Nhận định “Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước” là sai, bởi vì không phải nhà nước nào ra đời cũng có Hiến Pháp. Ví dụ như nhà nước chiếm hữu nô lệ, nhà nước phong kiến… thì không có Hiến pháp.
>> Xem thêm:
Bạn đang xem: Hiến Pháp ra đời cùng với sự ra đời của nhà nước đúng hay sai?
- Tại sao nói áp dụng pháp luật mang tính sáng tạo?
- Người đủ 18 tuổi trở lên là chủ thể của mọi quan hệ pháp luật đúng hay sai?
- Mọi quan hệ xã hội đều là quan hệ pháp luật đúng hay sai?
Hiến pháp là gì?
Hiến pháp là đạo luật cơ bản của một quốc gia, dùng để xác định thể chế chính trị, cách thức tổ chức, hoạt động của bộ máy nhà nước và bảo vệ các quyền con người, quyền công dân.
Trong hệ thống pháp luật của một quốc gia, Hiến pháp là đạo luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, tất cả các văn bản pháp luật khác trong quốc gia đó phải phù hợp, không được trái với Hiến pháp.
Vị trí tối cao của Hiến pháp là do nó phản ánh sâu sắc nhất chủ quyền của nhân dân và về nguyên tắc phải do nhân dân thông qua (qua hội nghị lập hiến, quốc hội lập hiến hoặc trưng cầu dân ý).
Xem thêm : Cách giặt và bảo quản quần áo bằng vải nhung
Điều này khác với các đạo luật bình thường chỉ do quốc hội (nghị viện ) gồm những đại diện do dân bầu và ủy quyền xây dựng.
Hiến pháp có những vai trò cơ bản như sau:
(i) Thiết lập và trao quyền cho bộ máy nhà nước
Hiến pháp quy định cơ cấu của bộ máy nhà nước và trao quyền hạn cho cơ quan nhà nước chính (quyền lập pháp cho Nghị viện/ Quốc hội, quyền hành pháp cho Chính phủ, quyền tư pháp cho Tòa án).
Chỉ khi được quy định trong Hiến pháp, các cơ quan nhà nước và quyền lực của các cơ quan đó mới có tính pháp lý chính đáng.
(ii) Giới hạn và kiểm soát quyền lực của các cơ quan nhà nước
Xem thêm : Bà bầu uống nước diếp cá được không? Tác dụng của rau diếp cá đối với bà bầu
Cùng với việc trao quyền, Hiến pháp xác định giới hạn và cách thức sử dụng quyền lực được giao của các cơ quan nhà nước.
Ngoài ra, hiến pháp còn thiết lập các cơ chế và thiết chế để giám sát, kiểm soát và xử lý việc lạm dụng quyền lực của các cơ quan nhà nước.
Ví dụ: cơ chế giám sát nội bộ giữa các cơ quan nhà nước; cơ chế giám sát của xã hội thông qua các quyền con người, quyền công dân; cơ chế giám sát thông qua các cơ quan hiến định độc lập.
(iii) Bảo vệ và thúc đẩy các quyền con người, quyền công dân
Quyền con người, quyền công dân là một trong những nội dung quan trọng nhất không thể thiếu trong bất kỳ Hiến pháp của quốc gia nào trước đây.
Bên cạnh việc ghi nhận các quyền con người, quyền công dân, các hiến pháp còn quy định các cơ chế, thiết chế để đảm bảo rằng các quyền đó được tôn trọng, thực hiện trong thực tế, ví dụ như Ủy ban nhân quyền Quốc gia.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp