Tài sản cố định là một bộ phận tài sản quan trọng của doanh nghiệp dù là loại hình thương mại hay sản xuất. Hãy cùng MISA AMIS tìm hiểu cụ thể về khái niệm tài sản cố định, điều kiện ghi nhận và các quy định có liên quan.
Tài sản cố định là các tư liệu lao động có giá trị lớn, tham gia vào nhiều chu kỳ kinh doanh, được sử dụng nhằm tạo ra lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp, đồng thời đáp ứng các điều kiện ghi nhận TSCĐ của nhà nước. Những TSCĐ thường thấy trong doanh nghiệp như: nhà cửa, máy móc, thiết bị, ô tô…
Bạn đang xem: Tài sản cố định là gì? Điều kiện ghi nhận, cách phân loại TSCĐ
Các tư liệu lao động là những tài sản hữu hình đáp ứng các tiêu chí: Có kết cấu độc lập; Hoặc là một hệ thống gồm nhiều bộ phận tài sản riêng lẻ liên kết với nhau để cùng thực hiện các chức năng nhất định mà nếu thiếu bất kỳ một bộ phận nào thì cả hệ thống không thể hoạt động được
Nếu thoả mãn đồng thời cả ba tiêu chuẩn dưới đây thì được coi là tài sản cố định:
Khi xem xét hệ thống gồm nhiều tài sản riêng lẻ liên kết với nhau, bộ phận đó vẫn được coi là tài sản cố định độc lập nếu thỏa mãn các điều kiện sau:
Ví dụ: Bản quyền, bằng sáng chế, chương trình phần mềm…
** Lưu ý: Những khoản chi phí không đồng thời thỏa mãn cả ba tiêu chuẩn nêu tại khoản 1 Điều 3 Thông tư này thì được hạch toán trực tiếp hoặc được phân bổ dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.
Căn cứ vào điều kiện số 3 trong điều kiện ghi nhận TSCĐ, để được ghi nhận là TSCĐ thì tài sản đó phải có nguyên giá từ 30 triệu đồng trở lên. Như vậy, các trường hợp thỏa mãn những điều kiện còn lại nhưng không thỏa mãn điều kiện về nguyên giá thì cũng không được ghi nhận là TSCĐ mà sẽ ghi nhận là CCDC.
Tuy nhiên, có rất nhiều kế toán do nhầm lẫn trong quá trình xác định nguyên giá TSCĐ nên đã ghi nhận thành TSCĐ. Ví dụ: Công ty A mua một lô hàng trị giá 250 triệu đồng, chi phí vận chuyển 20 triệu đồng. Lô hàng gồm 10 máy tính để bàn sử dụng tại văn phòng.
Nếu hiểu sai, kế toán sẽ ghi nhận TSCĐ trị giá 270 triệu đồng.
Tuy nhiên, cách tính đúng phải là
Xem thêm : Tổng hợp 17 các phong tục ngày Tết cổ truyền thiêng liêng của Việt Nam
=> Nguyên giá TSCĐ: (250+20) / 10 = 27 triệu đồng < 30 triệu đồng
Tức là ghi nhận máy tính là công cụ dụng cụ.
>> Xem thêm:
Đây là một sai lầm nghiêm trọng song lại thường xuyên xảy ra. Việc các doanh nghiệp mua cùng 1 lúc nhiều thiết bị giống nhau là điều bình thường, ví dụ doanh nghiệp có thể mua 3 chiếc máy in đời mới cùng loại giá 50 triệu đồng/máy để dùng cho văn phòng.
Nhiều kế toán trong trường hợp này khi ghi tăng TSCĐ sẽ ghi chung mã cho cả 3 thiết bị. Tuy nhiên, không thể ghi nhận như vậy mà phải tách riêng từng thiết bị theo dõi với một mã riêng. Bởi lẽ, nếu xuất hiện trường hợp doanh nghiệp phải sửa chữa hoặc thanh lý một trong các thiết bị thì sẽ gây ra những sai sót trong ghi nhận.
Hiện nay, các doanh nghiệp thường sử dụng luôn phần mềm kế toán để theo dõi, ghi nhận TSCĐ đầy đủ, chính xác hơn, chẳng hạn như phần mềm kế toán MISA AMIS có thể hỗ trợ tất cả các nghiệp vụ liên quan đến quản lý chứng từ, hạch toán, điều chuyển, sửa chữa hay thanh lý TSCĐ.
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy được cơ cấu đầu tư của doanh nghiệp vào TSCĐ hữu hình và vô hình, từ đó lựa chọn các quyết định đầu tư đúng đắn hoặc điều chỉnh cơ cấu đầu tư sao cho phù hợp và có hiệu quả nhất.
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 2 loại:
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy rõ kết cấu TSCĐ và vai trò, tác dụng của TSCĐ trong quá trình sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, tạo điều kiện thuận lợi cho việc quản lý, sử dụng TSCĐ và tính toán khấu hao chính xác.
Căn cứ vào tình hình sở hữu có thể chia TSCĐ thành 2 loại:
Xem thêm : Hướng dẫn cách lăn trứng gà trị mụn tại nhà
– TSCĐ thuê hoạt động là những TSCĐ doanh nghiệp thuê về sử dụng trong 1 thời gian nhất định theo hợp đồng, khi kết thúc hợp đồng TSCĐ phải được trả lại bên cho thuê. Đối với loại TSCĐ này, doanh nghiệp không tiến hành trích khấu hao, chi phí thuê TSCĐ được hạch toán vào chi phí sản xuất kinh doanh trong kỳ.
– TSCĐ Thuê tài chính: xem chi tiết tại bài viết: Tài sản cố định thuê tài chính là gì?
Theo tiêu thức phân loại này, TSCĐ của doanh nghiệp được chia thành 3 loại:
Cách phân loại này giúp cho người quản lý thấy mức độ sử dụng có hiệu quả các TSCĐ của doanh nghiệp như thế nào, từ đó có biện pháp nâng cao hơn nữa hiệu quả sử dụng của chúng.
Căn cứ vào nguồn hình thành có thể chia TSCĐ trong doanh nghiệp thành 2 loại:
Cách phân loại này giúp người quản lý thấy được TSCĐ của doanh nghiệp được hình thành từ nguồn nào, từ đó có biện pháp theo dõi, quản lý và sử dụng TSCĐ sao cho có hiệu quả nhất.
Khái niệm Định nghĩa TSCĐ tương tự là TSCĐ có công dụng tương tự trong cùng một lĩnh vực kinh doanh và có giá trị tương đương. Nguyên giá TSCĐ toàn bộ các chi phí mà doanh nghiệp phải bỏ ra để có tài sản cố định hữu hình tính đến thời điểm đưa tài sản đó vào trạng thái sẵn sàng sử dụng. Giá trị hợp lý của TSCĐ là giá trị tài sản có thể trao đổi giữa các bên có đầy đủ hiểu biết trong sự trao đổi ngang giá. Hao mòn TSCĐ là sự giảm dần giá trị sử dụng và giá trị của tài sản cố định do tham gia vào hoạt động sản xuất kinh doanh, do bào mòn của tự nhiên, do tiến bộ kỹ thuật… trong quá trình hoạt động của TSCĐ. Giá trị hao mòn lũy kế của tài sản cố định là tổng cộng giá trị hao mòn của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Khấu hao tài sản cố định là việc tính toán và phân bổ một cách có hệ thống nguyên giá của TSCĐ vào chi phí sản xuất, kinh doanh trong thời gian trích khấu hao của tài sản cố định. Thời gian trích khấu hao TSCĐ là thời gian cần thiết mà doanh nghiệp thực hiện việc trích khấu hao TSCĐ để thu hồi vốn đầu tư TSCĐ. Số khấu hao lũy kế của tài sản cố định là tổng cộng số khấu hao đã trích vào chi phí sản xuất, kinh doanh qua các kỳ kinh doanh của tài sản cố định tính đến thời điểm báo cáo. Giá trị còn lại của TSCĐ là hiệu số giữa nguyên giá của TSCĐ và số khấu hao luỹ kế (hoặc giá trị hao mòn luỹ kế) của TSCĐ tính đến thời điểm báo cáo. Sửa chữa TSCĐ là việc duy tu, bảo dưỡng, thay thế sửa chữa những hư hỏng phát sinh trong quá trình hoạt động nhằm khôi phục lại năng lực hoạt động theo trạng thái hoạt động tiêu chuẩn ban đầu của tài sản cố định.
>> Xem thêm: Chi tiết cách hạch toán sửa chữa TSCĐ
Nâng cấp TSCĐ là hoạt động cải tạo, xây lắp, trang bị bổ sung thêm cho TSCĐ nhằm nâng cao công suất, chất lượng sản phẩm, tính năng tác dụng của TSCĐ so với mức ban đầu hoặc kéo dài thời gian sử dụng của TSCĐ; đưa vào áp dụng quy trình công nghệ sản xuất mới làm giảm chi phí hoạt động của TSCĐ so với trước.
Bên cạnh các nghiệp vụ liên quan đến tài sản cố định, phần mềm kế toán hỗ trợ như phần mềm kế toán online MISA AMIS được ra đời để tự động hóa đến 80% công việc mà một kế toán phải xử lý hàng ngày:
Đặc biệt, tất cả nghiệp vụ trên đều có thể thực hiện mọi lúc, mọi nơi trên thiết bị máy tính có kết nối internet. Đăng ký trải nghiệm bản demo phần mềm kế toán online MISA AMIS để trực tiếp tham khảo về những tính năng, phân hệ này:
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/05/2024 19:52
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024