Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Ryunosuke Satoro đã từng nói: “Riêng rẽ, mỗi chúng ta chỉ là một giọt nước. Cùng nhau, chúng ta là đại dương.”

Đoàn kết là một trong những truyền thống quý báu của dân tộc ta. Từ xa xưa đến này, người dân Việt Nam vẫn luôn gắn bó keo sơn, cùng nhau vượt qua hoạn nạn cũng như đau thương mất mát. Vì vậy, trong văn học Việt Nam có rất nhiều tác phẩm nhằm ca ngợi và dạy bảo về truyền thống tốt đẹp này. Câu chuyện bó đũa là một ví dụ điển hình nhất

  • Bài Học Từ Truyện Ngụ Ngôn Dê Đen và Dê Trắng Qua Cầu
  • Giải Thích Câu Tục Ngữ “Có Công Mài Sắt Có Ngày Nên Kim”
  • Giải Thích Câu Ca Dao Nhiễu Điều Phủ Lấy Giá Gương

Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Vài nét về tác phẩm

Ngày xưa, ở một gia đình kia, có hai anh em. Lúc nhỏ, anh em rất hòa thuận. Khi lớn lên, anh có vợ, em có chồng, tuy mỗi người một nhà, nhưng vẫn hay va chạm.

Thấy các con không yêu thương nhau, người cha rất buồn phiền. Một hôm, ông đặt một bó đũa và một túi tiền trên bàn, rồi gọi các con, cả trai, gái, dâu, rể lại và bảo:

– Ai bẻ gãy được bó đũa này thì cha thưởng cho túi tiền.

Bốn người con lần lượt bẻ bó đũa. Ai cũng cố hết sức mà không sao bẻ gãy được. Người cha bèn cởi bó đũa ra, rồi thong thả bẻ gãy từng chiếc một cách dễ dàng.

Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Thấy vậy, bốn người con cùng nói:

– Thưa cha, lấy từng chiếc mà bẻ thì có khó gì!

Người cha liền bảo:

– Đúng. Như thế các con đều thấy rằng chia lẻ ra thì yếu, hợp lại thì mạnh. Vậy các con phải biết thương yêu, đùm bọc lẫn nhau. Có đoàn kết thì mới có sức mạnh.

Lời khẳng định cho sức mạnh của sự đoàn kết

Ca dao xưa có câu:

“Một cây làm chẳng nên non

Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”

Thật vậy, đoàn kết không chỉ là truyền thống tốt đẹp của nhân dân ta, mà còn là lời răn dạy của cha ông để lại. Trong câu chuyện, từng chiếc đũa tượng trưng cho từng cá nhân riêng lẻ. Ta có thể thấy một cây đũa thì vô cùng yếu ớt, có thể dễ dàng bẻ gãy mà không tốn chút sức lực nào. Cũng tương tự khi cá nhân đứng tách biệt ra khỏi cộng đồng, sức mạnh của nó cũng rất nhỏ bé tựa như nến trước gió, có thể thổi tắt đi bất cứ lúc nào. Ngược lại, bó đũa tượng trưng cho tập thể, các cá nhân liên kết sức mạnh với nhau tạo thành một khối vững chắc, lấy điểm yếu của người khác làm điểm mạnh cho mình, dựa vào nhau mà tiến tới nên bó đũa không thể nào dễ dàng bị bẻ gãy, cũng như khi có tinh thần đoàn kết thì không dễ dàng bị đánh bại.

Sự đoàn kết là nguồn gốc cho sức mạnh to lớn của con người, người xưa có câu “ Muốn đi nhanh thì đi một mình. Nhưng muốn đi xa thì phải đi cùng nhau”. Điều đó chứng tỏ muốn đạt được thành công lớn, vững bền thì không thẻ thiếu sự giúp sức của người khác. Ta không thể nào sống mà tách biệt ra khỏi cộng đồng, cũng không thể nào tồn tại độc lập. Bất cứ ai cũng cần sự giúp đỡ của người khác, biết sống vì nhau, nương tựa vào nhau ta mới trở nên hoàn hảo. Đoàn kết là một phẩm chất quan trọng cần có, đó cũng là một thước đo giá trị, phẩm chất đạo đức của con người. Câu chuyện bó đũa đã mang đến bài học sâu sắc về sức mạnh của tinh thâng đoàn kết đối với cuộc sống của con người. Nếu không biết đoàn kết mà cứ tị nạnh, ganh ghét lẫn nhau thì sẽ mãi cô đọc như một chiếc đũa dễ dàng bị bẻ gãy vậy. Phải biết đoàn kết khi sống chung với nhau thì mới có một cuộc sống tốt đẹp ý nghĩa được.

Ý nghĩa giáo dục và bài học rút ra từ câu chuyện bó đũa

Bài học về giá trị của tình thân

Tình anh em là cơ sở cho tình đoàn kết phát triển. Đầu tiên là phải đoàn kết trong phạm vi nhỏ hẹp là gia đình, sau đó mới mở rộng ra toàn dân tộc. Ông cha ta cũng đã từng nói: “ Một giọt máu đào hơn ao nước lã”, ý muốn khẳng định vai trò của tình thân trong gia đình. Ta có thể thấy, nếu như trong gia đình xuất hiện những bất đồng, tranh chấp thì không thể nào phát triển được, gia đình đó sẽ sớm lụi bại. Đó là lý do vì sao, khi học được bài học của cha về tình đoàn kết, những người trong gia đình đã biết sống đùm bọc yêu thương lẫn nhau, cùng nhau gánh vác cũng như san sẻ những khó khăn. Vì vậy mà họ trở nên vững mạnh và giàu có.

Sự vững mạnh phải bắt đầu từ những điều nhỏ nhất, những điều quen thuộc nhất. Sức mạnh nội tâm đôi khi lớn hơn rất nhiều so với những điều kiện thuận lợi khác có được từ bên ngoài. Gia đình là nơi tốt nhất để ta nuôi dưỡng tâm hồn con người, cũng là nơi hoàn hảo nhất để ta có được những bài học đầu tiên. Gia đình có vững chắc thì ta mới có được những bước đi đúng đắn. Bởi vậy mà người cha luôn mong muốn những đứa con của mình thành công nhưng vẫn không quên đi giá trị thực sự của tình cảm gia đình.

Thực tế đã chứng minh tinh thần đoàn kết, yêu thương lẫn nhau là cội nguồn của sức mạnh to lớn, là phẩm chất quý giá ta cần gìn giữ. Tinh thần đoàn kết chính là tình yêu thương giữa người với người, sống có trách nhiệm với cộng đồng, sẵn sàng giúp đỡ, ra tay cứu người trong lúc hoạn nạn. Tình thần ấy được mô tả qua nhiều câu ca dao, tục ngữ ngàn xưa của ông bà ta: “Bầu ơi thương lấy bí cùng/ Tuy rằng khác giống nhưng chung một dàn” hay “Nhiễu điều phủ lấy giá gương/ Người trong một nước phải thương nhau cùng”… Với sức mạnh to lớn ấy, đất nước ta đã nhiều lần chiến thắng giặc ngoại xâm trong hào hùng, dân tộc ta đã từng chiến thắng cả những nạn đói tàn khốc nhất. Đó là những dẫn chứng thiết thực nhất, chính xác nhất.

Lên án mạnh mẽ những kẻ sống ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân

Bên cạnh ý nghĩa giáo dục, câu chuyện cũng có giá trị phê phán cao. Nhìn nhận lại một cách khách quan, ta không khó có thể nhìn thấy những cá nhân vì tiền bạc của cải mà bất chấp cả tình thân, những trường hợp như tranh giành đất đai, chị em đấu đá nhau vì thừa kế… khiến ta buộc phải suy ngẫm. Đó là hiện tượng ta cần phải loại bỏ, bởi không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển của cá nhân, mà còn kéo lùi sự phát triển của toàn xã hội.

Như vậy câu chuyện bó đũa là bào học đáng quý về tình đoàn kết, một lần nữa khẳng định giá trị to lớn của tình đoàn kết trong cuộc sống – Đoàn kết chính là sức mạnh.

Thảo Nguyên