Bên cạnh nhật thực thì hiện tượng nguyệt thực cũng là hiện tượng thiên văn được những người yêu thiên văn khoa học chờ đón. Tuy nhiên không phải ai cũng biết nguyệt thực là gì? hay bao lâu có nguyệt thực một lần? Do đó, hãy cùng Vua Nêm tìm hiểu thêm các thông tin về hiện tượng thiên văn này?
Nguyện thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất cùng Mặt Trăng sẽ nằm trên cùng một đường thẳng. Lúc này Trái Đất có vị trí nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng, đồng thời Mặt Trăng sẽ nằm vào vùng tối Trái Đất, một phần hoặc toàn bộ Mặt Trăng sẽ bị che khuất khỏi Mặt Trời.
Bạn đang xem: Hiện tượng nguyệt thực là gì? Một năm sẽ có bao nhiêu lần nguyệt thực?
Khi ánh sáng từ Mặt Trời đến Mặt Trăng bị Trái Đất che khuất, Mặt Trăng sẽ tối đen dần và tạo nên hiện tượng nguyệt thực. Không giống như hiện tượng nhật thực chỉ có thể nhìn thấy ở các khu vực tương đối nhỏ trên Trái Đất, nguyệt thực dễ dàng quan sát được ở bất cứ nơi nào trên thế giới.
Hiện tượng nguyệt thực có ba kiểu chính là nguyệt thực toàn phần, nguyệt thực một phần, còn một loại là nguyệt thực nửa tối.
Đây là hiện tượng thiên văn toàn phần xảy ra vào thời điểm Mặt Trăng đi vào bóng tối Trái Đất và sẽ bị Trái Đất che hoàn toàn ra khỏi nguồn ánh sáng Mặt Trời. Theo đó ánh trăng sẽ mờ đi và chuyển sang màu đỏ hồng hoặc cam sẫm. Đó là lý giải cho tại sao nguyệt thực toàn phần còn có tên gọi khác là trăng máu.
Như đã biết, Mặt Trăng sẽ không thể tự nhiên phát sáng mà luôn phản chiếu lại ánh sáng của Mặt Trời. Khi diễn ra hiện tượng này, nguồn duy nhất ánh sáng mà Mặt Trăng nhận được là sự là khúc xạ qua bóng tối của Trái Đất. Nguồn ánh sáng này sẽ có màu đỏ do sự tán xạ từ Rayleigh của những tia sáng màu đỏ với bước sóng ngắn hơn tạo nên hiện tượng “trăng máu” kỳ ảo và đẹp mắt.
Ngoài trăng máu, chúng ta còn biết đến hiện tượng siêu trăng, đây nhằm chỉ hiện tượng Mặt Trăng đi qua điểm gần Trái Đất và sẽ thấy nó to hơn bình thường. Hiện tượng siêu trăng máu vô cùng hiếm hoi và không dễ để nhìn thấy do xác suất của hai hiện tượng này xảy ra rất thấp.
Hiện tượng nguyệt thực một phần xảy ra vào thời thời điểm Mặt Trời, Trái Đất cùng Mặt Trăng sẽ nằm trên một đường gần phẳng. Ánh trăng bị mờ đi và Mặt Trăng cũng bị khuyết một phần, đồng thời có thể nhìn thấy bóng Trái Đất có màu đen hoặc màu đỏ sẫm đang che khuất Mặt Trăng.
Xem thêm : Nên đeo dây chuyền to hay nhỏ? Chia sẻ cho bạn bí quyết chọn dây chuyền phù hợp
Theo đó, nguyệt thực một phần sẽ xuất hiện trước và sau trong quá trình xuất hiện hiện tượng nguyệt thực toàn phần.
Nguyệt thực nửa tối sẽ xảy ra vào thời điểm Mặt Trăng đi qua vùng nửa tối của Trái Đất, làm ánh trăng mờ đi và Mặt Trăng cũng mờ dần và tối lại. Tuy nhiên đây là một hiện tượng thiên văn rất khó quan sát bằng mắt thằng, cần có sự hỗ trợ đặc biệt của các thiết bị khoa học.
Đây là hai hiện tượng thiên văn rất dễ nhầm lẫn với nhau, theo đó Mặt Trời, Mặt Trăng cùng Trái Đất sẽ nằm ở trên một đường thẳng. Vậy nguyệt thực và nhật thức khác nhau như thế nào?
Đó là nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất nằm giữa Mặt Trăng và Mặt Trời, ngược lại nhật thực là hiện tượng xảy ra khi Mặt Trăng nằm giữa Trái Đất và Mặt Trời.
Lý giải thêm, nhật thực xảy ra khi Mặt Trăng che phủ toàn bộ hay một phần Mặt Trời khiến Trái Đất không nhận được lượng ánh sáng từ Mặt Trời, tạo ra hiện tượng trời tối vào ban ngày. Thời gian diễn ra nhật thực tương đối ngắn chỉ khoảng từ 5 đến 7 phút.
Trong khi đó, hiện tượng nguyệt thực xảy ra khi Trái Đất che phủ Mặt Trăng khuất ra khỏi vòng chiếu sáng từ Mặt Trời, khiến Mặt Trăng không thể nhận nguồn ánh sáng từ Mặt Trời, lúc này ánh sáng Mặt Trăng nhận được từ phản xạ của Trái Đất. Không giống như nhật thực, nguyệt thực có thể quan sát bất cứ nơi đâu tại nửa tối Trái Đất. Thời gian diễn ra hiện tượng này cũng khá dài, từ 4 đến 5 giờ.
Hiện tượng nguyệt thực toàn phần diễn ra tối đa trong 104 phút, còn nguyệt thực một phần sẽ quan sát tối đa đến 6 tiếng đồng hồ.
Theo đó, nguyệt thực chỉ xảy ra khi Mặt Trời, Trái Đất cùng Mặt Trăng thẳng hàng hoặc gần thẳng hàng vào ngày trăng tròn nhất, đồng thời Trái Đất sẽ nằm giữa Mặt Trời và Mặt Trăng.
Theo như quan sát, một năm tối thiểu có 4 lần nhật thực, nguyệt thực. Trong đó, có 2 lần nhật thực cùng 2 lần nguyệt thực. Con số này sẽ thay đổi nhiều hơn tuỳ vào từng năm nhưng sẽ không quá 8 lần trong một năm. Do đó khi biết được ngày, thời gian của những hiện tượng này thì bạn hoàn toàn có thể đoán được sự xuất hiện của nguyệt thực.
Xem thêm : Công thức tính thể tích khối chóp dễ hiểu nhất
Nguyệt thực dài nhất trong thế kỷ XXI là nguyệt thực một phần diễn ra trong ngày 19/11/2021 và kéo dài hơn 3 tiếng đồng hồ. Tại Việt Nam, hiện tượng nguyệt thực đạt cực đại vào lúc 16h03 và có dễ dàng quan sát được từ 17h21’ khi Mặt Trăng mọc.
Trái Đất chịu lực hấp dẫn của Mặt Trăng và Mặt Trời, vào những ngày bình thường sẽ lệch hướng nhau nên lực hấp dẫn này thường không đồng thời tác động lên Trái Đất. Nhưng khi hiện tượng nguyệt thực xảy ra, lực hấp dẫn ở trên Trái Đất sẽ đạt cực đại do tổng hai lực Mặt Trăng và Trái Đất cùng tác động một lúc.
Điều này sẽ khiến những đợt thuỷ triều ở trên Trái Đất mạnh hơn cũng như cao hơn bình thường, thậm chí có thể gây ra một số dao động địa chất.
Ngoài ra, đối với con người, các chuyên gia cho biết hiện tượng này có thể khiến lượng melatonin cùng hormone trong người bị suy giảm, làm ảnh hưởng tới chu kỳ ngủ và thức của cơ thể. Vậy nên vào những ngày này, chúng ta sẽ cảm thấy khó ngủ hơn, vì vậy chúng sẽ không ảnh hưởng quá nhiều đến sức khoẻ, do đó bạn sẽ không phải lo lắng về hiện tượng này.
Bên cạnh đó còn có thống kê cho rằng hiện tượng này làm tăng tỷ lệ sinh nở ở phụ nữ nhưng vẫn chưa có xác thực điều này có đúng hay không?
Khác với hiện tượng nhật thực, nguyệt thực sẽ dễ dàng quan sát bằng mắt thường, trẻ em muốn quan sát cũng không cần sử dụng biện pháp bảo vệ đôi mắt. Dù vậy để có trải nghiệm thú vị, bạn nên sử dụng kính thiên văn hoặc ống nhòm để ngắm nhìn Mặt Trăng một cách tốt nhất.
Bên cạnh đó, hãy lựa chọn địa điểm thoáng đãng và có tầm nhìn rộng, đồng thời ít bị ảnh hưởng bởi ô nhiễm ánh sáng, và khói bụi để có thể quan sát hiện tượng này chân thực nhất.
>>>Bạn đã biết: Mặt trời mọc hướng nào? Cách sử dụng Mặt trời để xác định phương hướng
Vậy là Vua Nệm đã lý giải đến bạn đọc hiện tượng nguyệt thực là gì cùng những thông tin lý thú xoay quanh chúng. Hy vọng rằng bài viết này sẽ giúp độc giả có thêm kiến thức, từ đó có những trải nghiệm lý thú nhất.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 07/04/2024 22:11
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024