Hiện nay, tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam là tuyến đường sắt Bắc – Nam, bắt đầu từ thủ đô Hà Nội và kết thúc tại Thành phố Hồ Chí Minh, có tổng chiều dài là 1.726 km, khổ đường 1.000mm.
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy qua thành phố có chiều dài khoảng 30km, với các ga Đà Nẵng, Thanh Khê, Kim Liên, Hải Vân Nam. Ngoài các chuyến tàu Bắc – Nam, ga Đà Nẵng còn có thêm những chuyến tàu địa phương đáp ứng lượng khách rất lớn giữa các tỉnh, Đà Nẵng – Huế, Đà Nẵng – Quảng Bình, Đà Nẵng – Vinh, Đà Nẵng – Quy Nhơn, Đà Nẵng – TP. Hồ Chí Minh.
Bạn đang xem: Tuyến đường sắt dài nhất Việt Nam
Tuyến đường sắt Bắc – Nam chạy gần song song với quốc lộ 1A, có trạm dừng tại 23 ga với 60% chặng hành trình đi qua cầu và đường hầm.
Về hệ thống đường sắt của Việt Nam nói chung, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.143 km và có 277 ga, trong đó 2.703 km đường chính tuyến, 612 km đường ga và đường nhánh, bao gồm 7 tuyến chính.
Xem thêm : Đường ngân sách là gì?
Cụ thể, 7 tuyến chính: Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh (1.726 km), Gia Lâm – Hải Phòng (102 km), Hà Nội – Đồng Đăng (167 km), Yên Viên – Lào Cai (296 km), Đông Anh – Quán Triều (55 km), Kép – Lưu Xá (56 km, không hoạt động), Kép – Hạ Long – Cái Lân (128 km) và một số tuyến nhánh, nhánh kết nối đến các đô thị, cơ sở sản xuất.
Đến tháng 6 năm 2022, 4 dự án đường sắt quan trọng, cấp bách đã khởi công. Cụ thể, dự án Cải tạo, nâng cấp các cầu yếu và gia cố trụ chống va xô trên tuyến đường sắt Hà Nội – TP. Hồ Chí Minh; Gia cố các hầm yếu kết hợp mở mới các ga và cải tạo kiến trúc tầng trên đoạn Vinh – Nha Trang; Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Hà Nội – Vinh; Cải tạo, nâng cấp các công trình thiết yếu đoạn Nha Trang – Sài Gòn
Mạng lưới đường sắt hiện tại đã tạo ra sự kết nối 4/6 vùng, 34 tỉnh/ thành phố, 3 tuyến trên hai hành lang chủ đạo Hà Nội – Thành phố Hồ Chí Minh và Lào Cai – Hà Nội – Hải Phòng chiếm 78% mạng lưới, đảm nhận 98% lượng hành khách và 88% lượng hàng hóa vận chuyển bằng đường sắt.
Các tuyến đường sắt có vai trò quan trọng trong quá trình xây dựng và phát triển kinh tế – xã hội. Phát triển các tuyến đường sắt tạo ra các các hành lang vận tải chính và vận tải hành khách tại các đô thị lớn.
Xem thêm : Tổng quan về tế bào nhân sơ Sinh 10: Đặc điểm và cấu tạo
Theo định hướng phát triển giao thông vận tải đường sắt Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045, đến năm 2025, phấn đấu hoàn thành phê duyệt chủ trương đầu tư Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam; khởi công các đoạn ưu tiên trong giai đoạn 2026 – 2030 (Hà Nội – Vinh; Thành phố Hồ Chí Minh – Nha Trang).
Đến năm 2030, tập trung cải tạo, nâng cấp, khai thác có hiệu quả các tuyến đường sắt hiện có. Tiếp tục triển khai đầu tư các tuyến đường sắt đô thị có nhu cầu vận tải lớn (Hà Nội, Thành phố Hồ Chí Minh…)…
Đến năm 2045, hoàn chỉnh mạng lưới đường sắt đô thị tại thành phố Hà Nội (có tính kết nối với vùng Thủ đô) và Thành phố Hồ Chí Minh vào năm 2035.
Hoàn thành toàn bộ tuyến đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam trước năm 2045; tuyến đường sắt khu đầu mối Hà Nội, khu đầu mối Thành phố Hồ Chí Minh; tuyến đường sắt kết nối với các đầu mối vận tải có lưu lượng lớn (cảng biển, khu công nghiệp, khu kinh tế), các tỉnh Tây Nguyên; tuyến đường sắt ven biển, đường sắt xuyên Á.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 12/01/2024 04:55
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024