Hợp đồng dân sự là sự thỏa thuận giữa các bên về việc xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền và nghĩa vụ dân sự. Ngoài việc quan tâm đến tính hiệu lực của hợp đồng, thì khả năng thực hiện hợp đồng cũng là một vấn đề cần lưu tâm. Vậy, trong những trường hợp nào thì hợp đồng dân sự sẽ chấm dứt, các bên có được đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự hay không? Hậu quả của việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự là gì? Trong bài viết dưới đây NP Law sẽ giải đáp những thắc mắc trên.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng được hiểu là việc một bên trong hợp đồng tự ý chấm dứt thực hiện nghĩa vụ theo hợp đồng đó mà không có sự thỏa thuận của 2 bên trong hợp đồng về việc chấm dứt hợp đồng.
Bạn đang xem: QUY ĐỊNH VỀ TRÁCH NHIỆM KHI ĐƠN PHƯƠNG CHẤM DỨT HỢP ĐỒNG DÂN SỰ THEO QUY ĐỊNH PHÁP LUẬT
Căn cứ Khoản 1 Điều 428 Bộ luật dân sự 2015 Việc đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được thực hiện một bên vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự do hoàn cảnh thay đổi cơ bản:
Theo quy định tại ĐIều 420 Bộ luật dân sự 2015. Có thể định nghĩa hoàn cảnh thay đổi cơ bản là trường hợp hoàn cảnh khi thực hiện hợp đồng có sự thay đổi xuất phát từ những nguyên nhân khách quan mà các bên không thể biết trước khi giao kết hợp đồng. Mặc dù bên bị ảnh hưởng đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép để giảm thiểu thiệt hại nhưng vẫn không được. Và nếu thực hiện sẽ gây thiệt hại nghiêm trọng cho một bên. Đây là trường hợp pháp luật quy định các bên được đơn phương chấm dứt hợp đồng.
Công ty A có đặt của công ty B một lô hàng X, nhưng do ảnh hưởng của dịch Covid kéo dài nên bên B không thể sản xuất được lô hàng kịp tiến độ để giao cho bên A, trong trường hợp này mặc dù bên B đã thực hiện tất cả các biện pháp cần thiết, trong khả năng cho phép để giảm thiểu thiệt hại nhưng vẫn không được thì hai bên có quyền đàm phán lại các điều khoản trong hợp đồng để kéo dài thời gian giao hàng, nếu không, bên B có quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng và phải thông báo trước cho bên A.
Khác với trường hợp Hủy bỏ hợp đồng, quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng có thể được một trong các bên thực hiện khi:
Quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự có thể do sự vi phạm hợp đồng của một bên hoặc là ý chí chủ quan của bên thực hiện quyền đơn phương, không muốn tiếp tục tham gia hợp đồng.
Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt thực hiện hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường. Đây là quy định bắt buộc, giống với hủy bỏ hợp đồng, theo đó bên đơn phương phải thông báo ngay cho bên kia về việc chấm dứt hợp đồng. Theo quy định này, việc chấm dứt hợp đồng do một bên đơn phương chấm dứt hợp đồng vẫn có giá trị pháp lý kể cả khi có hoặc không có thông báo cho bên kia, việc không thông báo mà gây thiệt hại cho bên kia thì chỉ phải bồi thường chứ không làm ảnh hưởng đến giá trị pháp lý của việc chấm dứt hợp đồng.
Thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt có ý nghĩa quan trọng trong việc xác định thời điểm chấm dứt của hợp đồng. Khi hợp đồng chấm dứt, các bên không phải tiếp tục thực hiện hợp nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp, phần nghĩa vụ đã thực hiện vẫn có giá trị với các bên, vì vậy bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Theo Điều 428 Bộ luật dân sự năm 2015 có quy định về đơn phương chấm dứt hợp đồng như sau:
Một bên có quyền đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng và không phải bồi thường thiệt hại khi bên kia vi phạm nghiêm trọng nghĩa vụ trong hợp đồng hoặc các bên có thỏa thuận hoặc pháp luật có quy định. Bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết về việc chấm dứt hợp đồng, nếu không thông báo mà gây thiệt hại thì phải bồi thường.
Khi hợp đồng bị đơn phương chấm dứt thực hiện thì hợp đồng chấm dứt kể từ thời điểm bên kia nhận được thông báo chấm dứt. Các bên không phải tiếp tục thực hiện nghĩa vụ, trừ thỏa thuận về phạt vi phạm, bồi thường thiệt hại và thỏa thuận về giải quyết tranh chấp.
Bên đã thực hiện nghĩa vụ có quyền yêu cầu bên kia thanh toán phần nghĩa vụ đã thực hiện.
Bên bị thiệt hại do hành vi không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng của bên kia được bồi thường.
Trường hợp việc đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng không có căn cứ quy định trên đây thì bên đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng được xác định là bên vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm dân sự theo quy định của Bộ luật này, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ trong hợp đồng.
Xem thêm : Ưu nhược điểm của phương thức vận tải đường biển
Vậy đối với trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự quy định tại Khoản 1 của Điều Luật thì bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải bồi thường thiệt hại. Và theo căn cứ tại Khoản 5 tại Điều luật, những trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng khác so với các trường hợp tại Khoản 1 này thì được coi là vi phạm nghĩa vụ và phải thực hiện trách nhiệm theo quy định của Bộ luật Dân sự 2015, luật khác có liên quan do không thực hiện đúng nghĩa vụ hợp đồng. Lúc đó được hiểu bên đơn phương chấm dứt hợp đồng không phải đang thực hiện quyền đơn phương của mình mà là bên vi phạm nghĩa vụ dân sự.
