Hỏi
Chào bác sĩ,
Bạn đang xem: Tức ngực khi mang thai 5 tháng có truyền nước được không?
Cháu có thai 5 tháng. Gần đây, cháu thường xuyên bị stress, mất ngủ, khóc nhiều, đâm ra tức ngực, khó thở. Vậy bác sĩ cho cháu hỏi tức ngực khi mang thai 5 tháng có truyền nước được không? Cháu có nên đi truyền nước không thưa bác sĩ? Cháu cảm ơn bác sĩ.
Lê Thị Trang (2001)
Xem thêm : Các loại sữa hạt trên thị trường
Trả lời
Được giải đáp bởi Bác sĩ chuyên khoa I Tô Thị Thanh Hương – Trung tâm Sức khỏe phụ nữ, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Times City.
Chào bạn,
Với câu hỏi “Tức ngực khi mang thai 5 tháng có truyền nước được không?”, bác sĩ xin giải đáp như sau:
Các chỉ số trong máu, muối, đường, chất điện giải,… ở cơ thể người đều có một mức giá trị nhất định, khi giá trị này giảm đi thì phải bù đắp thêm vào để không làm mất sự cân bằng. Lúc này, cần thực hiện xét nghiệm máu để kiểm tra chính xác lượng mất đi từ đó có những biện pháp bù đắp với liều lượng thích hợp. Do đó, việc khám và xét nghiệm kiểm tra rất quan trọng trước khi truyền dịch, để có thể kiểm soát được lượng nước đưa vào cơ thể không ít hơn và cũng không nhiều hơn.
Xem thêm : Hệ thống tài khoản – 154. Chi phí sản xuất, kinh doanh dở dang.
Tuy nhiên, nếu thuộc một trong số những đối tượng sau thì vẫn cho bệnh nhân truyền nước trước khi có kết quả xét nghiệm: Bệnh nhân bị mất máu, mất nước, ngộ độc, trước và sau thực hiện phẫu thuật.
Hiện nay, việc tự ý truyền dịch tại nhà khi cảm thấy cơ thể mệt mỏi, ngủ ít, ăn uống kém,… rất phổ biến. Không phải lúc nào truyền cũng tốt, tùy theo thể trạng và đối tượng bệnh nhân mà sẽ có nhóm dịch truyền khác nhau. Do đó, việc truyền dịch mà không được bác sĩ kiểm tra rất dễ xảy ra tai biến và gây nên những hậu quả nghiêm trọng.
Đối với một số trường hợp bị mất nước nhưng vẫn còn khả năng ăn uống thì việc truyền dịch lại không hiệu quả bằng việc uống trực tiếp. Ví dụ: Truyền một chai muối 9% chỉ tương đương với việc bạn uống trực tiếp một bát canh, truyền Glucose 5% chỉ như uống một muỗng cà phê đường. Vì vậy, bạn nên thư giãn, vận động nhẹ nhàng, ăn uống đủ chất dinh dưỡng tránh nguy cơ cảm xúc quá mức gây mệt mỏi và mất ngủ. Bạn cũng cần có gia đình bên cạnh để động viên và chia sẻ cảm xúc để có một thai kỳ an toàn con khỏe mạnh. Nếu bạn hay tức ngực, khó thở cũng cần đi kiểm tra chuyên khoa Tim mạch để bác sĩ xem bạn có vấn đề gì không.
Nếu bạn còn thắc mắc về tức ngực khi mang thai, bạn có thể đến bệnh viện thuộc Hệ thống Y tế Vinmec để kiểm tra và tư vấn thêm. Cảm ơn bạn đã tin tưởng và gửi câu hỏi đến Vinmec. Chúc bạn có thật nhiều sức khỏe.
Trân trọng!
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp