Dạng 1: Cách xác định giới hạn đo và độ chia nhỏ nhất của thước đo
– Xác định giới hạn đo: Là giá trị lớn nhất ghi trên thước.
Bạn đang xem: Phương pháp giải một số dạng bài tập về đo độ dài
– Xác định độ chia nhỏ nhất ta thực hiện theo các bước sau:
+ Xác định đơn vị đo của thước.
+ Xác định n là số khoảng cách chia giữa hai số ghi liên tiếp (số bé và số lớn).
+ ĐCNN =(số lớn – số bé)/n ( có đơn vị như đơn vị ghi trên thước).
Ví dụ: Trên thước kẻ có ghi số lớn nhất là 30 cm. Giữa số 1 và số 2 có 5 khoảng chia thì thước đó có:
+ Giới hạn đo (GHĐ) là 30 cm
+ Độ chia nhỏ nhất (ĐCNN) ( = frac{{2 – 1}}{5} = 0,2cm)
Dạng 2: Cách đặt thước và đọc kết quả
– Đặt thước dọc theo độ dài cần đo sao cho một đầu của vật ngang bằng với vạch số 0 của thước.
– Đọc và ghi kết quả đo theo vạch chia gần nhất với đầu kia của vật theo công thức:
Xem thêm : Sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không?
(l = N + left( {n’.DCNN} right))
Trong đó:
+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo.
+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch có giá trị nhỏ (N) đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật.
Ví dụ:
Dựa vào hình vẽ trên ta có:
+ Giữa số 0 và số 1 có 5 khoảng chia => n = 5
+ ĐCNN ( = frac{{1 – 0}}{5} = 0,2cm)
+ N là giá trị nhỏ nhất ghi trên thước mà ở gần đầu kia của vật cần đo => N = 7
+ n’ là số khoảng chia kể từ vạch N = 7 đến vạch chia gần nhất với đầu kia của vật => n’ = 3
Vậy chiều dài của bút chì là:
(l = 7 + left( {3.0,2} right) = 7,6cm)
Xem thêm : 10 cầu thủ xuất sắc nhất lịch sử: Messi chễm chệ ngôi đầu, Ronaldo xếp gần cuối
Dạng 3: Cách ước lượng và chọn thước đo phù hợp
– Ước lượng: Bằng mắt và kinh nghiệm trong cuộc sống ta đoán độ dài cần đo khoảng bao nhiêu.
– Chọn thước đo:
+ Kích thước cần đo lớn: Chọn thước đo có GHĐ lớn sao cho số lần thực hiện đo là ít nhất (Nếu có hai thước đo cùng GHĐ thì ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất).
+ Kích thước cần đo nhỏ: Cần có độ chính xác cao nên ta chọn thước có ĐCNN có giá trị nhỏ nhất.
– Tùy thuộc vào hình dạng của vật cần đo độ dài mà ta chọn thước kẻ, thước mét, thước dây hay thước kẹp.
Ví dụ:
+ Muốn đo độ dài của cái bàn ta dùng thước mét.
+ Muốn đo độ dày của quyển vở ta dùng thước kẻ.
+ Muốn đo đường kính của viên bi ta dùng thước kẹp.
+ Muốn đo chu vi của thân cây ta dùng thước dây.
Loigiaihay.com
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 09/04/2024 07:08
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024