Theo thói quen mua sắm bạn luôn muốn trữ nhiều các loại củ như khoai tây, khoai lang, củ sắn,… vì chúng có hạn sử dụng lâu hơn rau quả bình thường. Nhưng qua thời gian thì những loại củ này sẽ lên mầm, bạn sẽ băn khoăn liệu củ sắn lên mầm có ăn được không? Hãy cùng Bách Hóa Xanh tìm lời giải đáp cho câu hỏi này.
Củ sắn hay còn gọi là củ đậu phần thịt bên trong củ có màu trắng trong, kết cấu giòn giòn có vị ngọt nhẹ và thanh mát. Ta có thể ăn sống củ sắn hoặc chế biến thành nhiều món ăn khác nhau.
Bạn đang xem: Củ sắn mọc mầm có ăn được không?
Trong thành phần của củ sắn chứa tới 80-90% nước, 4.51% là đường Glucose, 2.4% tinh bột, vitamin C, chất khoáng,… cần thiết cho cơ thể. Vì vậy củ sắn có tác dụng giải nhiệt, giải khát, hỗ trợ hệ tiêu hóa và tim mạch rất hiệu quả mà trong củ đậu cũng không có chất béo nên hoàn toàn phù hợp với tất cả mọi người.
Củ sắn còn được các chị em phụ nữ yêu thích bởi khả năng làm đẹp da, giảm cân hiệu quả và có thể sử dụng để đắp mặt nạ cấp ẩm cho da mặt. Các chị em có thể cắt lát mỏng củ sắn đắp lên da mặt hoặc ép lấy nước thoa lên da mặt sẽ giúp da mịn màng, căng bóng hơn và loại bỏ các chất độc trong lỗ chân lông.
Theo bác sĩ Võ Văn Thái – Trường Cao Đẳng Y Dược TPHCM cho biết:” Trên thực tế mặc dù ở trạng thái bình thường củ sắn chứa rất nhiều chất dinh dưỡng giúp ích cho sức khỏe, nhưng khi mọc mầm những chất dinh dưỡng này lại chuyển hóa thành một dạng chất nguy hiểm, gây tiêu chảy, buồn nôn, ngộ độc nặng nếu ăn phải. Vì vậy người tiêu dùng đừng tiếc của mà ăn củ sắn mọc mầm”.
Khi củ sắn mọc mầm, củ sẽ sản sinh ra chất Alkaloid Solanine – đây là một trong những chất tự nhiên để bảo vệ cây, chống lại côn trùng và các tác nhân gây bệnh như các loại nấm mốc. Nhưng lại vô cùng có hại cho sức khỏe con người khiến củ sắn mọc mầm trở thành loại củ cực độc không thể ăn được. Chất độc này có thể gây ra các triệu chứng như tiêu chảy, ói mửa, đau tức ngực và thậm chí tử vong.
Vì vậy để bảo vệ sức khỏe cho gia đình và chính bản thân mình, trước khi ăn củ sắn bạn nên kiểm tra kỹ bề mặt củ trước khi ăn để tránh những chất độc gây hại này.
Xem thêm : Mẹ bầu ăn sữa chua nha đam được không?
Tham khảo: Tìm hiểu về củ sắn, tác dụng và cách chế biến
Hy vọng qua bài viết này bạn có thể biết được sự nguy hiểm của củ sắn mọc mầm để có thể phòng tránh trước khi ăn nhé!
Chọn mua củ sắn tươi ngon, chất lượng có bán tại Bách hóa XANH nhé:
Kinh nghiệm hay Bách Hóa XANH
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 03/04/2024 09:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024