Vải poly là loại vải rất thông dụng hiện nay. Vải có mặt trong nhiều lĩnh vực của đời sống. Tuy nhiên, không phải người dùng nào cũng hiểu hết tính chất của vải và cách bảo quản chúng. Vậy vải poly là vải gì? Cách nhận biết vải polyester là gì? Hãy cùng Hoang Phuc International đi tìm lời đáp chi tiết nhất qua bài viết.
Xem thêm:
Bạn đang xem: Vải Poly Là Gì? Cách Nhận Biết Chất Vải Polyester Là Gì?
- Vải xô cotton là gì?
- Vải kate là vải gì?
Thông tin về vải polyester
Vải poly là gì?
Vải polyester là một loại vải từ sợi tổng hợp. Vải được tạo ra từ than đá, dầu mỏ và không khí được gọi là ethylene. Bản chất của polyester là một loại nhựa, được tạo ra nhờ quá trình hóa học trùng hợp giữa rượu và acid.
Vải có 4 dạng sợi cơ bản là sợi thô, sợi xơ, sợi fiberfill và sợi filament. Các loại vải đều có những ưu điểm nổi bật riêng và được ứng dụng nhiều trong lĩnh vực may mặc.
Nguồn gốc vải polyester
Sợi polyester được phát hiện vào khoảng năm 1930 bởi DuPont. Tuy nhiên, phải đến những năm 1939 – 1941, nhiều nhà khoa học người Anh mới chú ý và bắt đầu nghiên cứu đến chất liệu này.
Sợi poly được phát hiện năm 1930
Đến năm 1946, người phát hiện ra sợi poly mua bán bản quyền để sản xuất ra thị trường. Tại thời điểm này, vải có hai dạng chính đó là 4-cyclohexylene-dimethylene terephthalate (PCDT), Polyethylene Terephthalate (PET) và poly-1.
Trong hai loại vải chính này thì PET phổ biến hơn ngay cả khi dùng độc lập hoặc pha với các loại khác. Ngày nay, để cải tiến chất lượng, người ta pha vào vải các thành phần hóa học để làm mịn và chống nhăn.
Quy trình sản xuất vải polyester
Quy trình sản xuất sợi polyester trải qua 6 giai đoạn gồm: phản ứng trùng hợp – Làm khô – Tiến hành kéo sợi – Kéo căng – Cuộn sợi vải
Giai đoạn 1: Phản ứng trùng hợp
Trong giai đoạn này, người ta cho dimethyl terephthalate phản ứng với ethylene glycol ở nhiệt độ 150°C – 210°C. Để thúc đẩy phản ứng, người ta cho vào một số chất xúc tác.
Kết thúc quá trình trên sẽ sản sinh ra alf monomer. Chất này tiếp tục cho phản ứng với với axit terephtalic và tăng nhiệt độ lên đến 280°C để tạo thành sợi polyester.
Sợi polyester được nung nóng chảy và ép lại thành những mảng dài.
Giai đoạn 2: Làm khô vải poly
Thành phẩm của giai đoạn 1 sẽ tiếp tục được làm lạnh và cắt thành hạt để dễ bảo quản nhầm kéo dài thời hạn sử dụng để kéo thành sợi.
Giai đoạn 3: Tiến hành kéo sợi
Các hạt polyester nhỏ khi cần sử dụng sẽ được đun chảy ở nhiệt độ từ 260 – 270 độ C để tạo thành dung dịch được chứa trong bình kim loại chịu nhiệt.
Tại các thùng này, vải được ép qua các lỗ nhỏ có kích thước khác nhau tùy nhu cầu. Các sợi sau khi phun ra xoắn vào nhau tạo thành những sợi đơn. Trong quá trình này, người ta có thể bổ sung các chất hóa học để cải thiện khả năng chống tích điện, chống cháy,… cho sợi.
Quá trình kéo sợi poly
Giai đoạn 4: Kéo căng
Giai đoạn này, những sợi polyester trong giai đoạn 3 sẽ tiếp tục được kéo căng theo những đường kính mong muốn. Tùy vào độ dày mỏng khác nhau mà tỷ lệ sợi kết hợp để kéo căng sẽ khác nhau.
Giai đoạn 5: Cuốn sợi
Giai đoạn này, người ta tiến hành cuốn các sợi vải vào ống sợi lớn và chuyển đến công đoạn tiếp theo.
Giai đoạn 6: Dệt vải
Các sợi vải trong ống sợi vải lớn được đưa đến nơi dệt để tiến hành dệt vải. Quá trình dệt này cũng quyết định quan trọng không kém đến chất lượng vải được tạo thành.
Ưu điểm và hạn chế chất liệu vải polyester
Ưu điểm chất vải poly
- Chống nhăn
Trái ngược với vải cotton, polyester có khả năng chống nhăn vô cùng tốt. Đây là ưu điểm lớn giúp vải được yêu thích và sử dụng ngày một phổ biến. Sau thời gian dài sử dụng, bạn không cần lo lắng về việc vải bị gấp nếp hay tốn quá nhiều thời gian để làm phẳng.
- Chống thấm nước
Vải có khả năng chống nước tốt
Vải poly có khả năng chống thấm cực tốt. Điểm này sẽ là cứu cánh cho bạn nếu vô tình để nước uống đổ lên vải. Trong một số trường hợp, vải có thể bảo vệ cơ thể khỏi ướt dưới những cơn mưa bất chợt.
- Dễ vệ sinh
Vải PE có bề mặt phẳng, bóng mịn và khả năng thấm hút kém nên ít bị bám bẩn. Ngoài ra, những đặc tính này cũng giúp vải rất dễ được làm sạch. Với trang phục trẻ em, chất vải sẽ giúp bố mẹ tránh đi những phiền toái do các em chơi đùa.
Hạn chế chất vải poly
- Vải dày
Một hạn chế của poly là chất vải dày. Điều này sẽ tạo cảm giác nóng bức và nặng nề trên da khi mặc các trang phục từ vải. Để cải thiện tình trạng này, người sản xuất có thể pha vải với một số loại sợi khác, điển hình là cotton.
- Trọng lượng lớn
Sợi PE có trọng lượng lớn, kết cấu dệt vải dày nên trọng lượng tổng thể tương đối lớn. Nếu ai yêu thích loại vải mỏng nhẹ sẽ cần nhiều cân nhắc khi sử dụng vải thuần poly.
Cách nhận biết chất liệu vải polyester
Tiếp xúc bề mặt vải poly
Nhận biết vải bằng cách quan sát bề mặt
Cách nhận diện vải poly nhanh chóng là tiếp xúc với bề mặt vải. Vải sẽ có bề mặt tương đối bóng nhẵn, mềm mượt và các sợi vải khích. Điểm này khác với vải cotton, loại vải đa phần có cấu trúc sợi dệt tương đối thưa.
Sử dụng nước
Dùng nước là cách thức hữu hiệu để nhận diện vải PE. Do vải có khả năng chống nước tốt, nên khi nhỏ nước lên trên mặt vải nước sẽ không thấm vào vải hoặc thấm rất chậm. Ngược lại, nước thấm hút nhanh, đó có thể là vải có thành phần cotton cao.
Đốt vải với lửa
Dùng lửa để nhận diện vải là cách thức chuẩn xác nhất. Khi đốt vải PE sẽ có mùi nhựa, tàn bị vón cục chứ không dễ bóp tan như sợi cotton. Để tránh mua nhầm vải, bạn có thể lấy mẩu nhỏ vải và đốt lên để nhận biết.
Bảo quản vải poly như thế nào?
Phân loại vải sáng và tối màu
Xem thêm : Nên uống bột sắn dây sống hay chín thì tốt cho sức khỏe?
Cách giữ cho vải luôn mới, bạn nên phân loại trang phục tối và sáng màu trước khi giặt. Điều này sẽ tránh việc vải bị lem màu giữa các trang phục khác nhau và mất đi tính thẩm mỹ.
Phân loại vải trước khi giặt
Giặt với nước ấm
Nước ấm sẽ giúp vải trở nên mềm mại và loại bỏ các vết bẩn dễ dàng. Đây là cách giúp trang phục không chỉ giữ được chất lượng mà còn trở nên đẹp và thoải mái sử dụng hơn.
Tránh ánh mặt trời và phơi mặt trái
Để giữ cho màu vải đẹp, vải không bị khô và sần, bạn nên tránh việc phơi quần áo dưới ánh mặt trời gay gắt và phơi mặt trái. Đây là mẹo bạn có thể áp dụng cho hầu hết các loại trang phục để giữ được chất lượng trang phục.
Nhiệt độ là (ủi) vừa phải
Nhiệt độ cao sẽ có thể làm nóng chảy sợi poly, do đó, khi sử dụng bàn là (ủi) nên chú ý nhiệt độ. Trên các vạch phân chia nhiệt độ ở một số thiết bị sẽ có chú thích theo từng loại vải. Bạn có thể căn cứ vào chú thích này để chọn nhiệt độ phù hợp.
Ngoài ra, để đảm bảo an toàn, bạn nên lót một lớp vải ngăn giữa 2 mặt tiếp xúc của vải và bàn là (ủi).
Ứng dụng vải sợi poly
Chất liệu polyester được ứng dụng nhiều trong đời sống.
- Đồ nội thất
Với những tính chất như khả năng chống thấm, chống nhăn, cách nhiệt tốt,… vải được sử dụng để may rèm cửa, khăn trải bàn hay vỏ chăn ga, gối, nệm. Các sản phẩm này thường có tuổi thọ khá tốt nên được nhiều người tin dùng.
Chăn ga từ vải poly
- Vật dụng cá nhân
Bạn có thể bắt gặp chất PE trong các sản phẩm như ô (dù), áo mưa, túi đựng mỹ phẩm, đựng bút,… Đây đều là những sản phẩm yêu cầu tính chống thấm cao mà polyester là sợi đáp ứng tốt yêu cầu này.
- May mặc
Trong lĩnh vực may mặc, vải được dùng để may hầu hết các loại từ quần áo đến nội y. Tuy nhiên, để mang đến cảm giác dễ chịu, thoải mái hơn cho người mặc, các loại vải được dùng thường thuộc loại có pha như poly cotton, modal,…
Vải polyester được sử dụng rất phổ biến. Có thể ít nhất một món đồ tại gia đình bạn được làm từ chất này.
Với những chia sẻ của Hoàng Phúc Quốc Tế mong rằng đã giúp bạn hiểu hơn về polyester là vải gì, cách nhận diện và bảo quản chúng tốt nhất. Để có thêm nhiều thông tin hữu ích, đừng quên thường xuyên truy cập đến chuyên mục Kiến thức thời trang của Hoang Phuc International.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp