Fe + FeCl3 → FeCl2 được VnDoc biên soạn hướng dẫn các bạn học sinh viết phương trình phản ứng Fe tác dụng với FeCl3, sau phản ứng thu được FeCl2. Từ đó vận dụng giải các dạng câu hỏi bài tập liên quan đến sắt.
>> Mời các bạn tham khảo thêm một số phương trình phản ứng liên quan
Bạn đang xem: Fe + FeCl3 → FeCl2
Nhiệt độ thường
Với oxi: 3Fe + 2O2 Fe3O4
Với clo: 2Fe + 3Cl2 2FeCl3
Với lưu huỳnh: Fe + S FeS
Ở nhiệt độ cao, sắt phản ứng được với nhiều phi kim.
Tác dụng với với HCl, H2SO4 loãng
Fe + 2HCl → FeCl2 + H2
Tác dụng với H2SO4 đặc, nóng; HNO3 đặc:
2Fe + 6H2SO4 → Fe2(SO4)3 + 3SO2 + 6H2O
Fe + 4HNO3 → Fe(NO3)3 + NO↑ + 2H2O
Fe + 6HNO3 → Fe(NO3)3 + 3NO2 ↑ + 3H2O
Không tác dụng với H2SO4 đặc nguội, HNO3 đặc, nguội
Đẩy được kim loại yếu hơn ra khỏi muối
Fe + CuSO4 → FeSO4 + Cu
Fe + AgNO3 → Fe(NO3)2 + Ag
Câu 1. Cho thanh sắt vào dung dịch H2SO4 loãng sau đó thêm tiếp vài giọt dung dịch CuSO4. Hiện tượng quan sát được là
A. bọt khí bay lên ít và chậm hơn lúc đầu.
B. khí ngừng thoát ra (do Cu bao quanh Fe).
C. bọt khí bay lên nhanh và nhiều hơn lúc đầu.
D. dung dịch không chuyển màu.
Câu 2. Hiện tượng nào xảy ra khi cho kali vào dung dịch FeCl3?
A. sủi bọt khí không màu và có kết tủa nâu đỏ.
B. sủi bọt khí không màu và có kết tủa trắng xanh.
C. sủi bọt khí không màu và có kết tủa màu đỏ
D. sủi bọt khí không màu và có kết tủa xanh.
Câu 3. Cho các thí nghiệm sau:
Thí nghiệm 1: Cho thanh Fe vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm 2: Cho thanh Fe vào dung dịch CuSO4
Thí nghiệm 3: Cho thanh Cu vào dung dịch FeCl3
Thí nghiệm: Cho thanh Fe tiếp xúc với thanh Cu rồi cho vào dung dịch HCl. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 1.
B. 2.
C. 4.
D. 3.
Câu 4. Cho dung dịch NaOH vào ống nghiệm đựng dung dịch FeCl3, hiện tượng quan sát được là:
A. Có kết tủa trắng xanh.
B. Có khí thoát ra.
C. Có kết tủa đỏ nâu
D. Kết tủa màu trắng.
Câu 5. Cho dung dịch axit sunfuric loãng tác dụng với muối natrisunfit (Na2SO3). Chất khí nào sinh ra?
A. Khí hiđro
B. Khí oxi
C. Khí lưu huỳnh đioxit
D. Khí hiđro sunfua
Câu 6. Cho bột Fe vào dung dịch NaNO 3 và H 2 SO 4 . Đến phản ứng hoàn thu được dung dịch A, hỗn hợp khí X gồm NO và H 2 có và chất rắn không tan. Biết dung dịch A không chứa muối amoni. Trong dung dịch A chứa các muối:
A. FeSO4, Fe2(SO4)3, NaNO3, Na2SO4.
B. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4, NaNO3.
C. FeSO4, Na2SO4.
D. FeSO4, Fe(NO3)2, Na2SO4
Câu 7. Có 4 dung dịch riêng biệt : HCl; CuCl2; FeCl3; HCl có lẫn CuCl2. Nhúng vào mỗi dung dịch một thanh Fe nguyên chất. Số trường hợp xuất hiện ăn mòn điện hoá là
A. 0
B. 1
C. 2
D. 3
Câu 8. Cho mẩu Cu vào dung dịch FeCl3. Hiện tượng xảy ra là:
A. Kim loại Fe màu trắng bám vào Cu, dung dịch chuyển sang màu xanh.
B. Đồng tan ra, sủi bọt khí không màu và kết tủa màu trắng.
C. Không hiện tượng, vì phản ứng không xảy ra.
D. Đồng tan ra, dung dịch từ màu đỏ nâu chuyển sang màu xanh.
Câu 9. Sắt có tính chất vật lý nào dưới đây:
A. Màu trắng bạc, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt kém.
B. Màu trắng bạc, nặng, có ánh kim, dẫn điện, dẫn nhiệt tốt
C. Màu trắng xám, nặng, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt
D. Màu trắng xám, nhẹ, có ánh kim, dẫn điện và dẫn nhiệt tốt.
Câu 10. Cho 3,92 gam một kim loại chưa biết hóa trị tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 loãng, thu được 10,64 gam muối sunfat. Kim loại đã dùng là:
A. Mg
B. Al
C. Zn
D. Fe
Câu 11. Cho m gam Fe tác dụng hoàn toàn với dung dịch H2SO4 đặc, nóng (dư) thu được 3,36 lít khí SO2 sản phầm khử duy nhất (ở đktc). Tính giá trị của m?
A. 11,2 gam
B. 5,6 gam
C. 8,4 gam
D. 14 gam
Câu 12. Cho bột Fe vào dung dịch gồm AgNO3 và Cu(NO3)2. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được dung dịch X gồm 2 muối và chất rắn Y gồm 2 kim loại. Hai muối trong X và 2 kim loại trong Y lần lượt là:
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Cu, Fe.
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2 và Ag, Cu.
C. Fe(NO3)2, Fe(NO3)3 và Cu, Ag.
D. Cu(NO3)2, AgNO3 và Cu, Ag
Câu 13. Cho dung dịch NaOH đến dư vào dung dịch FeCl2 thấy xuất hiện kết tủa
A. trắng xanh, sau đó chuyển nâu đỏ.
B. keo trắng, sau đó tan dần.
C. keo trắng không tan.
D. nâu đỏ.
Câu 14. Thực hiện các thí nghiệm sau:
(1) Cho Si vào dung dịch NaOH (dư).
(2) Điện phân dung dịch NaCl dư bằng điện cực trơ, không màng ngăn xốp.
(3) Cho khí H2S vào dung dịch chứa FeCl3.
(4) Dẫn luồng khí H2 qua ống sứ chứa CuO nung nóng.
(5) Cho bột Ni vào dung dịch FeCl3 dư.
Số thí nghiệm thu được đơn chất là
A. 5.
B. 3.
C. 2.
D. 4.
Câu 15. Hoà tan m gam hỗn hợp gồm Al, Fe vào dung dịch H2SO4 loãng (dư). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch X. Cho dung dịch Ba(OH)2 (dư) vào dung dịch X, thu được kết tủa Y. Nung Y trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được chất rắn Z là:
A. hỗn hợp gồm Al2O3 và Fe2O3
B. hỗn hợp gồm BaSO4 và Fe2O3
C. hỗn hợp gồm BaSO4 và FeO
D. Fe2O3
………………………
Hy vọng thông qua nội dung phương trình phản ứng FeCl3 ra FeCl2, cũng như các nội dung lý thuyết tài liệu cung cấp, bạn đọc có thể hoàn thành tốt các câu hỏi củng cố sau phần lý thuyết.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/04/2024 11:13
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…