Ở mỗi nước, các quyền tự do cơ bản của công dân đều được ghi nhận trong Hiến pháp và trong các luật liên quan. Các quyền tự do cơ bản của công dân cần phải được quy định trong Hiến pháp – văn bản pháp luật có hiệu lực pháp lý cao nhất, vì đây là các quyền liên quan đến con người và để bảo đảm sự thống nhất trong việc áp dụng.Bài viết hôm nay sẽ giới thiệu đến các bạn Quyền được phát triển của công dân là gì? (Cập nhật 2023). Mời các bạn đọc bài viết sau đây của chúng tôi để biết thêm thông tin nhé.
- Hướng dẫn 2 cách làm sữa chua bằng sữa tươi dẻo thơm, sánh mịn đơn giản tại nhà
- Thú linh là gì? Cách làm thú linh không bị hôi đơn giản
- Những điều cần biết khi cho trẻ uống mật ong vào sáng sớm
- Hướng dẫn cách nộp phạt nguội nhanh nhất cho tài xế
- Game tài xỉu là gì? Chơi game tài xỉu online có vi phạm pháp luật?
1.Quy định của Hiến Pháp Việt Nam
Ở Việt Nam, từ khi thành lập cho đến nay, Nhà nước luôn luôn tôn trọng các quyền tự do cơ bản của công dân và coi đó là một trong những nguyên tắc xây dựng pháp luật của Nhà nước. Nhà nước ta đã ghi nhận các quyền tự do cơ bản của công dân trong Hiến pháp và pháp luật. Mỗi công dân được quyền tự mình lựa chọn và thực hiện các quyền tự do cơ bản của mình trong khuôn khổ của pháp luật mà không có sự ngăn cản, hạn chế nào. Các quyền con người, quyền tự do của công dân Việt Nam do pháp luật quy định gồm có: Quyền bình đẳng trước pháp luật, quyền có nơi ở hợp pháp, quyền ,tự do cư trú, tự do kinh doanh, tự do đi lại, tự do tín ngưỡng, tự do ngôn luận và báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình,tự do nghiên cứu, sáng tác, tự do lựa chọn nghề nghiệp mưu sinh, tự do hôn nhân…
Bạn đang xem: Quyền được phát triển của công dân là gì? (Cập nhật 2024)
Việc đề cao các quyền tự do cơ bản của công dân xuất phát từ mục đích hoạt động của Nhà nước ta luôn vì con người, đề cao nhân tố con người trong quá trình xây dựng và phát triển Nhà nước và xã hội. Đặc biệt, hiện nay, nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa mà một trong những nội dung quan trọng của Nhà nước pháp quyền là khẳng định cội nguồn quyền lực nhà nước là ở nhân dân, trong đó nhà nước là của nhân dân:
Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định:
“Nhà nước Cộng hoà Xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là Nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức”.
Trong nhà nước pháp quyền, một mặt, pháp luật bảo đảm cho sự phát triển tự do tối đa của nhân dân, mặt khác pháp luật xây dựng và duy trì xã hội trật tự, ổn định, trong đó không chỉ mỗi công dân, mỗi cá nhân, mà bản thân nhà nước và những người đứng đầu chính quyền cũng phải tôn trọng pháp luật. Hai mặt dân chủ và pháp luật trong Nhà nước pháp quyền gắn bó hữu cơ, làm tiền đề tồn tại cho nhau và tạo nên bản chất của Nhà nước pháp quyền trong lịch sử nhân loại đúng như Chủ tịch Hồ Chí Minh chỉ rõ: “Nhà nước bảo đảm quyền tự do dân chủ cho công dân nhưng nghiêm cấm lợi dụng các quyền tự do dân chủ để để xâm phạm đến lợi ích của Nhà nước, của nhân dân”.
2. Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam
Các quyền cơ bản của công dân Việt Nam được quy định từ Điều 19 đến Điều 43 Hiến pháp 2013 của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam. Cụ thể:
– Quyền được sống:
Điều 19 Hiến pháp 2013 đã quy định mọi người đều có quyền sống. Tính mạng con người được pháp luật bảo hộ. Không ai bị tước đoạt tính mạng trái luật.
– Quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được bảo vệ sức khỏe, danh dự, nhân phẩm:
Theo Điều 20 Hiến pháp 2013 ghi nhận:
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về thân thể, được pháp luật bảo hộ về sức khoẻ, danh dự và nhân phẩm; không bị tra tấn, bạo lực, truy bức, nhục hình hay bất kỳ hình thức đối xử nào khác xâm phạm thân thể, sức khỏe, xúc phạm danh dự, nhân phẩm.
+ Không ai bị bắt nếu không có quyết định của Tòa án nhân dân, quyết định hoặc phê chuẩn của Viện kiểm sát nhân dân, trừ trường hợp phạm tội quả tang. Việc bắt, giam, giữ người do luật định.
+ Mọi người có quyền hiến mô, bộ phận cơ thể người và hiến xác theo quy định của luật. Việc thử nghiệm y học, dược học, khoa học hay bất kỳ hình thức thử nghiệm nào khác trên cơ thể người phải có sự đồng ý của người được thử nghiệm.
– Quyền bất khả xâm phạm đời sống riêng tư, được bảo vệ danh dự, uy tín:
Điều 21 Hiến pháp 2013 quy định mọi người có quyền bất khả xâm phạm về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân và bí mật gia đình; có quyền bảo vệ danh dự, uy tín của mình. Thông tin về đời sống riêng tư, bí mật cá nhân, bí mật gia đình được pháp luật bảo đảm an toàn.
Đồng thời, mọi người có quyền bí mật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư khác. Không ai được bóc mở, kiểm soát, thu giữ trái luật thư tín, điện thoại, điện tín và các hình thức trao đổi thông tin riêng tư của người khác.
– Quyền có nơi ở hợp pháp, bất khả xâm phạm về nơi ở:
+ Công dân có quyền có nơi ở hợp pháp.
Xem thêm : Trang thông tin điện tử Vụ Pháp chế
+ Mọi người có quyền bất khả xâm phạm về chỗ ở. Không ai được tự ý vào chỗ ở của người khác nếu không được người đó đồng ý.
+ Việc khám xét chỗ ở do luật định.
(Căn cứ Điều 22 Hiến pháp 2013)
– Quyền tự do đi lại, cư trú:
Công dân có quyền tự do đi lại và cư trú ở trong nước, có quyền ra nước ngoài và từ nước ngoài về nước. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
– Quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo:
Hiến pháp 2013 quy định về quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo như sau:
+ Mọi người có quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo, theo hoặc không theo một tôn giáo nào. Các tôn giáo bình đẳng trước pháp luật.
+ Nhà nước tôn trọng và bảo hộ quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo.
+ Không ai được xâm phạm tự do tín ngưỡng, tôn giáo hoặc lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để vi phạm pháp luật.
– Quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí:
Công dân có quyền tự do ngôn luận, tự do báo chí, tiếp cận thông tin, hội họp, lập hội, biểu tình. Việc thực hiện các quyền này do pháp luật quy định.
– Quyền được bình đẳng về giới tính:
Theo Hiến pháp 2013, công dân nam, nữ bình đẳng về mọi mặt. Nhà nước có chính sách bảo đảm quyền và cơ hội bình đẳng giới.
Nhà nước, xã hội và gia đình tạo điều kiện để phụ nữ phát triển toàn diện, phát huy vai trò của mình trong xã hội. Nghiêm cấm phân biệt đối xử về giới.
– Các quyền bầu cử, ứng cử, tham gia quản lý nhà nước, biểu quyết khi trưng cầu dân ý:
+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, Hội đồng nhân dân. Việc thực hiện các quyền này do luật định.
+ Công dân có quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước.
Nhà nước tạo điều kiện để công dân tham gia quản lý nhà nước và xã hội; công khai, minh bạch trong việc tiếp nhận, phản hồi ý kiến, kiến nghị của công dân.
