Categories: Tổng hợp

Quy định về bậc lương cao đẳng, thời gian nâng bậc lương cao đẳng trong bao lâu?

Published by

Bậc lương hệ cao đẳng gồm bao nhiêu bậc? Cách tính lương cao đẳng như thế nào? Lương giáo viên cao đẳng mầm non có khác gì so với bậc lương cao đẳng các ngành nghề khác hay không? Và nhiều câu hỏi khác về bậc lương cao đẳng sẽ được Nghề Nghiệp Việc Làm 24h giải đáp ngay bên dưới.

Có bao nhiêu bậc lương hệ cao đẳng?

Bậc lương và hệ số lương được áp dụng cho các đơn vị sự nghiệp công lập được nên rõ trong nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang. Trong đó, bậc lương viên chức A0 được quy định như sau:

  • Hệ số lương bậc 1 cao đẳng: 2,10
  • Hệ số lương bậc 2 cao đẳng: 2,41
  • Hệ số lương bậc 3 cao đẳng: 2,72
  • Hệ số lương bậc 4 cao đẳng: 3,03
  • Hệ số lương bậc 5 cao đẳng: 3,34
  • Hệ số lương bậc 6 cao đẳng: 3,65
  • Hệ số lương bậc 7 cao đẳng: 3,96
  • Hệ số lương bậc 8 cao đẳng: 4,27
  • Hệ số lương bậc 9 cao đẳng: 4,58
  • Hệ số lương bậc 10 cao đẳng: 4,89

Như vậy, có tổng cộng 10 bậc lương hệ cao đẳng.

Xem thêm: Quy định về bậc lương đại học, cách tính bậc lương đại học mới nhất

Cách tính bậc lương như thế nào?

Cách tính mức lương theo hệ số được thực hiện theo công thức như sau:

Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương hiện hưởng

Lương cũng áp dụng theo công thức tính trên. Lưu ý: Mức lương cơ sở đến 30/6/2023 là 1.450.000đ, từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000đ.

Dưới đây là bảng lương cao đẳng tính theo hệ số:

Ví dụ: Bạn được hưởng hệ số lương bậc 3 cao đẳng, lương được hưởng từ ngày 01/7/2023 là 1.800.000 x 2.72 = 4.896.000 đồng.

Cách tính lương giáo viên hệ cao đẳng ra sao?

Bậc lương mầm non và giáo viên ở các trường công lập đều tính theo hệ số như bảng trên. Nhưng do đặc thù nghề nhà giáo, công thức tính lương giáo viên có sự khác biệt:

Lương được hưởng = Mức lương cơ sở x Hệ số lương + Mức phụ cấp ưu đãi được hưởng + Mức phụ cấp thâm niên được hưởng

Với giáo viên mầm non, theo Thông tư 01/2021/TT-BGDĐT về việc quy định mã số, tiêu chuẩn chức danh nghề nghiệp và bổ nhiệm, xếp lương viên chức giảng dạy trong các cơ sở giáo dục mầm non công lập, được xếp hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên mầm non là Hạng III. Hệ số lương từ 2.10 tới 4.49 như bảng trên.

Bên cạnh đó, giáo viên mầm non trong các trường công lập còn được nhận phụ cấp thâm niên nhà giáo căn cứ theo Nghị định 77/2021/NĐ-CP của Chính phủ quy định chế độ phụ cấp thâm niên nhà giáo như sau:

  • Tham gia giảng dạy giáo dục có đóng BHXH bắt buộc đủ 5 năm (60 tháng) được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng mức 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung (nếu có).
  • Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm (đủ 12 tháng) được tính thêm 1%.

Về mức phụ cấp ưu đãi nghề, bộ Giáo dục và Đào tạo đề xuất phương án quy định mức phụ cấp đối với giáo viên mầm non, nâng mức phụ cấp ưu đãi đối với giáo viên mầm non đang hưởng mức 35% và mức 50% lên mức 70%; giáo viên mầm non đang công tác vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn hưởng mức 100%.

Ví dụ, một giáo viên cao đẳng mầm non có thâm niên làm việc 5 năm, hệ số lương bậc 3 cao đẳng là 2,72 và được hưởng mức phụ cấp ưu đãi 35%.Giả sử, mức lương cơ bản là 1.800.000 đ

  • Phụ cấp thâm niên 5% = 1.800.000 x 2,72 x 5% = 244.800 đồng.
  • Phụ cấp ưu đãi = 1.800.000 x 2,72 x 35% = 1.713.600 đồng.

Như vậy, mức lương bậc 3 cao đẳng giáo viên mầm non là:

1.800.000 x 2,72 + 244.800 + 1.713.600 = 6.854.400 đồng.

Xem thêm: Quy định về bậc lương chuyên viên chính như thế nào? Cách tính bậc lương ra sao?

Thời gian nâng bậc lương là bao lâu?

Điều 5 Quy chế ban hành kèm theo Quyết định 51/QĐ-LĐTBXH năm 2014 quy định về điều kiện, tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên đối với công chức, viên chức thuộc lực lượng vũ trang nhân dân, quy định về thời gian nâng bậc lương như sau:

“Công chức, viên chức và người lao động chưa xếp bậc lương cuối cùng trong ngạch công chức (sau đây gọi là ngạch), trong chức danh nghề nghiệp viên chức (sau đây gọi là chức danh) thì được xét nâng 1 bậc lương thường xuyên khi có đủ điều kiện và tiêu chuẩn sau đây:

1. Điều kiện về thời gian giữ bậc trong ngạch, trong chức danh

a) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại A3, A2, A1, A0 thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

b) Đối với công chức, viên chức và người lao động giữ ngạch, chức danh loại B, C và nhân viên thừa hành, phục vụ thì sau 2 năm (đủ 24 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

2. Tiêu chuẩn xét nâng bậc lương thường xuyên

Công chức, viên chức, người lao động có đủ điều kiện thời gian giữ bậc quy định tại Khoản 1 Điều này và qua đánh giá, đạt đủ 2 tiêu chuẩn sau đây trong suốt thời gian giữ bậc lương thì được nâng 1 bậc lương thường xuyên:

a) Đối với công chức:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ nhưng còn hạn chế về năng lực trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, giáng chức, cách chức.

b) Đối với viên chức và người lao động:

– Tiêu chuẩn 1: Được cấp có thẩm quyền đánh giá từ mức hoàn thành nhiệm vụ trở lên;

– Tiêu chuẩn 2: Không vi phạm kỷ luật một trong các hình thức khiển trách, cảnh cáo, cách chức.”

Như vậy với viên chức, người lao động hạng A0 (tương đương bậc lương cao đẳng) thì sau 3 năm (đủ 36 tháng) giữ bậc lương trong ngạch hoặc trong chức danh được xét nâng 1 bậc lương.

Ngoài thời gian nâng bậc lương thường xuyên như trên, viên chức, người lao động trình độ cao đẳng có thể được xét nâng lương trước thời hạn. Chế độ nâng bậc lương trước thời hạn do lập thành tích xuất sắc trong thực hiện nhiệm vụ được thực hiện theo quy định tại Khoản 1 Điều 3 Thông tư số 08/2013/TT-BNV ngày 31/7/2013 của Bộ Nội vụ (đã được sửa đổi, bổ sung tại Thông tư số 03/2021/TT-BNV ngày 29/6/2021 của Bộ Nội vụ).

Như vậy, bạn đã biết mức lương, hệ số lương, thời gian nâng trong các đơn vị sự nghiệp công lập. Với giáo viên mầm non và giáo viên hệ cao đẳng nói chung, mức lương được tính theo hạng chức danh nghề nghiệp giáo viên Hạng III, với hệ số lương từ 2,10 tới 4,49. Bên cạnh đó, họ còn được nhận phụ cấp ưu đãi nghề và phụ cấp thâm niên theo quy định của Luật giáo dục năm 2019.

Theo dõi Việc Làm 24h để cập nhật thông tin mới nhất về việc làm và chế độ cho người lao động, bạn nhé!

Bên cạnh đó, Nghề Nghiệp Việc Làm 24h cung cấp công cụ tạo CV online với hàng trăm mẫu CV thực tập hoàn toàn miễn phí. Ngoài nội dung đúng chuẩn dựa theo vị trí công việc và lĩnh vực ứng tuyển, các bạn có thể thỏa sức sáng tạo CV cá nhân với chức năng tùy chỉnh màu sắc, nội dung, bố cục,… để tìm việc nhanh chóng tại môi trường làm việc mơ ước.

Xem thêm: Hệ số trượt giá BHXH là gì, làm sao để nhận tiền trượt giá?

This post was last modified on 28/01/2024 05:42

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

15 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago