“Ánh trăng” là một bài thơ hay viết vào năm 1978, 3 năm sau ngày giải phóng hoàn toàn miền Nam, được nhà thơ viết tại Thành phố Hồ Chí Minh. In trong tập “Ánh trăng”.
Cùng ACC tìm hiểu chi tiết về hoàn cảnh sáng tác của bài thơ Ánh trăng nhé!
Bạn đang xem: Tìm hiểu về hoàn cảnh sáng tác bài thơ Ánh trăng
Nguyễn Duy (1948) tên thật là Nguyễn Duy Nhuệ
Quê quán: Xã Đông Vệ huyện Đông Sơn (nay là phường Đông Vệ-Thanh Hóa)
– Sự nghiệp sáng tác:
Nguyễn Duy làm thơ từ rất sớm, từ khi học cấp ba
Năm 1973, ông đã đoạt giải nhất cuộc thi thơ tuần báo văn nghệ với chùm thơ vô cùng xuất sắc.
Ngoài việc sáng tác thơ ông còn viết tiểu thuyết và bút kí
Năm 2007, Nguyễn Duy đã được Giải thưởng Nhà nước danh giá về Văn học Nghệ thuật
Những tác phẩm tiêu biểu: “Đãi cát tìm vàng”, “Bụi”, “Mẹ và em”…
Phong cách sáng tác: Thơ Nguyễn Duy giàu chất triết lí, thiên về chiều sâu nội tâm với những trăn trở, day dứt và suy tư.
Hoàn cảnh sáng tác:
Nguyễn Duy viết bài thơ Ánh trăng vào năm 1978, tại TPHCM – nơi đô thị của cuộc sôngs tiện nghi, hiện đại, nơi những người từ trận đánh trở về đã để lại sau lưng cuộc chiến gian khoỏ mà nghĩa tình.
In trong tập thơ “Ánh trăng” của Nguyễn Duy – tập thơ đạt giải A của hội nhà văn Việt Nam năm 1984.
Bài thơ là câu chuyện nhỏ được kể theo trình tự thời gian từ quá khứ đến hiện tại gắn với các mốc sự kiện trong cuộc đời con người. Theo dòng tự sự ấy mạch cảm xúc đi từ quá khứ đến hiện tại và gắn kết trong cái “giật mình” cuối bài thơ.
Thể loại: Thơ ngũ ngôn nhưng các chữ cái đầu mỗi câu thơ đều không viết hoa=> Dụng ý nghệ thuật của tác giả: Tạo sự liền mạch trong việc diễn đạt ý tưởng, nội dung bài thơ như một câu chuyện nhỏ trong đó mỗi khổ thơ đều mang một ý nghĩa trọn vẹn.
Bố cục (3 phần)
-Đoạn 1 (3 khổ thơ đầu): Kí ức về vầng trăng trong quá khứ của tác giả và vầng trăng trong hiện tại
-Đoạn 2 (Khổ 4): Tình huống bất ngờ khiến kí ức ùa về
-Đoạn 3 (2 khổ cuối): Sự hối hận của tác giả vì đã lãng quên vầng trăng
Giá trị nội dung
Xem thêm : Ông nội có gốc là dân tộc Hoa thì cháu có được thi vào quân đội không?
Bài thơ là sự nhắc nhở về những năm tháng gian lao đã qua của cuộc đời người lính gắn bó với thiên nhiên, đất nước rất bình dị, hiền hậu. Qua đó nhắc nhở người đọc phải có một thái độ sống “ Uống nước nhớ nguồn”, thủy chung ân tình với quá khứ, nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương.
Giá trị nghệ thuật
Bài thơ viết theo thể thơ năm chữ bố cục rõ ràng, mạch lạc. “Ánh trăng” có sự kết hợp nhuần nhuyễn giữa trữ tình và tự sự, hình ảnh thơ vừa cụ thể, vừa sinh động vừa khát, giàu tính biểu cảm, giọng điệu tâm tình tự nhiên như lời tâm sự của nhân vật trữ tình.
I. Mở bài
Giới thiệu đôi nét về tác giả Nguyễn Duy – là một trong những những tác giả viết hay về trăng. Ông là một nhà thơ tiểu biểu của thế hệ trẻ sau năm 1975 góp vào mảng thơ thiên nhiên một “Ánh trăng”
Ánh trăng là lời ân hận trong tâm sự sâu thẳm của nhà thơ về sự vô tình trước những kỉ niệm thời quá khứ
II. Thân bài
1. Vầng trăng trong quá khứ (khổ 1+2) của tác giả và vầng trăng trong hiện tại (khổ 3)
– Khổ 1: Dòng hoài niệm mở ra
“Hồi nhỏ…hồi chiến tranh”: đánh dấu mốc thời gian
Phép liệt kê tăng cấp “đồng, sông, bể”: Tuổi thơ gắn bó với sông nước, trăng sao đầy ắp kỉ niệm. ⇒ Chỉ thứ tự từ hẹp đến rộng, từ quê hương đến đất nước, mở rộng hơn là sự gắn bó giữa những con người ở quê hương đến đồng đội nhân dân
⇒ Như vậy khi còn nhỏ nhân vật trữ tình sống chan hòa với thiên nhiên
“vầng trăng thành tri kỉ”: đất nước có chiến tranh, con người lên đường tham gia chiến đấu, ở rừng là những năm tháng khó khăn gian khổ, trăng được nhân hóa trở thành người bạn tri kỉ không thể nào quên.
