Chế độ dinh dưỡng cho phụ nữ sau khi sinh luôn quan trọng và cần phải đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Tuy nhiên, các mẹ sau khi sinh có được ăn mì tôm không? Cùng theo dõi lời hồi đáp đến từ các chuyên gia sức khỏe Mabio qua bài viết dưới đây nhé!
- Vốn tự có (Core Capital) là gì? Đặc điểm của Vốn tự có
- Cách mạng khoa học-công nghệ và tác động của nó đến con người và xã hội Việt Nam
- Tháng 11 là ngày gì của con trai? NNN là gì?
- Cẩm nang toàn tập: Nữ 2003 lấy chồng tuổi gì hợp? Nên tránh tuổi nào?
- Uống thuốc nhuận tràng bao lâu thì có tác dụng? Nên uống trước hay sau ăn?
Hỏi: Sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không?
“Chào các chuyên gia của Mabio. Chẳng là vợ em mới sinh em bé và thèm ăn mì tôm nên cứ bắt em nấu mì tôm cho ăn. Mà em thấy mì tôm làm gì có chất gì đâu ăn còn sợ nổi mụn không tốt cho bà đẻ nên em muốn nhắn hỏi các chuyên gia rằng sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không? Rất mong được các chuyên gia giải đáp sớm ạ. Em chân thành cảm ơn!”
Bạn đang xem: Sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không?
(Hoàng Phương – Thái Bình)
Giải đáp: Phụ nữ sau khi sinh 1 đến 3 tháng có nên ăn mì tôm hay không
Chào bạn Hoàng Phương! Trước hết chúng tôi rất ủng hộ tinh thần chăm sóc vợ của bạn. Sau đó, với câu hỏi sau khi sinh 1 đến 3 tháng ăn mì tôm có được không chúng tôi sẽ trả lời như sau:
Mì tôm được biết đến là món ăn nhanh rất phổ biến tại Việt Nam và các nước trong khu vực châu Á. Trong thành phần của mì tôm hay mì ăn liền chủ yếu là bột mì, chất bột đường, chất béo và protein. Với những thành phần này có lẽ ai cũng cho rằng đã đủ dinh dưỡng với cơ thể.
Tuy nhiên, mì tôm chỉ đáp ứng lượng calo như một bữa ăn phụ và không thể thay thế với bữa ăn chính. Đặc biệt với cơ thể các bà mẹ sau khi sinh phải cần một lượng dinh dưỡng lớn và đầy đủ cho cơ thể sau quá trình vượt cạn.
Chưa kể đến, mì tôm thường được đóng gói bao gồm chất bảo quản cùng với nhiều phụ gia khác đi kèm. Chính vì thế mà ít nhiều đều có ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó, nếu vợ bạn Hoàng Phương mới sinh em bé được 1 tháng thì không nên ăn mì tôm. Thời gian này vợ bạn cần được chăm sóc đặc biệt về chế độ dinh dưỡng vì cơ thể và sức khỏe yếu vì mới sinh đồng thời phải cho con bú nữa nên hay tham khảo kỹ thực đơn dinh dưỡng cho bà đẻ nhé: Thực đơn 7 ngày lợi sữa cho bà đẻ giúp mẹ sau sinh nhiều sữa
Xem thêm : Ăn ổi vào 4 thời điểm này tốt hơn thuốc bổ, còn 3 thời điểm này lại được khuyến cáo không nên ăn
Sau tháng ở cữ, khi đã được gần 3 tháng hoặc ngoài 3 tháng sau khi sinh, lúc này cơ thể mẹ đã dần được ổn định thì có thể nới lỏng chế độ ăn, đặc biệt là những món ăn phải kiêng trong tháng đầu. Và đối với món mì tôm, lúc này, bạn có thể cho vợ ăn từ 1 – 2 gói cho thỏa cơn thèm chứ không nên chiều vợ để vợ ăn nhiều mì tôm sau khi sinh nhé!
Bên cạnh đó, chúng tôi muốn chia sẻ thêm về những tác hại của việc ăn nhiều mì tôm sau khi sinh để bạn Hoàng Phương cũng như quý bạn đọc có thể hiểu rõ được vấn đề này. Cụ thể, nếu ăn nhiều mì tôm, mẹ bỉm sữa có nguy cơ phải đối mặt với những điều sau:
- Mất sữa: Trong thành phần của mì tôm chủ yếu là lúa mạch nên rất có thể gây ra tình trạng mất sữa nếu ăn mì tôm sau khi sinh không kiểm soát.
- Nóng trong: Ngay cả với những người bình thường hay phụ nữ sau khi sinh ăn mì tôm đều không tránh khỏi tình trạng gây nóng trong mà biểu hiện cụ thể là tình trạng nổi mụn da mặt, thậm chí có thể thúc đẩy quá trình lão hóa da nhanh hơn.
- Ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa: Ăn nhiều mì tôm sau khi sinh cũng không thể loại trừ nguy cơ gây rối loạn hệ tiêu hóa, làm hỏng thận vì trong thành phần của mì tôm chứa rất nhiều muối và các chất phụ gia không tốt.
- Loãng xương: Mặc dù không phổ biến nhưng với những thành phần trong mì tôm thì không thể tránh được nguy cơ bị loãng xương.
Chính vì những tác hại không tốt này nên bạn Hoàng Phương và nhiều mẹ bỉm sữa khác nếu đọc được bài viết này cần hạn chế tối đa việc ăn mì tôm sau khi sinh nhé!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp