Áp lực học tập là thực trạng rất khó tránh khỏi hiện nay, xuất phát từ nhiều nguyên nhân, nhất là kỳ vọng của cha mẹ. Việc bắt con học quá nhiều có thể gây ra những tác hại khôn lường, ảnh hưởng đến cả tinh thần và thể chất của trẻ, các phụ huynh cần đặc biệt chú ý.
Trong thực tế, bất kỳ em học sinh, sinh viên nào cũng đã từng đối diện với những áp lực học tập ở nhiều mức độ khác nhau. Áp lực học tập chính là những sự căng thẳng, lo lắng dồn nén có liên quan đến việc học tập, thi cử. Đây được xem là một trong các trạng thái tâm lý thường gặp và nó cũng có thể là yếu tố thúc đẩy, phát triển trẻ nhỏ nỗ lực, cố gắng nhiều hơn để gặt hái được nhiều thành tích tốt trong quá trình học tập của mình.
Bạn đang xem: Áp lực học tập: Thực trạng gây nhiều hậu quả nghiêm trọng
Tuy nhiên, áp lực học tập kéo dài và gia tăng đáng kể lại có thể làm gia tăng nguy cơ hình thành các hậu quả nghiêm trọng ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống và các mối quan hệ của học sinh. Đặc biệt là với nền giáo dục của Việt Nam hiện nay, trẻ nhỏ phải trải qua quá trình học tập khá vất vả, khối lượng kiến thức cần học cũng ngày càng tăng cao kèm theo đó là những áp lực lớn từ điểm số.
Theo khảo sát cho biết rằng, mỗi lớp học tại nước ta thường sẽ kéo dài trong khoảng 9 tháng và 1 năm học sẽ được chia thành 2 học kỳ. Đó là chưa kể đến các bộ môn mà học sinh phải học trong từng kỳ, mỗi môn lại có thêm 1 đến 2 bài kiểm tra và phải có điểm số cuối kỳ. Ngoài ra, đối với những giai đoạn quan trọng như chuyển cấp thì học sinh lại phải trải qua một kỳ thi vô cùng khốc liệt để có thể ứng tuyển vào ngôi trường mơ ước.
Có thể thấy, trẻ nhỏ không còn quá nhiều thời gian để vui chơi, thư giãn đúng với lứa tuổi của mình. Hầu hết thời gian của các em đều tập trung cho việc học, không chỉ 8 tiếng học tại trường lớp mà nhiều em còn phải học thêm các lớp phụ đạo, năng khiếu bên ngoài, về nhà lại phải lao đầu vào giải quyết đống bài tập để chuẩn bị sẵn sàng cho ngày học mới. 12 năm ngồi trên ghế nhà trường hoặc thậm chí khi vào đại học, các em học sinh, sinh viên vẫn phải miệt mài chạy đua với việc học tập, phải đạt được những thành tích tốt, phải cố gắng để gia đình hãnh diện.
Hiện nay, áp lực học tập đang ngày càng tăng cao, dựa theo số liệu thống kê được thì có đến hơn 80% các em học sinh phải liên tục đối diện với áp lực học tập. Con số này tập trung chủ yếu ở những học sinh cấp 2, cấp 3 và đại học. Càng lên cao, các áp lực học tập mà các em phải đối diện càng gia tăng đáng kể.
Theo nghiên cứu nhận thấy rằng, có đến hơn 70% học sinh học tập quá sức và ngủ ít hơn 8 tiếng mỗi ngày. Đặc biệt là ở những giai đoạn chuyển cấp, thi đại học, nhiều em chỉ ngủ từ 2 đến 4 tiếng mỗi ngày khiến tình trạng sức khỏe càng suy yếu, khả năng tập trung suy giảm nghiêm trọng.
Không thể phủ nhận rằng áp lực học tập là một phần cần thiết đối với từng học sinh, sinh viên. Cũng bởi đây chính là yếu tố có thể thúc đẩy sự cố gắng, nỗ lực hết mình của mỗi cá nhân, giúp các em học tập nghiêm túc và đạt được những thành tích tốt trong quá trình ngồi trên ghế nhà trường. Tuy nhiên, điều này chỉ đúng khi mức độ áp lực diễn ra một cách vừa phải và chỉ kéo dài trong một khoảng thời gian nhất định.
Xem thêm : Giải mã ý nghĩa nốt ruồi ở ngực của phụ nữ và nam giới
Áp lực học tập nếu kéo dài dai dẳng sẽ khiến cho các em học sinh cảm thấy mệt mỏi, chán nản, các động lực học tập cũng dần bị suy giảm đáng kể. Để có thể các em thoát khỏi trạng thái tiêu cực này, trước tiên chúng ta cần hiểu rõ nguyên nhân gây ra áp lực và giải quyết chúng một cách hiệu quả. Cụ thể một số lý do thường gặp và được nhiều trẻ chia sẻ nhất đó chính là:
Thực chất, điểm số chính là sự phản ánh về quá trình nỗ lực học tập và thu nạp kiến thức của các em học sinh. Tuy nhiên, sử dụng điểm số để đánh giá về năng lực của một con người liệu đã hoàn toàn chính xác. Đối với nền giáo dục hiện nay của nước ta, điểm số được xem là kết quả của năng lực học tập, nó chiếm đến hơn 90% đánh giá của người khác đối với khả năng học tập của mỗi đứa trẻ.
Cho đến hiện nay, có rất nhiều ý kiến và vấn đề xoay quanh điểm số. Các em học sinh phải luôn chạy đua về thành tích, về những con số nên vô tình tạo ra áp lực to lớn cho chính bản thân mình. Khi các em không đạt được những điểm số cao hoặc thậm chí là tuyệt đối thì thầy cô, cha mẹ và tất cả mọi người xung quanh đều cho rằng con là người kém cỏi, con chính là yếu tố khiến thành tích tập thể đi xuống. Cũng chính vì thế mà nhiều học sinh luôn bị ám ảnh về những điểm số, trẻ luôn cố gắng học tập ngày đêm để giành lấy điểm 9, điểm 10.
Một trong những nguyên nhân phổ biến khiến cho áp lực học tập ngày nay càng tăng cao đó chính là chương trình học quá nhiều lý thuyết, các lịch học, lịch thi cử dày đặc khiến các em không có được thời gian thư giãn, nghỉ ngơi phù hợp. Hiện nay, các em học sinh, sinh viên thường phải đối diện với những phần lý thuyết vô cùng nặng nề.
Một tiết học có thể phải liên tục tiếp cận và tìm hiểu rất nhiều các kiến thức khác nhau mà dường như không được áp dụng thực tế. Lối học khô khan rất khó để tiếp thu và hiểu rõ cặn kẽ về từng chi tiết bài giảng, thậm chí có không ít các em học sinh phải “học vẹt” để có thể đối phó với những kỳ thi.
Bên cạnh sự quá tải về mặt kiến thức thì học sinh, sinh viên còn phải đối diện với rất nhiều các kỳ thi, các buổi kiểm tra. Mỗi môn học đều sẽ có từ 2 đến 3 bài kiểm tra tại lớp, mỗi kỳ phải tổng kết lại với một kỳ thi cuối kỳ. Hơn thế, có những môn học các em phải trang bị một lượng kiến thức lớn, phải dành thời gian học ngày đêm mới có thể đủ tự tin để đối mặt với những bài thi hốc búa.
Sự kỳ vọng quá lớn từ cha mẹ, gia đình cũng có thể tạo nên áp lực lớn trong việc học tập đối với trẻ nhỏ. Việc cha mẹ mong muốn con cái đạt được những thành tích tốt, học tập giỏi giang thực chất không phải là điều sai. Nhưng hiện nay, có rất nhiều gia đình do muốn con cái phải trở thành niềm hãnh diện và khiến cho cha mẹ tự hào nên đã liên tục bắt ép con phải học tập không ngừng nghỉ.
Không ít các em học sinh phải học tập quá mức. Ngoài thời gian tiếp thu kiến thức tại trường, trẻ sẽ phải đến ngay các lớp học thêm, lớp phụ đạo hoặc học ở các trường năng khiếu. Thời gian học tập của trẻ nhỏ đôi khi gấp nhiều lần so với thời gian làm việc của người lớn. Ngay từ sáng sớm trẻ đã phải đến trường, những thời gian rảnh chỉ sử dụng cho việc ăn uống, tối về đến nhà cũng phải tiếp tục ôn luyện, hoàn thành tốt các bài tập mà giáo viên đã giao.
