Xem thêm : Tháng 8 cung gì? Tính cách, tình duyên, sự nghiệp
Các mẹ có biết có một số loại rau củ sau khi đã mọc mầm sẽ mất đi giá trị dinh dưỡng ban đầu, có loại còn sản sinh ra độc tố có thể ảnh hưởng tới sức khỏe, thậm chí dẫn tới tử vong? Nếu thấy rau củ trong nhà xuất hiện những dấu hiệu sau mẹ đừng “tiếc của” mà rước bệnh vào nhà nhé! 1. Củ khoai tây đã mọc mầm chứa một lượng lớn độc tố, người ăn dễ bị ngộ độc. Khoai tây bình thường chứa nhiều tinh bột và chất dinh dưỡng có lợi cho cơ thể. Tuy nhiên khi củ khoai đã mọc mầm thì tốt nhất là bỏ đi, bởi lúc này nó chứa một lượng lớn chất solanine và chaconine rất độc. Người dùng được khuyên, khi chế biến nên gọt bỏ phẩn củ đã biến thành màu xanh, tím hoặc chỗ nảy mầm, nhưng tốt nhất là vứt bỏ cả củ. Theo các nghiên cứu gần đây, khi bị trúng độc khoai tây, người bệnh có biểu hiện khô cổ họng, khó thở, nôn mửa, tê lưỡi, đau bụng tiêu chảy, chóng mặt… Trường hợp nặng thì nhiệt độ cơ thể tăng cao đột ngột, sau đó co giật, hôn mê, suy hô hấp, thậm chí tử vong. Để đảm bảo an toàn, bà nội trợ cần lưu ý một số vấn đề sau: – Chọn mua củ khoai màu vàng thì tốt hơn ngả sang trắng. Củ nào cầm lên thấy nặng, lành lặn, vỏ trơn nhẵn sẽ tươi ngon hơn- Không để khoai tây nơi có ánh sáng và không trữ quá 12 ngày. Khi gọt vỏ khoai, nếu thấy vệt màu xanh thì nên khoét bỏ. – Để hạn chế ngộ độc, trước khi bỏ khoai vào chết biến nên ngâm vào nước muối loãng vài giờ, khi nấu cho thêm ít giấm ăn để loại bỏ độc tố. 2. Các loại đậu bị mọt Đâu là một loại thực phẩm dinh dưỡng rất tốt cho cơ thể người. Tuy nhiên khi hạt để lâu rất dễ bị sâu mọt phá hoại, thành phần dinh dưỡng của chúng giảm xuống rất thấp. Chưa kể đến, nếu để quá lâu độc tố được sản sinh trong quá trình mầm phát triển. Loại độc tố này có hại cho cơ thể người, gây nên bệnh ung thư gan. Lúc đầu mầm có màu vàng, sau chuyển thành màu xanh vàng, cuối cùng là màu xanh lục. 3. Gừng mọc mầm, dập nát Gừng bị nẫu, mọc mầm mặc dù vẫn còn vị cay nhưng cũng nguy hiểm nếu dùng vì nếu chế biến nó có thể sinh ra chất lưu huỳnh, độc tố gây tổn thương cho gan. Nhiều nghiên cứu thấy rằng do quá trình dập nát, cũ hỏng mà bên trong củ gừng đã xảy ra một chất độc hại có tên là shikimol.Khi ăn loại gừng này, dạ dày và ruột hấp thụ được rất ít chất dinh dưỡng, có khi nó còn làm cho tế bào gan nhiễm độc và biến tính, tổn hại tới công năng bài tiết của gan. Vì vậy, khi chọn gừng, bạn cần chọn gừng tươi, bề ngoài không bị héo, dập nát, mục nhũn. 4. Hành tím mọc mầm, khô héo Tuy không độc nhưng khi ăn phải hành mọc mầm sẽ không mang lại giá trị dinh dưỡng. Nguyên nhân là do khi bị mọc mầm, các chất dinh dưỡng sẽ được nuôi cái mầm đó nên khiến hành bị xốp, ọp, mất đi chất tinh dầu không còn thơm ngon và dậy mùi nữa. Chính vì vậy, trong các bữa ăn hằng ngày các chị em không nên cố tình để hành mọc mầm mới ăn, vừa không ngon mà chất chống oxy hóa lại chả được là bao.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 21/03/2024 14:44
3 ngày cuối tháng 10 âm lịch - Thời điểm làm giàu đã cận kề,…
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…