Categories: Tổng hợp

Phương pháp để học tốt toán lớp 3 tính giá trị biểu thức

Published by
Video giá trị của biểu thức là gì

Toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức là bài toán gây nhiều khó khăn cho con khi học. Bài học này vuihoc.vn cung cấp một số dạng toán và quy tắc tính.

Xem thêm:

  • Kiến thức quan trọng để học tốt toán lớp 3 tìm x có dư
  • Bài học quan trọng toán lớp 3 số La Mã
  • Bài học toán lớp 3 làm quen với thống kê số liệu

1. Giới thiệu về bài học tính giá trị của biểu thức

1.1 Biểu thức là gì?

Biểu thức gồm các số được nối với nhau bởi các phép tính.

VD:

1 + 2 + 3

5 x 4 : 2

1.2 Giá trị biểu thức là gì?

Giá trị biểu thức là kết quả sau khi thực hiện các phép tính trong biểu thức. Giá trị biểu thức là kết quả của các phép tính.

VD:

Biểu thức: 13 + 20 + 10 = 43

Trong đó:

13 + 20 + 10 là biểu thức

43 là giá trị của biểu thức

2. Tính giá trị của biểu thức

2.1 Thứ tự ưu tiên phép tính cộng trừ hoặc nhân chia

Thứ tự thực hiện phép tính tính giá trị biểu thức

VD: Tính giá trị của biểu thức

20 + 50 – 22

= 70 – 22

= 48

2.2 Thứ tự ưu tiên phép tính chứa cộng trừ nhân chia

VD: Tính giá trị của biểu thức

40 + 30 : 6

= 40 + 5

= 45

2.3 Thứ tự ưu tiên với biểu thức chứa dấu ngoặc

  • Nếu biểu thức chứa các loại dấu ngoặc như: ngoặc tròn (), ngoặc vuông [], ngoặc nhọn {} thì thực hiện các phép tính trong ngoặc trước. Sau đó thực hiện các phép tính ngoài ngoặc.

VD: Tính giá trị biểu thức

10 + 20 + (50 – 10)

= 10 + 20 + 40

= 70

  • Thực hiện các phép tính trong các ngoặc (), [], {} thì thực hiện theo thứ tự như sau: ngoặc tròn () đến ngoặc vuông [] và cuối cùng là ngoặc nhọn {}.

VD: Tính giá trị của biểu thức

36 + 4 x [30 + (20 – 4)]

= 36 + 4 x [30 + 16]

= 36 + 4 x 46

= 36 + 184

= 220

Những quy tắc toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức trên đây các con cần phải học thuộc bằng cách rèn luyện làm nhiều bài tập.

3. Bài tập vận dụng toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức

Các con hoặc phụ huynh hướng dẫn con học toán lớp 3 dạng toán tính giá trị của biểu thức nên bắt đầu từ các dạng toán cơ bản, dần lên nâng cao. Có như vậy, các con mới có thể nắm vững các quy tắc tính giá trị biểu thức. Nên bắt đầu dạy con các dạng toán từ 2 đến 3 phép tính.

Dưới đây là các bài tập toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức từ cơ bản đến nâng cao, các con và phụ huynh tham khảo:

3.1 Các dạng bài toán tính giá trị biểu thức lớp 3 cơ bản

Bài 1:

Tính các giá trị biểu thức sau:

a) 20 – 5 + 10

b) 60 + 20 – 5

c) 25 + 30 – 7

d) 49 : 7 x 5

e) 56 : 7 x 4

Bài 2:

Tính giá trị của biểu thức sau:

a) 25 – (20 – 10)

b) 80 – (30 + 25)

c) 125 + (13 + 7)

d) 416 – (25 – 11)

e) (65 + 15) x 2

f) 48 : (6 : 3)

g) (74 – 14) : 2

h) 81 : (3 x 3)

Đáp án

Bài 1:

a) 25

b) 75

c) 48

d) 35

e) 32

Bài 2:

a) 25 – (20 – 10)

= 25 – 10

= 15

b) 80 – (30 + 25)

= 80 – 55

= 25

c) 125 + (13 + 7)

= 125 + 20

= 145

d) 416 – (25 – 11)

= 416 – 14

= 402

e) (65 + 15) x 2

= 80 x 2

= 160

f) 48 : (6 : 3)

= 48 : 2

= 24

g) (74 – 14) : 2

= 60 : 2

= 30

h) 81 : (3 x 3)

= 81 : 9

= 9

3.2 Các dạng bài toán tính giá trị biểu thức lớp 3 nâng cao

Con cần nắm chắc các kiến thức cơ bản và phương pháp tính giá trị biểu thức lớp 3 để làm các dạng bài nâng cao dưới đây.

Bài 1:

Tính nhanh giá trị của biểu thức

a) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

b) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213

c) 52 + 37 + 48 + 63

Bài 2:

Tính tổng giá trị của dãy số

a) 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 (có 111 số 7)

b) 1 + 2 + 3 + 4 + 5 + … + 2015

Bài 3:

Có 108 chiếc tất, được xếp đều vào trong 3 ngăn tủ. Hỏi mỗi ngăn tủ có bao nhiêu tất?

Bài 4: Tính giá trị biểu thức sau:

Đáp án

Bài 1:

a) 24 x 5 + 24 x 3 + 24 x 2

= 24 x (5 + 3 + 2)

= 24 x 10

= 240

b) 213 x 37 + 213 x 39 + 23 x 213 + 213

= 213 x (37 + 39 + 23 + 1)

= 213 x 100

= 21300

c) 52 + 37 + 48 + 63

= (52 + 48) + (37 + 63)

= 100 + 100

= 200

Bài 2:

a) 7 + 7 + 7 + … + 7 – 777 (có 111 số 7)

= 7 x 111 – 777

= 777 – 777

= 0

b) Dãy số có số các số hạng là:

(2015 – 1) : 1 + 1 = 2015 (số hạng)

Giá trị của dãy số trên là:

(2015 + 1) x 2015 : 2 = 2031120

Đáp số: 2031120

Bài 3:

Bài giải:

Mỗi ngăn tủ có số chiếc tất là:

108 : 3 = 36 (chiếc)

Mỗi ngăn tủ có số đôi tất là:

36 : 2 = 18 (đôi)

Đáp số: 18 đôi tất.

Toán lớp 3 tính giá trị của biểu thức không khó khăn nếu con nắm chắc quy tắc và rèn luyện thường xuyên. Các bậc phụ huynh cùng con tham gia các khóa học trên Vuihoc.vn để học toán không còn là chuyện khó nhằn!

This post was last modified on 29/01/2024 04:44

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

10 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

13 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

18 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

18 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

20 giờ ago