– Khổ 2:
Phép so sánh sánh “trần trụi, hồn nhiên” kết hợp với phép liệt kê “thiên nhiên, cây cỏ”: lối sống đơn giản, mộc mạc mọi buồn vui sướng khổ đều gắn bó với trăng.
Ngỡ: nghĩ là, tưởng là, vậy mà kết quả lại ngược lại
Nhân hóa “cái vầng trăng tình nghĩa”: khẳng định mối quan hệ giữa người và trăng là bền vững mãi mãi
⇒ Mạch thơ biến đổi đánh dấu một sự thay đổi lẽ ra phải trân trọng.
– Khổ 3: Vầng trăng trong hiện tại
Khi chiến tranh kết thúc, người lính từ giã núi rừng trở về với thành phố nơi đô thị hiện đại.
Nhân hóa liệt kê “ánh điện cửa gương”- cuộc sống đầy đủ tiện nghi. Mặc dù vậy trăng vẫn tròn đầy lặng lẽ đi qua thành phố nhưng người bạn năm xưa chỉ coi trăng như một vật chiếu sáng
Xem thêm : Tuổi Nhâm Tuất 1982 Hợp Màu Gì Năm 2022?
Hình ảnh so sánh “vầng trăng đi qua ngõ – như người dưng qua đường”: thể hiện một sự bội bạc vẫn thường xảy ra trong cuộc sống hằng ngày: có mới nới cũ
⇒ Hoàn cảnh sống thay đổi kéo con người đổi thay, quên đi ân tình trong quá khứ
2. Tình huống bất ngờ xuất hiện (khổ 4)
Phép đảo ngữ từ láy “thình lình”, “đột ngột” được đưa lên đầu câu: nhấn mạnh sự việc bất ngờ là mất điện
Ba động từ “vội, bật, tung” đặt liền nhau: diễn tả sự khó chịu và hành động khẩn trương của nhân vật trữ tình đi tìm nguồn sáng
Ngay lúc đó trăng hiện ra “đột ngột” khiến con người bàng hoàng xúc động.
⇒ Vầng trăng đến bất ngờ làm sáng lên những góc tối trong tâm hồn, thức tỉnh sự ngủ quên trong diều kiện sống đã hoàn toàn đổi khác.
3. Vầng trăng thức tỉnh con người và sự hối hận của tác giả (khổ 5+6)
– Khổ 5: Tâm trạng, cử chỉ của con người khi đối diện với vầng trăng
Tư thế “ngửa mặt lên nhìn mặt”: là tư thế trực tiếp đối mặt
Phép nhân hóa, từ mặt thứ hai chỉ vầng trăng tròn, đó là thiên nhiên hồn nhiên tươi mát, đó còn là quá khứ bạn bè tươi đẹp.
So sánh, liệt kê, điệp ngữ, lặp cấu tứ “như là đồng là bể – như là sông là rừng”: diễn tả dòng hoài niệm ùa về và con người thấy trăng là thấy người bạn tri kỉ ngày nào.
⇒ Cảm xúc chừng như nén lại nhưng cứ trào ra thổn thức
– Khổ 6: Bài thơ khép lại ở hình ảnh sâu lắng
Trăng tròn đầy vành vạnh có hai lớp nghĩa: nghĩa tả thực về sự tròn đầy lung linh của trăng, thiên nhiên vũ trụ vĩnh hằng, gợi quá khứ bạn bè tươi đẹp chẳng thể phai mờ
Trăng còn được nhân hóa “kể chi người vô tình – ánh trăng im phăng phắc” gợi thái độ bao dung, nhân hậu
Trăng tròn vành vạnh-con người vô tình, trăng im phăng phắc- con người vô tình.
⇒ Câu thơ cuối mang ý nghĩa nhân văn, cái giật mình thức tỉnh của con người từng bội bạc trở nên đáng trân trọng bởi nhớ quên là lẽ thường tình, quan trọng là biết thức tỉnh lương tâm.
III. Kết bài
Khẳng đinh lại giá trị nghệ thuật làm nên thành công của bài thơ: thể thơ năm chữ, nhịp thơ linh hoạt theo mạch cảm xúc,…
Bài thơ chứa đựng một ý nghĩa triết lí sống “Uống nước nhớ nguồn”.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 10/02/2024 05:33
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024