Ở cữ có được ăn vải không? Cách ăn vải tốt nhất cho sản phụ

Quả vải được nhiều người yêu thích bởi vị ngọt đậm đà, hương thơm thanh mát, giàu vitamin và khoáng chất. Tuy nhiên, không phải ai cũng có thể tùy ý ăn vải. Loại quả này cũng mang tới một số tác hại nhất định nếu ăn sai cách. Đối với phụ nữ sau sinh thì những tháng ở cữ có được ăn vải không? Mẹ ở cữ ăn vải như thế nào để không gây hại? Cùng xem giải đáp nhé!

Ăn quả vải có những tác dụng gì?

Vải là loại quả rất phổ biến tại Việt Nam vào mùa hè. Bạn có thể sử dụng trực tiếp quả vải hoặc chế biến thành nước ép, nấu chè, làm thạch đều rất ngon miệng. Ăn cùi vải mọng nước không chỉ mang đến cảm giác thích thú với vị ngon ngọt khó cưỡng. Loại quả này còn có nhiều công dụng tốt cho sức khỏe.

Giá trị dinh dưỡng có trong quả vải

Vải là quả mọng nước, chứa tới 82% là nước và 16.5%. Theo nghiên cứu, hàm lượng dinh dưỡng trong 100gr quả vải bao gồm: 16.5 carbohydrate, 66 calo, 15.2gr đường, 1.3gr chất xơ, 0.8gr đạm, 0.4gr chất béo. Quả vải rất giàu khoáng chất như: Kali, đồng, vitamin C. Ngoài ra, trong quả vải còn chứa các chất chống oxy hóa, rutin và epicatechin.

Carbohydrate là hoạt chất có vai trò quan trọng trong việc cung cấp năng lượng cho cơ thể, kích thích hoạt động trao đổi chất. Năng lượng từ carbohydrate không chỉ giúp cơ bắp khỏe mạnh hơn mà còn góp phần cải thiện chức năng của não bộ, tăng cường trí nhớ. Nguồn năng lượng dồi dào giúp cơ thể tăng sức bền và chống chọi tốt hơn với bệnh tật.

Lợi ích sức khỏe khi ăn quả vải

Ở cữ có được ăn vải không? Cùng xem lợi ích đối với sức khỏe của quả vải nhé!

Ngăn ngừa ung thư: Các chất chống oxy hóa, vitamin C, rutin và epicatechin giúp ngăn chặn gốc tự do, chống lại các chất phá hủy tế bào. Epicatechin là một dạng flavonoid có khả năng tuyệt vời trong kháng ung thư.

Tăng cường miễn dịch: Ước tính một quả vải có thể cung cấp 9% lượng vitamin C được khuyến nghị hàng ngày. Điều này giúp cơ thể tăng đề kháng, chống lại các tác nhân gây bệnh, đặc biệt là chứng cảm lạnh.

Cải thiện chức năng tim mạch: Rutin trong quả vải có vai trò ngăn ngừa biến chứng xơ vữa động mạch. Ăn quả vải giúp thành mạch có sức chịu đựng bền bỉ hơn, chống xuất huyết do vỡ mạch máu, chống nhồi máu cơ tim.

Bổ sung nước và năng lượng: Cùi vải mọng nước và ngọt nên sẽ nhanh chóng xoa dịu cơn khát, giải tỏa căng thẳng. Khi cơ thể đang mệt mỏi, bạn ăn vài quả vải sẽ thấy tinh thần thoải mái hơn, năng lượng cũng dồi dào hơn.

Vậy ở cữ có được ăn vải không?

Quả vải thơm ngon và bổ dưỡng là vậy, tại sao nhiều mẹ lại lo ngại sau sinh ăn vải được không? Thực ra vải cũng có một số đặc tính mà nếu ăn nhiều sẽ gây hại cho sức khỏe. Chẳng hạn như nó dễ gây nóng trong, chứa nhiều đường và có một số độc tố gây ngộ độc. Các mẹ xem thêm tác hại của vải để cân nhắc bà đẻ ăn trái vải được không nhé!

Một số tác hại khi ăn quả vải

Quả vải cực tốt nhưng cũng cực độc nếu ăn sai cách. Không chỉ với mẹ sau sinh mà người bình thường ăn nhiều vải cũng ảnh hưởng xấu tới sức khỏe. Đây là những vấn đề có thể xảy ra khi mẹ ở cữ ăn quả vải:

  • Gây nóng trong, mụn nhọt: Ăn nhiều vải khiến cơ thể dễ “bốc hỏa” vì loại quả này có tính nóng. Mẹ sẽ thấy khó chịu trong người vì mùa hè thời tiết rất nóng nực. Nóng trong khiến mẹ dễ bị mọc mụn trứng cá, nhiệt miệng. Bé bú sữa mẹ cũng có thể bị nóng theo và xuất hiện rôm sảy.
  • Đau đầu, chóng mặt vì bị say vải: Cùi vải chứa hàm lượng glucose rất cao. Ăn nhiều dẫn tới tăng đột ngột glucose trong máu. Lúc này, gan không kịp hấp thụ và chuyển hóa, buộc cơ thể phải tiết ra insulin để hạ lượng đường. Triệu chứng xảy ra là chóng mặt, bủn rủn chân tay, đau đầu, buồn nôn.
  • Ăn vải có thể bị ngộ độc: Trên núm những quả vải bị dập hoặc bị thối có nấm Candida tropicalis trú ngụ. Mẹ sau sinh ăn phải sẽ bị đau bụng, ói mửa. Tình trạng nôn mửa sau khi ăn vải còn do nhiễm độc hypoglycin A và glycine trong quả vải chưa chín, thậm chí bị hạ đường huyết và bất tỉnh.
  • Nguy cơ mắc bệnh tiểu đường: Vải chứa hàm lượng đường nhiều nhất trong các loại quả. Thành phần quả vải có tới 70% tổng lượng đường, bao gồm 66% đường glucose và 5% đường saccharose. Mẹ sau sinh quá nhiều vải sẽ làm tăng đường huyết, dễ mắc bệnh tiểu đường.

