ngừa bệnh Alzheimer, làm đẹp da, mang lại thai kỳ an toàn, cường dương…
Bạn đọc tham khảo thêm: Cách làm tỏi ngâm giấm đơn giản tại nhà, ăn ngon mà không bị xanh
4. Cách chế biến tỏi mọc mầm đúng cách
Cũng như củ tỏi chưa mọc mầm, tỏi mọc mầm được sử dụng trong nhiều món ăn như các món xào, các món bơ tỏi, mắm tỏi… Khi sử dụng tỏi mọc mầm để nấu ăn, bạn lưu ý bỏ phần mầm xanh để món ăn không bị đắng.
Rau muống xào tỏi
Đây là món ăn đã quá đỗi quen thuộc với mỗi gia đình. Nguyên liệu chỉ bao gồm rau muống, tỏi và các loại gia vị khác. Để rau muống không bị thâm nên luộc rau trước khi xào. Lưu ý chỉ nên luộc rau chín tới thì khi xào rau sẽ giữ được độ giòn. Sau đó bạn phi thơm tỏi đã băm nhuyễn và cho rau muống vào xào chung tới khi rau chín thì nêm nếm gia vị cho vừa ăn.
Đĩa rau muống xào tỏi thơm ngon
Ngoài ra muống, bạn cũng có thể đa dạng bằng các loại rau khác như mồng tơi xào tỏi, ngọn su su xào tỏi, rau cải xào tỏi, rau cần xào tỏi…
Cánh gà nướng bơ tỏi
– Nguyên liệu cần có: Cánh gà, tỏi, bơ và các loại gia vị khác.
– Cách làm như sau: Ướp cánh gà với các loại gia vị như bột canh, tiêu xay, bột tỏi trong khoảng 15 đến 20 phút. Xếp cánh gà lên khay nướng lót giấy bạc và phết phần sốt sau cho đều. Phần sốt này bạn có thể chế biến bằng bơ, tỏi mọc mầm xay nhuyễn, tiêu, muối, dầu olive. Sau đó nướng tất cả trong khoảng 20 phút ở nhiệt độ 200 độ C. Như vậy là bạn đã có món gà nướng bơ tỏi thơm giòn, dai mềm đãi cả gia đình rồi.
Sườn chiên mắm tỏi
Nếu bạn đã chán ngấy sườn xào chua ngọt, hãy thử đổi cách làm với món sườn chiên mắm tỏi.
– Nguyên liệu gồm có: Dẻ sườn heo, tỏi, bột tỏi, ớt, nước mắm và các gia vị khác
– Cách làm như sau: Ướp sườn đã làm sạch với một chút đường, bột canh, bột tỏi trong 15 phút. Sau đó chiên sườn trên một chiếc chảo nóng dầu sao cho sườn vàng đều các mặt. Phi thơm hành tỏi và cho phần nước sốt sườn vào đun đến khi sôi thì cho sườn vào. Bạn đun thêm 3 – 5 phút nữa rồi tắt bếp.
Sườn chiên mắm tỏi đưa cơm
5. Những lưu ý khi ăn tỏi mọc mầm
Bất cứ loại thực phẩm nào cũng nên được sử dụng đúng cách để không có ảnh hưởng xấu đến sức khỏe. Khi ăn tỏi mọc mầm cần lưu ý các điểm sau:
- Không ăn tỏi sống khi bụng đang đói để tránh làm tổn thương dạ dày và hệ tiêu hóa.
- Tỏi mọc mầm cũng như tỏi thường không nên kết hợp cùng một số loại thực phẩm như cá trắm, thịt gà, thịt chó…
- Không sử dụng tỏi khi bạn đang phải uống thuốc chống đông máu.
- Sử dụng hợp lý, không ăn quá 10g tỏi mỗi ngày.
- Khi dùng tỏi mọc mầm nấu ăn, nên loại bỏ phần đầu xanh. Phần này rất đắng và có mùi nồng khó ăn.
- Tỏi mọc mầm tuy tốt nhưng lại không ngon bằng tỏi chưa mọc mầm, do đó không nên làm dụng chờ tỏi mọc mầm mới ăn.
Không nên ăn chung tỏi và thịt gà
6. Những người không nên ăn tỏi mọc mầm
Việc củ tỏi mọc mầm có ăn được không phụ thuộc vào tình trạng sức khỏe của bạn. Dưới đây là một số đối tượng không nên ăn tỏi mọc mầm và cả tỏi thường.
- Người có bệnh về mắt: Đối tượng này nên hạn chế ăn tỏi bởi trong tỏi có thành phần gây kích thích màng nhầy của mắt.
- Người có tiền sử bệnh gan: Tỏi có tính nóng và dễ gây kích thích với gan, do đó đối tượng này loại bỏ tỏi khỏi thực đơn hàng ngày, nhất là với những người bị nóng gan.
- Người bị tiêu chảy: Tuyệt đối không được sử dụng nếu không tình trạng sẽ ngày nặng nề, thậm chí làm kích thích thành ruột, gây nghẽn mạch máu, phù nề và nhiều biến chứng khác.
- Người bị huyết áp thấp: Tỏi có tác dụng làm giảm huyết áp, do đó những người bị huyết áp thấp ăn tỏi rất dễ khiến huyết áp giảm xuống mức nguy hiểm. Do đó nên hạn chế sử dụng.
- Phụ nữ đang cho con bú: Vì có thể làm trẻ sơ sinh bị đau bụng do các hoạt chất trong tỏi sẽ được tiết qua sữa mẹ.
Như vậy chúng ta đã có đáp án cho băn khoăn tỏi mọc mầm có ăn được không. Mặc dù tỏi mọc mầm mang lại nhiều lợi ích tuyệt vời nhưng không nên vì thế mà lạm dụng hay cố tình để tỏi mọc mầm mới ăn đâu nhé. Topcargo.vn chúc bạn đọc luôn khỏe mạnh và có những món ăn ngon cho gia đình của mình.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp