Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy không phải ai cũng biết. Việc xác định rõ thời điểm bà bầu tháng thứ mấy thì ho mọc tóc sẽ giúp thai phụ giảm lo sợ ho do bệnh lý từ đó có cách xử lý phù hợp. Đặc biệt khi nhận biết được bà bầu đang bị ho mọc tóc từ hay không đó mới có cách xử lý phù hợp và đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho mẹ và bé.
“Ho mọc tóc” là cách gọi của dân gian về hiện tượng bà bầu bị ho trong quá trình mang thai. Dân gian cho rằng, khi em bé trong tử cung lớn mọc tóc sẽ làm kích thích gây ngứa cổ và họng dẫn tới hiện tượng bà bầu ho mọc tóc.
Bạn đang xem: Bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và cách điều trị hiệu quả
Theo truyền miệng dân gian, bà bầu bị ho khi con mọc tóc ở khoảng tháng thứ 3, tháng thứ 4. Khi thai nhi bắt đầu bước sang tuần thứ 14, bé sẽ bắt đầu mọc những sợi tóc đầu tiên ở trong bụng mẹ. Lúc này nang tóc phát triển và tóc bắt đầu mọc lên gây kích thích họng khiến bà bầu xuất hiện những cơn ho khó chịu.
Thông thường, khi bà bầu bị ho mọc tóc cơn ho sẽ kéo dài trong giai đoạn này. Khác với ho bệnh lý, bà bầu ho mọc tóc sẽ ho không đờm, thở dễ dàng, không sốt và ho ở mức độ bình thường.
Tuy nhiên, ngoài việc chú trọng tới bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy, các bạn cũng cần quan sát thêm những dấu hiệu đi cùng. Vì theo quan điểm của y học, tình trạng ho thường gặp ở bà bầu bởi lúc này cơ thể sản phụ có hệ miễn dịch kém, vi khuẩn, virus dễ dàng tấn công gây ra các cơn ho bệnh lý. Do vậy nếu thấy dấu hiệu bà bầu bị ho kèm theo sốt, đờm nhầy, vàng đặc, đau tức ngực, khó thở, thì bà bầu nên chủ động thăm khám bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời, tránh làm ảnh hưởng tới sức khỏe mẹ và bé.
Các bác sĩ chuyên khoa cho biết, ho là tình trạng thường gặp ở bà bầu do nhiều nguyên nhân. Dù là ho mọc tóc hay ho do nguyên nhân nào khác nếu ở mức độ nhẹ, ho không kèm các triệu chứng bất thường nào khác sẽ không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, trong trường hợp họ nhiều, ho dai dẳng, ho kèm theo hiện tượng sốt, mệt mỏi, khó thở cần thăm khám và điều trị ngay để tránh ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Xem thêm : Uống nước tía tô giảm cân có thực sự hiệu quả không?
Ho ảnh hưởng tới mẹ bầu: Cơn ho kéo dài, cơn ho mức độ mạnh sẽ khiến bà bầu cảm thấy mệt mỏi, khó thở. Tình trạng này khiến bà bầu có tâm trạng không thoải mái, dễ cáu gắt, chán ăn, khó ngủ kéo dài gây suy nhược cơ thể, từ đó làm ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi.
Ảnh hưởng nguy hiểm tới sức khỏe mẹ và bé: Ho thường xuyên và mức độ mạnh gây kích thích tử cung, làm xuất hiện các cơn gò dọa sinh non, tăng nguy cơ động thai và sảy thai.
Để an toàn cho sức khỏe, phụ nữ mang thai không nên quá quan tâm tới việc bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy mà điều quan trọng hơn là lựa chọn các điều trị ho hiệu quả. Bởi dù là ho mọc tóc hay không thì tình trạng này kéo dài sẽ làm ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và sự phát triển của thai nhi.
Để giúp giảm nhẹ tình trạng ho mọc tóc ở bà bầu, các bạn có thể áp dụng một số cách đơn giản như:
Kết hợp hẹ với mật ong là cách đơn giản giúp giảm tình trạng ho mọc tóc bà bà bầu. Nó giúp làm dịu nhẹ, giảm ngứa họng hiệu quả mà không gây tác dụng phụ nào, đảm bảo an toàn. Do vậy bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy cũng đều có thể áp dụng được.