Ở cữ có được ăn vải không?

Hiện nay, chưa có nghiên cứu nào khẳng định tuyệt đối mẹ sau sinh không được ăn vải. Những tác hại của quả vải có ý nghĩa khuyến cáo để các mẹ cẩn thận hơn khi ăn vải. Tuy nhiên, với rất nhiều vấn đề đã được nêu ra ở trên, mẹ sau sinh vẫn nên cân nhắc ở cữ có được ăn quả vải không. Lời khuyên là mẹ ở cữ không nên ăn quả vải để tránh ảnh hưởng sức khỏe bản thân và bé yêu.

Ở cữ muốn ăn vải thì ăn thế nào?

Bác sĩ không cấm mẹ sau sinh ăn vải. Nếu không thể cưỡng lại trước hương vị thơm ngon của quả vải, mẹ vẫn có thể ăn. Nhưng ăn như thế nào để giảm thiểu tối đa nguy cơ gây hại sức khỏe? Đây là những hướng dẫn giúp mẹ ở cữ ăn quả vải an toàn hơn:

  • Chỉ ăn những quả vải đã chín mọng để tránh bị nhiễm độc hypoglycin A và glycine trong quả vải xanh.
  • Tuyệt đối không ăn quả vải bị dập nát, thối để tránh nhiễm nấm độc Candida tropicalis hoặc vi khuẩn.
  • Rửa sạch quả vải trước khi bóc, dùng tay bóc vỏ, không được dùng miệng cắn vỏ vì dễ bị nhiễm khuẩn.
  • Không ăn vải khi đang đói bụng để tránh bị ngộ độc glucose. Ăn vải sau bữa ăn chính khoảng 1 tiếng là tốt nhất.
  • Không ăn vải khi mới sinh xong. Khoảng 2 tuần sau khi sinh thì mẹ mới có thể ăn vải nếu quá thèm.
  • Chỉ nên ăn 2 – 3 quả vải để giải tỏa cơn thèm thuồng. Tuyệt đối không ăn quá nhiều vải cùng một lúc.
  • Kết hợp ăn các loại trái cây có tính giải nhiệt, uống nhiều nước để giảm bớt lượng đường và tính nóng của quả vải.

Sau sinh bao lâu được ăn vải như bình thường? Theo quan niệm dân gian, hết thời gian ở cữ 3 tháng 10 ngày thì các mẹ có thể trở về thói quen thông thường. Tuy nhiên, kể cả đã hết ở cữ thì mẹ vẫn không nên ăn quá nhiều vải nhé!

Nên ăn quả gì khi ở cữ có lợi hơn quả vải?

Mẹ ở cữ nên chọn các loại trái cây lành tính, thanh mát giải nhiệt, lợi sữa và tốt cho sự phát triển của bé. Mẹ cho con bú ăn trái cây nào tốt nhất? Gợi ý tới mẹ một số loại quả ngon mà có lợi này nhé!

  • Quả bơ: Giàu các axit béo omega-3, omega-6, omega-9. Thông qua sữa mẹ, các chất béo này hỗ trợ bé phát triển trí não. Ăn quả bơ cũng giúp cải thiện tiêu hóa.
  • Đu đủ: Chứa nhiều magiê, sắt và kẽm giúp bổ máu rất tốt cho mẹ sau sinh. Quả đu đu còn giúp nhuận tràng, giảm mỡ máu, chống viêm nhiễm và làm đẹp da.
  • Quả chuối: Mẹ ở cữ dễ bị táo bón nên ăn chuối sẽ giúp tiêu hóa tốt hơn. Chuối cũng cải thiện lượng sắt trong máu và sữa mẹ, có lợi cho sức khỏe tim mạch.
  • Hồng xiêm: Vị ngọt thanh mát dễ ăn, giúp kích sữa về nhiều và đặc hơn. Năng lượng tự nhiên trong hồng xiêm giúp mẹ nhanh phục hồi sức khỏe sau sinh.

Bên cạnh những loại quả kể trên, mẹ tham khảo bổ sung thực phẩm chức năng giúp phục hồi sức khỏe sau sinh nhé! Bài viết đã giúp các mẹ giải đáp ở cữ có được ăn vải không và hướng dẫn cách ăn an toàn nếu mẹ quá thèm. Mong rằng mẹ sẽ lưu ý cẩn thận khi ăn quả vải để tránh tác hại đáng tiếc nhé!

Thanh Hương

Nguồn tham khảo: Tổng hợp