Categories: Tổng hợp

Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước đúng hay sai?

Published by

Nhận định “Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước” là sai, bởi vì không phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp. Ví dụ như nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến… thì không có Hiến pháp.

>> Xem thêm:

  • Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
  • Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật đúng hay sai?
  • Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai?

Hiến pháp là gì?

Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.

Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.

Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý).

Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện ) gồm những đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng.

Hiến pháp có những vai trò cơ bản như sau:

(i) Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước

Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước chính (quyền lập pháp cho Nghị viện/ Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án).

Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.

(ii) Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước

Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước.

Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước.

Ví dụ: cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân; cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập.

(iii) Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân

Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây.

Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế, ví dụ như Ủy ban nhân quyền Quốc gia.

This post was last modified on 11/03/2024 22:13

Published by

Bài đăng mới nhất

Trải qua nhiều sóng gió, những tuổi này cực kỳ giàu kinh nghiệm

Đã trải qua nhiều cơn bão, lứa tuổi này có rất nhiều kinh nghiệm.

60 phút ago

Hợp VÍA Phật Bà, 3 tuổi ĐỎ nhất tháng 6 âm, ăn ĐẬM lãi TO, cầu gì được nấy!

Tương hợp với Đức Phật, 3 tuổi là tháng ĐỎ NHẤT trong tháng 6 âm…

4 giờ ago

Tình yêu của người sinh tháng 10 dương lịch: Bạn có biết trân trọng những gì đang có?

Tình yêu của người sinh tháng 10: Bạn có biết trân trọng những gì mình…

6 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 4 con giáp nhiều lộc nhất ngày 8/7/2024

Tử vi hôm nay - Top 4 cung hoàng đạo có nhiều tài lộc nhất…

7 giờ ago

Tử vi tuần mới từ 8 – 14/7/2024 của 12 con giáp: Dần hạnh phúc, Mão mệt mỏi

Tử vi tuần mới từ 8-14/7/2024 của 12 con giáp: Hổ vui vẻ, Thỏ mệt…

21 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 8/7/2024 theo năm sinh: Số VÀNG dành cho bạn

Con số may mắn hôm nay 7/8/2024 theo năm sinh: Con số VÀNG dành cho…

21 giờ ago