Mẹo dân gian này rất đơn giản, bạn sử dụng khoảng 100g lá hẹ tươi, rửa sạch, cắt nhỏ và cho vào bát cùng 2 thìa mật ong nguyên chất. Mang hẹ với mật ong đi hấp cách thủy khoảng 15 phút, sau đó uống khi con cấm. Bà bầu nên thực hiện cách này khoảng 2 – 3 lần/ngày tới khi tình trạng ho thuyên giảm.
Giá đỗ là loại rau mầm được trồng từ đỗ xanh. Giá đỗ có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe như vitamin (C, B, E,..), canxi, photpho, protein. Giá đỗ không chỉ tăng cường sức đề kháng, mà còn giúp thanh nhiệt, nhuận cổ họng, giảm cảm giác khó chịu ở họng do ho gây ra.
Xem thêm : Top 5 thuốc tẩy giun cho người lớn hiệu quả nhất
Do vậy, khi bà bầu bị ho mọc tóc có thể sử giá đỗ theo hai cách sau đây:
Thông thường bước sang tháng thứ 4 bà bầu sẽ vô cùng mệt mỏi với tình trạng ho mọc tóc. Để cải thiện các cơn ho khó chịu này, mẹ bầu có thể áp dụng mẹo trị ho đơn giản từ lá tía tô.
Theo Đông y, tía tô vị ấm, tính cay, có công dụng tốt trong việc giảm cảm cúm, hỗ trợ trị ho, long đờm. Do vậy, khi bị ho, bà bầu có thể sử dụng lá tía tô hãm trà để uống hàng ngày. Cách này vừa giúp giảm cảm giác ho mà còn an thần, thư giãn rất hiệu quả.
Cách làm trà tía tô trị ho mọc tóc rất đơn giản theo các bước sau:
Bên cạnh việc sử dụng các cách trị ho tại nhà thì mẹ bầu cũng nên ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để đạt hiệu quả tốt nhất. Việc cung cấp đủ dưỡng chất, tập trung vào những thực phẩm có lợi sẽ giúp cơ thể bà bầu tăng cường sức đề kháng tốt hơn. Khi hệ miễn dịch khỏi sẽ hỗ trợ quá trình điều trị ho, giảm nhanh các cơn ho khó chịu.
Đây không chỉ là chữa ho mà còn và phương pháp giúp phòng ngừa ho mọc tóc ở bà bầu hiệu quả. Dù bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy thì cũng cần chú ý tới việc xây dựng chế độ ăn dinh dưỡng với các thực phẩm có lợi và đa dạng món ăn giúp kích thích khẩu vị, ăn ngon hơn.
Hy vọng với chia sẻ trên đây sẽ giúp các mẹ bầu giải đáp được thắc mắc bà bầu ho mọc tóc ở tháng thứ mấy và có cách xử lý phù hợp. Tuy nhiên, mẹ bầu nên chú ý, trong trường hợp do dài ngày hoặc đã áp dụng các cách điều trị ho theo kinh nghiệm dân gian nhiều ngày mà không có hiệu quả thì nên chủ động thăm khám chuyên khoa để trị dứt điểm. Bởi tình trạng ho bạn đang gặp phải có thể là triệu chứng của bệnh lý như viêm họng, vi khuẩn, virus cúm thì rất khó chữa trị nếu chỉ áp dụng mẹo dân gian thông thường.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/01/2024 13:17
Tử vi tháng 12/2024 Canh Tý: Cuối năm bận rộn, nhìn đâu cũng thấy cơ…
Top 3 con giáp có SỐ ĐỎ tha hồ khai thác vận may giữa tuần…
Vận mệnh người tuổi Thìn theo cung hoàng đạo: Bạn có tham vọng hay thích…
Tử vi hôm nay: Danh sách 4 con giáp nắm bắt cơ hội và đạt…
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…