Ngày làm việc của cơ quan hải quan được quy định thế nào? Quy định về thời gian làm việc của cơ quan hải quan.
Tóm tắt câu hỏi:
Bạn đang xem: Ngày làm việc của cơ quan hải quan được quy định thế nào?
anh chị cho em hỏi nhờ tý ạ. Em có làm thủ tục hải quan ở một số chi cục Hải quan địa bàn Hà Nội và đang vướng mắc, chưa rỏ ngày làm việc của Hải quan là những ngày nào. ngày thứ 7 có phải là ngày làm việc bình thường của Hải Quan không ạ? nếu phải thì có công văn nào thể hiện không? em ám ơn nhiều.?
Luật sư tư vấn:
Cám ơn bạn đã gửi câu hỏi của mình đến Ban biên tập – Phòng tư vấn trực tuyến của Công ty LUẬT DƯƠNG GIA. Với thắc mắc của bạn, Công ty LUẬT DƯƠNG GIA xin được đưa ra quan điểm tư vấn của mình như sau:
1. Cơ sở pháp lý:
Luật Hải quan 2014
2. Nội dung tư vấn:
Theo quy định tại Điều 23 Luật Hải quan 2014 quy định thì:
Điều 23. Thời hạn cơ quan hải quan làm thủ tục hải quan
Xem thêm : Hướng dẫn cách lấy số định danh cá nhân khi chưa có CCCD
1. Cơ quan hải quan tiếp nhận, đăng ký, kiểm tra hồ sơ hải quan ngay sau khi người khai hải quan nộp, xuất trình hồ sơ hải quan theo quy định của Luật này.
2. Sau khi người khai hải quan thực hiện đầy đủ các yêu cầu để làm thủ tục hải quan quy định tại điểm a và điểm b khoản 1 Điều 21 của Luật này, thời hạn công chức hải quan hoàn thành kiểm tra hồ sơ và kiểm tra thực tế hàng hóa, phương tiện vận tải được quy định như sau:
a) Hoàn thành việc kiểm tra hồ sơ chậm nhất là 02 giờ làm việc kể từ thời điểm cơ quan hải quan tiếp nhận đầy đủ hồ sơ hải quan;
b) Hoàn thành việc kiểm tra thực tế hàng hóa chậm nhất là 08 giờ làm việc kể từ thời điểm người khai hải quan xuất trình đầy đủ hàng hóa cho cơ quan hải quan. Trường hợp hàng hóa thuộc đối tượng kiểm tra chuyên ngành về chất lượng, y tế, văn hóa, kiểm dịch động vật, thực vật, an toàn thực phẩm theo quy định của pháp luật có liên quan thì thời hạn hoàn thành kiểm tra thực tế hàng hóa được tính từ thời điểm nhận được kết quả kiểm tra chuyên ngành theo quy định.
Trường hợp lô hàng có số lượng lớn, nhiều chủng loại hoặc việc kiểm tra phức tạp thì Thủ trưởng cơ quan hải quan nơi làm thủ tục hải quan quyết định việc gia hạn thời gian kiểm tra thực tế hàng hóa, nhưng thời gian gia hạn tối đa không quá 02 ngày;
c) Việc kiểm tra phương tiện vận tải phải bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách và bảo đảm việc kiểm tra, giám sát hải quan theo quy định của Luật này.
3. Việc thông quan hàng hóa được thực hiện theo quy định tại Điều 37 của Luật này.
4. Cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày lễ, ngày nghỉ và ngoài giờ làm việc để bảo đảm kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của hành khách, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở đề nghị của người khai hải quan và phù hợp với điều kiện thực tế của địa bàn hoạt động hải quan.
>>> Luật sư tư vấn pháp luật hành chính qua tổng đài: 1900.6568
Xem thêm : 1 chén canh chua bao nhiêu calo? Ăn nhiều có mập không?
Như vậy, cơ quan hải quan thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc để đảm bảo kịp thời việc xếp dỡ hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu, việc xuất cảnh, nhập cảnh của người, phương tiện vận tải hoặc trên cơ sở thông báo trước qua Hệ thống xử lý dữ liệu điện tử hải quan hoặc bằng văn bản (chấp nhận cả bản fax) của người khai hải quan.
Thông báo phải được gửi đến cơ quan hải quan trong giờ làm việc theo quy định. Ngay sau khi nhận được thông báo, cơ quan hải quan có trách nhiệm phản hồi cho người khai hải quan qua Hệ thống hoặc bằng văn bản về việc bố trí làm thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc.
Đối với các cửa khẩu biên giới đất liền, việc thực hiện thủ tục hải quan vào ngày nghỉ, ngày lễ và ngoài giờ làm việc phải phù hợp với thời gian đóng, mở cửa khẩu theo quy định của pháp luật và Điều ước quốc tế giữa Việt Nam và các nước có chung đường biên giới.
Cụ thể, trong trường hợp bạn muốn tím hiểu về Quy chế làm việc của Cục Hải quan thành phố Hà Nội bạn có thể tham khảo Quyết định 1828/QĐ-HQHN, thời gian làm việc theo Điều 21 của quyết định như sau:
Điều 21. Thời gian làm việc
– Công chức có trách nhiệm thực hiện nghiêm thời gian làm việc theo quy định tại Chỉ thị số 05/2008/CT-TTg ngày 31/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về nâng cao hiệu quả sử dụng thời giờ làm việc của cán bộ, công chức, viên chức Nhà nước và quy định của Ngành, của Cục.
– Thời giờ làm việc: từ 8 giờ đến 17 giờ
– Ngày làm việc trong tuần: từ thứ Hai đến thứ Sáu; ngày thứ Bảy để tiếp nhận giải quyết thủ tục hành chính và theo yêu cầu nhiệm vụ (trừ trường hợp các đơn vị làm việc theo ca).
– Công chức phải chấp hành và sử dụng có hiệu quả thời giờ làm việc, không sử dụng thời giờ làm việc vào việc riêng, không đi muộn, về sớm, không uống rượu, bia trong giờ làm việc.
– Công chức vi phạm: 03 lần đi muộn, về sớm trong một tháng không có lý do chính đáng, Trưởng đơn vị hạ một bậc xếp loại của cá nhân tháng đó, trường hợp đi muộn quá 03 lần sẽ xem xét hạ tiếp bậc xếp loại.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/03/2024 17:46
Tử vi tháng 12/2024 Bính Thìn: Xui nhiều hơn may, dễ bị thất thu
SINH CON NĂM 2025: Hướng dẫn đón bé sinh năm Tỵ khỏe mạnh, hạnh phúc
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…