+ Công dân đủ mười tám tuổi trở lên có quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân.
Xem thêm : Khối M00 gồm những môn nào? Các ngành xét tuyển và những trường đào tạo ngành này
– Mọi người có quyền tự do kinh doanh trong những ngành nghề mà pháp luật không cấm.
– Công dân có quyền được bảo đảm an sinh xã hội.
– Quyền được làm việc:
+ Công dân có quyền làm việc, lựa chọn nghề nghiệp, việc làm và nơi làm việc.
+ Người làm công ăn lương được bảo đảm các điều kiện làm việc công bằng, an toàn; được hưởng lương, chế độ nghỉ ngơi.
+ Nghiêm cấm phân biệt đối xử, cưỡng bức lao động, sử dụng nhân công dưới độ tuổi lao động tối thiểu.
– Một số quyền khác của công dân Việt Nam:
+ Công dân có quyền và nghĩa vụ học tập.
+ Mọi người có quyền nghiên cứu khoa học và công nghệ, sáng tạo văn học, nghệ thuật và thụ hưởng lợi ích từ các hoạt động đó.
+ Mọi người có quyền hưởng thụ và tiếp cận các giá trị văn hóa, tham gia vào đời sống văn hóa, sử dụng các cơ sở văn hóa.
+ Công dân có quyền xác định dân tộc của mình, sử dụng ngôn ngữ mẹ đẻ, lựa chọn ngôn ngữ giao tiếp.
+ Mọi người có quyền được sống trong môi trường trong lành và có nghĩa vụ bảo vệ môi trường…
xã xóa tên người đó trong danh sách cử tri và thu hồi thẻ cử tri.
3.Quyền được phát triển của công dân là gì?
Quyền phát triển là quyền cơ bản của công dân, không những được quy định trong Hiến pháp và pháp luật Việt Nam, mà còn được ghi nhận trong Tuyên bố về quyền phát triển 1986 (Được Đại Hội đồng Liên Hợp Quốc thông qua theo Nghị quyết 41/128 ngày 4/12/1986).
Theo đó, quyền được phát triển là quyền của công dân được sống trong môi trường xã hội và tự nhiên có lợi cho sự tồn tại và phát triển về thể chất, tinh thần, trí tuệ, đạo đức; có mức sống đầy đủ về vật chất; được học tập, nghỉ ngơi, vui chơi, giải trí, tham gia các hoạt động văn hóa; được cung cấp thông tin và chăm sóc sức khỏe; được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Quyền phát triển bao gồm:
- Quyền được hưởng thụ đời sống vật chất và tinh thần đầy đủ để phát triển toàn diện.
Mức sống, điều kiện nghỉ ngơi, giải trí phù hợp với điều kiện kinh tế của đất nước. Được hưởng sự chăm sóc y tế, đặc biệt trẻ em được hưởng chế độ chăm sóc sức khỏe ban đầu và phòng bệnh. Được tiếp cận với các phương tiện thông tin đại chúng, vui chơi, giải trí, tham gia vào các công trình văn hóa công cộng.
- Quyền được khuyến khích, bồi dưỡng để phát triển tài năng.
Người phát triển sớm về trí tuệ có quyền được học trước tuổi, học vượt lớp, học rút ngắn thời gian so với quy định chung. Người học giỏi, có năng khiếu được ưu tiên tuyển chọn vào các trường đại học. Người có tài được tạo mọi điều kiện để làm việc và phát triển, cống hiến tài năng cho Tổ quốc.
Tóm lại, quyền được phát triển thể hiện bản chất tốt đẹp của nhà nước ta, tạo ra một xã hội phát triển, công bằng, ai ai cũng được học hành, được tiếp thu giáo dục. Đây cũng là một trong những điều kiện quan trọng để phát triển con người một cách toàn diện, tạo ra nguồn lao động cao, nhiều nhân tài cho đất nước
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp