Hiệu ứng nhà kính là gì? Hiệu ứng nhà kính là một vấn đề được cả thế giới quan tâm bởi tầm ảnh hưởng của nó đến sự tồn tại, phát triển của con người cũng như các sinh vật sống khác trên Trái Đất. Trong bài viết này, chúng tôi sẽ giúp các bạn hiểu rõ hơn về hiệu ứng nhà kính và cách khắc phục hiện tượng này.
Hiệu ứng nhà kính (Greenhouse Effect) là hiện tượng không khí Trái Đất nóng lên do bức xạ sóng ngắn của Mặt Trời xuyên qua tầng khí quyển rồi chiếu xuống mặt đất. Khi bức xạ này chiếu xuống mặt đất, mặt đất sẽ hấp thu và bị nóng lên rồi sẽ bức xạ lại sóng dài vào khí quyển.
Bạn đang xem: Hiệu ứng nhà kính là gì? Hậu quả và cách khắc phục
Khí nhà kính là loại khí có thể hấp thụ các bức xạ sóng dài nhận được từ phản xạ của mặt đất khi và phân tán lượng nhiệt đó lại cho Trái Đất. Nếu như lượng nhiệt này ổn định, Trái Đất sẽ ở trạng thái cân bằng. Tuy nhiên thực tế thì nó lại tăng quá nhiều trong bầu khí quyển và khiến cho Trái Đất bị nóng lên không ngừng.
Như đã trình bày ở trên thì nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính chính là do các khí nhà kính. Vậy khí gây hiệu ứng nhà kính là gì? Câu trả lời sẽ là:
Khí CO2 được sinh ra từ quá trình đốt các loại nhiên liệu như than, dầu, cây cối, chất thải rắn, khí tự nhiên,….hoặc từ các phản ứng hóa học. Đây là khí gây hiệu ứng nhà kính nhanh và mạnh nhất.
Khí CO2 giống như một tấm kính lớn bao phủ Trái Đất và khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên bởi nó đã hấp thu bức xạ nhiệt có bước sóng dài vào tầng khí quyển. Điều này đã khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên tới 38 độ C và theo ước tính của các nhà khoa học, đến nửa thế kỷ sau, nhiệt độ của Trái Đất sẽ tăng từ 1,5 – 4,5 độ C nữa.
Khí CFC (cloro fluoro carbon) chiếm đến 20% trong tổng cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Chất khí này được sử dụng trong các nhà máy sản xuất thiết bị làm lạnh (điều hòa, máy lạnh, tủ lạnh,…) hoặc chế tạo sản phẩm bằng plastic xốp như khay ăn, lớp tản nhiệt. Ngoài ra, nó còn tìm thấy trong một số loại hóa chất làm sạch thiết bị điện tử và là sản phẩm phụ của một số phản ứng hóa học.
Khí CFC có tính trơ, không mùi, không cháy và tồn tại lâu. Khi bay vào không khí, nó sẽ bay lên tầng khí quyển và làm mòn tầng ozon bao quanh Trái Đất, tạo điều kiện cho tia cực tím từ Mặt trời chiếu thẳng xuống Trái Đất.
Tính đến năm 2050, lượng khí CFC có thể là 9 tỷ tấn và lượng khí này sẽ gây ảnh hưởng cực kỳ xấu đến khí hậu toàn cầu.
Xem thêm : Kết hợp quần short nữ với áo gì giúp nàng luôn năng động?
Khí CH4 (metan) chiếm khoảng 13% trong tổng cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Theo các nghiên cứu, mỗi phân tử CH4 sẽ giữ lại nhiệt gấp cao gấp 21 lần phân tử CO2. Loại khí này sản sinh chủ yếu từ:
Khí O3 (khí ozon) chiếm 8% trong tổng cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Ozon là thành phần chính của tầng bình lưu và có tới khoảng 90% khí ozon tập trung ở độ cao 19 – 23 km so với mặt đất. Hiện nay, tầng ozon đã bị suy giảm 5% và ngày càng tăng do sự phân hủy ozon đã vượt quá khả năng tái tạo lại.
Khi tầng này bị phá hủy, nó sẽ khiến cho lượng mưa axit tạo thành khói quang hóa và gây ra hiệu ứng nhà kính.
Khí N2O chiếm 5% trong tổng cơ cấu các khí gây hiệu ứng nhà kính. Mỗi phân tử N2O có khả năng giữ lại lượng nhiệt cao gấp 270 lần so với phân tử CO2. Loại khí này có thể sản sinh từ những nguyên nhân sau:
Ngoài những loại khí trên thì còn có một số khí khác cũng gây ra hiệu ứng nhà kính, đó là khí SO2, SF CF3 và cả hơi nước.
Các hoạt động sản xuất, sinh hoạt của con người đã khiến cho lượng khí gây hiệu ứng nhà kính tăng lên một cách nhanh chóng, làm phá vỡ kết cấu của tầng ozon và dẫn tới những ảnh hưởng xấu tới hệ sinh thái tự nhiên cũng như đời sống con người. Cụ thể là:
Hiệu ứng nhà kính khiến cho nhiệt độ Trái Đất nóng lên và không còn đúng với mức nhiệt độ mà đáng lẽ nó phải xảy ra nữa. Bạn có thể thấy rằng, mùa đông bây giờ không còn lạnh như trước đây, trong khi mùa hè lại trở nên oi bức, nắng nóng gay gắt. Có những thời điểm tại nhiều quốc gia, nhiệt độ không khí vào mùa hè còn vượt ngưỡng 40 độ C.
Sự nóng lên của Trái Đất đã khiến cho môi trường sống của các loài sinh vật bị thay đổi. Điều này không chỉ ảnh hưởng đến sự sinh trưởng, phát triển của các loài sinh vật mà còn đẩy chúng đến nguy cơ tuyệt chủng nếu không thích nghi kịp.
Khí hậu toàn cầu bị biến đổi đã gây ra những hiện tượng thời tiết cực đoan. Có thể là hạn hán kéo dài quanh năm hoặc mưa bão tăng đột ngột. Nắng nóng, mưa nhiều chính cũng là điều kiện thuận lợi cho các loài vi khuẩn, vi sinh vật phát triển và gây hại đến sức khỏe con người. Không chỉ vậy, lượng khí thải gia tăng là nguyên nhân làm suy giảm hệ miễn dịch ở người.
Xem thêm : Giải đáp: Bắp chân to làm sao để nhỏ lại?
Hơn nữa, việc phải lao động dưới thời tiết khắc nghiệt như quá nóng hoặc quá lạnh cũng gây ra nhiều nguy hiểm đến sức khỏe, thậm chí là tính mạng con người.
Nhiệt độ không khí nóng lên cũng khiến băng tại 2 cực là Bắc Cực và Nam Cực có hiện tượng tan nhanh. Điều này đã làm cho lượng nước biển dâng cao và dẫn đến nạn hồng thủy. Trong tương lai, một số quốc gia có nguy cơ biến mất trên bản đồ thế giới vì bị nước biển nhấn chìm.
Với sức ảnh hưởng mạnh của hiệu ứng nhà kính đối với sự tồn tại của các sinh vật sống trên Trái Đất, trong đó có con người, việc kịp thời thực hiện các biện pháp khắc phục hiện tượng này là rất cần thiết. Dưới đây là một số biện pháp mà mọi người nên áp dụng:
Cây xanh sử dụng CO2 để quang hợp và tạo ra khí O2 giúp không khí trong lành hơn. Nhờ đó mà lượng khí gây hiệu ứng nhà kính là CO2 sẽ giảm xuống, giúp làm giảm sự tăng cao của nhiệt độ trên toàn cầu. Hiện nay chính phủ của các quốc gia đều khuyến cáo người dân tích cực trồng cây, gây rừng và triển khai các hoạt động trồng rừng. Đồng thời ban hành các luật lệ nghiêm cấm việc chặt phá rừng bừa bãi.
Tiết kiệm năng lượng chính là một cách giúp làm giảm đáng kể hiệu ứng nhà kính. Ví dụ như tiết kiệm điện sẽ giúp làm giảm lượng nhiên liệu hóa thạch dùng để đốt cháy trong nhiệt điện. Từ đó làm giảm lượng khí gây hiệu ứng nhà kính phát thải a vào môi trường.
Thay vì sử dụng các loại nhiên liệu hóa thạch, con người đã tìm ra các loại năng lượng thay thế như năng lượng gió, mặt trời, địa nhiệt, thủy triều. Đây đều là những nguồn năng lượng sạch và thân thiện với môi trường. Ví dụ như chúng ta có thể sử dụng gió hoặc ánh nắng Mặt Trời để tạo ra điện năng.
Việc tái chế, tái sử dụng các sản phẩm đã dùng rồi không chỉ giúp tiết kiệm chi phí mà còn giúp làm giảm lượng rác thải. Điều này có thể giúp làm giảm tới khoảng 1,2 tấn khí CO2 mỗi năm.
Việc di chuyển bằng các phương tiện công cộng hoặc đi bộ, đi xe đạp sẽ góp phần làm giảm đáng kể lượng khí CO2, N2O và khói bụi vào không khí. Qua đó góp phần bảo vệ môi trường và khắc phục hiệu ứng nhà kính.
Việc đẩy mạnh các hoạt động tuyền truyền bảo vệ môi trường là rất cần thiết. Mỗi người dân đều nên biết ảnh hưởng của hiệu ứng nhà kính đến sự sống trên Trái Đất này ra sao và cần phải làm gì để hạn chế hiệu ứng nhà kính. Có như vậy mọi người mới cùng chung tay bảo vệ môi trường.
Vậy là các bạn đã hiểu được hiệu ứng nhà kính là gì rồi đúng không. Có thể nói, việc khắc phục hiệu ứng nhà kính là việc mà tất cả các quốc gia trên thế giới đều đang quan tâm và cố gắng thực hiện. Để bảo vệ cuộc sống của chính mình và những hệ sau này, các bạn hãy chung tay thực hiện các biện pháp này nhé. Cảm ơn các bạn đã đón đọc bài viết này và đừng quên, Primer luôn có sẵn các sản phẩm máy lọc nước ion kiềm, máy lọc nước RO công nghiệp,… chất lượng, giá TỐT cho mọi khách hàng.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/04/2024 04:30
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024