Đơn phương chấm dứt hợp đồng trái luật sẽ khiến cho Bên vi phạm phải đối diện với rất nhiều rủi ro pháp lý, bởi đây được coi là hành vi vi phạm toàn bộ các nghĩa vụ phải thực hiện theo hợp đồng. Khi đó:
Căn cứ tại Điều 351 Bộ luật Dân sự 2015 quy định về trách nhiệm dân sự do vi phạm nghĩa vụ như sau:
1. Bên có nghĩa vụ mà vi phạm nghĩa vụ thì phải chịu trách nhiệm dân sự đối với bên có quyền.
Vi phạm nghĩa vụ là việc bên có nghĩa vụ không thực hiện nghĩa vụ đúng thời hạn, thực hiện không đầy đủ nghĩa vụ hoặc thực hiện không đúng nội dung của nghĩa vụ.
2. Trường hợp bên có nghĩa vụ không thực hiện đúng nghĩa vụ do sự kiện bất khả kháng thì không phải chịu trách nhiệm dân sự, trừ trường hợp có thỏa thuận khác hoặc pháp luật có quy định khác.
3. Bên có nghĩa vụ không phải chịu trách nhiệm dân sự nếu chứng minh được nghĩa vụ không thực hiện được là hoàn toàn do lỗi của bên có quyền.
– Các nghĩa vụ vi phạm sẽ phải bồi thường thiệt hại toàn bộ, trong đó theo Luật Thương mại 2005 thì thiệt hại còn bao gồm cả khoản lợi mất đi nếu không có hành vi đơn phương chấm dứt hợp đồng diễn ra như sau:
Căn cứ tại Điều 300 Luật Thương mại 2005 quy định về phạt vi phạm như sau:
Phạt vi phạm là việc bên bị vi phạm yêu cầu bên vi phạm trả một khoản tiền phạt do vi phạm hợp đồng nếu trong hợp đồng có thoả thuận, trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này.
Quy định tại Điều 302 Luật Thương mại 2005 về bồi thường thiệt hại như sau:
1. Bồi thường thiệt hại là việc bên vi phạm bồi thường những tổn thất do hành vi vi phạm hợp đồng gây ra cho bên bị vi phạm.
2. Giá trị bồi thường thiệt hại bao gồm giá trị tổn thất thực tế, trực tiếp mà bên bị vi phạm phải chịu do bên vi phạm gây ra và khoản lợi trực tiếp mà bên bị vi phạm đáng lẽ được hưởng nếu không có hành vi vi phạm.
Theo Điều 303 Luật Thương mại 2005 quy định về căn cứ phát sinh trách nhiệm bồi thường thiệt hại như sau:
Trừ các trường hợp miễn trách nhiệm quy định tại Điều 294 của Luật này, trách nhiệm bồi thường thiệt hại phát sinh khi có đủ các yếu tố sau đây:
1. Có hành vi vi phạm hợp đồng;
2. Có thiệt hại thực tế;
Xem thêm : Tiền lương danh nghĩa là gì? Phân biệt tiền lương danh nghĩa và tiền lương thực tế
3. Hành vi vi phạm hợp đồng là nguyên nhân trực tiếp gây ra thiệt hại.
Như vậy, việc đơn phương chấm dứt hợp đồng dân sự chịu phạt vi phạm và bồi thường thiệt hại thực tế gây ra như thỏa thuận trong hợp đồng.
Tại Điều 294 Luật Thương mại 2005 quy định về các trường hợp miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng được miễn trách nhiệm trong các trường hợp sau đây:
a) Xảy ra trường hợp miễn trách nhiệm mà các bên đã thoả thuận;
b) Xảy ra sự kiện bất khả kháng;
c) Hành vi vi phạm của một bên hoàn toàn do lỗi của bên kia;
d) Hành vi vi phạm của một bên do thực hiện quyết định của cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền mà các bên không thể biết được vào thời điểm giao kết hợp đồng.
2. Bên vi phạm hợp đồng có nghĩa vụ chứng minh các trường hợp miễn trách nhiệm.
Theo Điều 295 Luật Thương mại 2005 quy định về việc thông báo và xác nhận trường hợp miễn trách nhiệm như sau:
1. Bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay bằng văn bản cho bên kia về trường hợp được miễn trách nhiệm và những hậu quả có thể xảy ra.
2. Khi trường hợp miễn trách nhiệm chấm dứt, bên vi phạm hợp đồng phải thông báo ngay cho bên kia biết; nếu bên vi phạm không thông báo hoặc thông báo không kịp thời cho bên kia thì phải bồi thường thiệt hại.
3. Bên vi phạm có nghĩa vụ chứng minh với bên bị vi phạm về trường hợp miễn trách nhiệm của mình.
Như vậy, các trường hợp tại Điều 294 nêu trên sẽ được miễn trách nhiệm đối với hành vi vi phạm nhưng phải có sự thông báo ngay cho bên kia biết.
Trên đây là những quy định về trách nhiệm khi đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự theo quy định pháp luật. Quý bạn đọc nếu chưa nắm rõ các quy định cũng như cần tư vấn pháp lý về các vấn đề liên quan đến đơn phương chấm dứt thực hiện hợp đồng dân sự có thể liên hệ cho đội ngũ của NP Law để được giải đáp bảo vệ quyền lợi của mình. Xin cảm ơn.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú
Địa chỉ: 139H4 Lý Chính Thắng, phường Võ Thị Sáu, quận 3, TP. Hồ Chí Minh
Hotline: 0913449968
Email: legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 24/02/2024 10:53
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024