I- TỐC ĐỘ PHẢN ỨNG HÓA HỌC
1. Khái niệm về tốc độ phản ứng
Bạn đang xem: Lý thuyết Tốc độ phản ứng hóa học
a) Tốc độ phản ứng
– Tốc độ phản ứng là đại lượng đặc trưng cho độ biến thiên nồng độ của một trong các chất phản ứng hoặc sản phẩmứng trong một đơn vị thời gian,
* Công thức tính : = (frac{{left| {Delta C} right|}}{{Delta t}}) (mol/l.giây)
– Đối với chất tham gia (nồng độ giảm dần) :
(Delta C) = Cđầu – Csau
– Đối với chất sản phẩm (nồng độ tăng dần) :
(Delta C) = Csau – Cđầu
* Đối với phản ứng tổng quát dạng :
a A + bB → cC + dD
Xem thêm : Hướng dẫn sử dụng bàn ủi hơi nước cầm tay đúng cách
= (frac{{left| {Delta {C_A}} right|}}{{aDelta t}})= (frac{{left| {Delta {C_B}} right|}}{{bDelta t}})= (frac{{left| {Delta {C_C}} right|}}{{cDelta t}}) = (frac{{left| {Delta {C_D}} right|}}{{dDelta t}})
2. Các yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng
a) Ảnh hưởng của nồng độ
Khi nồng độ chất phản ứng tăng, tốc độ phản ứng tăng.
b) Ảnh hưởng của nhiệt độ
– Khi nhiệt độ tăng, tốc độ phản ứng tăng.
– Giải thích: khi nhiệt độ phản ứng tăng dẫn đến hai hệ quả sau:
+ Tốc độ chuyển động của các phân tử tăng, dẫn đến tần số va chạm giữa các chất phản ứng tăng.
+ Tần số va chạm có hiệu quả giữa các chất phản ứng tăng nhanh. Đây là yếu tố chính làm cho tốc độ phản ứng tăng nhanh khi tăng nhiệt độ.
c) Ảnh hưởng của áp suất
– Đối với phản ứng có chất khi tham gia, khi áp suất tăng (nồng độ chất khí tăng), tốc độ phản ứng tăng.
Xem thêm : Trà đông trùng hạ thảo và những lợi ích tuyệt vời
– Khi tăng áp suất, khoảng cách giữa các phân tử càng nhỏ, nên sự va chạm càng dễ có hiệu quả hơn, phản ứng xảy ra nhanh hơn.
d) Ảnh hưởng của diện tích bề mặt
Đối với phản ứng có chất rắn tham gia, khi diện tích bề mặt tăng, tốc độ phản ứng tăng.
e) Ảnh hưởng của chất xúc tác
– Chất xúc tác là chất có tác dụng làm biến đổi mãnh liệt tốc độ của phản ứng nhưng không bị tiêu hao trong phản ứng.
– Những chất xúc tác xúc tiến cho quá trình xảy ra nhanh hơn là chất xúc tác dương. Trong kĩ thuật hiện đại xúc tác dương được sử dụng rộng rãi.
Ví dụ trong quá trình tổng hợp NH3, sản xuất H2SO4, HNO3, cao su nhân tạo, chất dẻo,..v..v..
– Những chất xúc tác làm cho quá trình xảy ra chậm được gọi là chất xúc tác âm.
Ví dụ: Quá trình oxi hóa Na2SO3 trong dung dịch thành Na2SO4 xảy ra chậm khi cho thêm glixerin.
Sơ đồ tư duy: Tốc độ phản ứng hóa học
Loigiaihay.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 05:32
Con số may mắn hôm nay 3/11/2024 theo tuổi: Xem con số MAY MẮN giúp…
Tử vi Chủ nhật ngày 3/11/2024 của 12 con giáp: Rồng khôn, Hổ may mắn
Cảnh báo 4 con giáp đối mặt nguy cơ mất tiền, đừng vội đầu tư…
4 con giáp VƯỢT gai để lội ngược dòng xuất sắc cuối năm 2024, tiền…
Tuần mới (4 - 10/11) đón nhận may mắn, 3 con giáp mở mang tầm…
Cách giúp 12 con giáp cưỡi sóng vượt gió chinh phục đỉnh cao tháng 11/2024