Nhiều bậc phụ huynh còn luôn giám sát việc học của con, luôn nhắc nhở con phải học tập và dường như không cho trẻ được vui chơi với đúng lứa tuổi của mình. Thậm chí có nhiều cha mẹ còn sử dụng những lời nói độc hại, chửi mắng, hạ nhục con cái khi con không thể đạt đúng những gì mà họ kỳ vọng. Chính những điều này khiến cho nhiều trẻ em cảm thấy vô cùng áp lực và ám ảnh về việc học tập.
Xem thêm : 2 cách làm sườn rán MỀM MỌNG, thơm ngon không kém nhà hàng
Áp lực học tập cũng có thể đến từ những bạn bè cùng trang lứa. Khi nhìn thấy bạn bè đều đạt được những thành tích tốt, có điểm số học tập vượt trội nên bản thân cũng muốn nỗ lực và cố gắng nhiều hơn để không bị thua kém bạn bè. Về cơ bản thì điều này sẽ mang tính chất tích cực, giúp cho chúng ta có thể phấn đấu nhiều hơn trong việc học tập.
Tuy nhiên, bạn cần hiểu rằng, mỗi người sẽ có những năng lực và điểm mạnh khác nhau. Nếu cứ mãi chạy theo những thành tích của người khác, đôi lúc sẽ làm cho bản thân trở nên kiệt sức và càng mệt mỏi nhiều hơn. Chẳng hạn như bạn là một người giỏi về những môn xã hội, bạn bè lại là người giỏi về tự nhiên thì không thể nào so sánh hay cố gắng để chạy theo thành tích của họ được.
Áp lực học tập kéo dài dai dẳng sẽ gây nên nhiều ảnh hưởng đối với sức khỏe, kết quả học tập của trẻ nhỏ. Các bậc phụ huynh cần phải quan tâm, chú ý để kịp thời nhận biết quá các biểu hiện sau đây:
Áp lực do học quá nhiều nếu không sớm được kiểm soát và giải tỏa kịp thời sẽ gây nên rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm. Nó không chỉ gây ảnh hưởng đến bản thân của mỗi em học sinh mà còn tác động đến các mối quan hệ gia đình, xã hội. Thậm chí, nhiều trường hợp nghiêm trọng hơn, nếu trẻ không được đồng cảm và thấu hiểu tốt sẽ đe dọa đến cả sức khỏe, tính mạng của trẻ. Trong thực tế đã có không ít các vụ tự sát thương tâm đến từ những áp lực to lớn trong việc học tập.
Cũng chính vì thế, các bậc phụ huynh cần phải biết cách quan tâm, hỗ trợ và tránh tạo các áp lực khiến con trẻ phải đối diện với những hậu quả khôn lường sau đây:
Như vậy có thể thấy rằng, áp lực học tập quá lớn và kéo dài liên tục tiềm ẩn rất nhiều các hệ lụy nguy hiểm. Nó không chỉ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ nhỏ mà còn làm sa sút kết quả học tập, gia tăng khả năng mắc phải các vấn đề sức khỏe tâm thần và thậm chí là dẫn đến tự sát. Do đó, các bậc phụ huynh cần phải chú ý quan tâm nhiều hơn đến trẻ, biết cách cân bằng và điều chỉnh tốt việc học của trẻ có được tinh thần học tập thoải mái nhất.
Dưới đây là một số lời khuyên hữu ích có thể giúp các em giảm stress, giải tỏa áp lực học tập hiệu quả:
Áp lực học tập là điều không thể tránh khỏi của lứa tuổi học sinh, tuy nhiên chúng ta cần phải biết cách cân bằng thời gian học tập và vui chơi, nghỉ ngơi để tránh khỏi những hậu quả đáng tiếc mà nó có thể gây ra. Mong rằng quá những chia sẻ trên đây, bạn đọc có thể hiểu hơn về vấn đề này và có cách khắc phục hiệu quả.
Có thể bạn quan tâm:
- 6 phương pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mầm non hiệu quả
- 6 phương pháp phát triển não phải cho trẻ em để thông minh từ sớm
- Top 10 Trò chơi học tập cho trẻ mầm non giúp trẻ phát triển tư duy
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 31/01/2024 00:18
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024