Nhiều năm nay, môn Công nghệ trong các trường trung học cơ sở và trung học phổ thông chưa được xem trọng, thậm chí nhiều học sinh, phụ huynh chưa hiểu hết vai trò, ý nghĩa của môn học này.
Tuy nhiên, từ bối cảnh của cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, từ những bước chuyển mình của nền giáo dục hiện đại, khi chúng ta thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, giáo dục STEM ngày càng được chú trọng thì vai trò, vị thế của môn Công nghệ sẽ có nhiều thay đổi theo chiều hướng tích cực.
Bạn đang xem: Coi Công nghệ là môn phụ, đừng mong có giáo dục STEM đúng nghĩa
Chia sẻ với phóng viên Tạp chí Điện tử Giáo dục Việt Nam, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng – Trưởng khoa Sư phạm Kỹ thuật, Đại học sư phạm Hà Nội cho rằng: Chúng ta cần nhìn nhận cho đúng vai trò, vị trí và và tầm quan trọng của môn Công nghệ trước những chuyển biến tích cực của nền giáo dục hiện nay.
Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng cho rằng, môn Công nghệ ngày càng có vai trò quan trọng trong việc thực hiện chương trình giáo dục phổ thông 2018, phát triển giáo dục STEM, định hướng nghề nghiệp cho học sinh (Ảnh: chụp màn hình)
Trong chương trình giáo dục phổ thông 2018, vai trò của môn Công nghệ được thể hiện ở bốn phương diện cụ thể.
Thứ nhất, môn Công nghệ hình thành và phát triển năng lực công nghệ, giúp học sinh học tập, làm việc hiệu quả trong môi trường công nghệ ở gia đình, nhà trường, xã hội.
Năng lực công nghệ bao gồm năm thành phần có mối quan hệ tương hỗ lẫn nhau, bao gồm nhận thức công nghệ, giao tiếp công nghệ, sử dụng công nghệ, đánh giá công nghệ, và thiết kế kỹ thuật.
“Năng lực công nghệ và các mạch nội dung của môn Công nghệ là hai thành phần cốt lõi của chương trình môn học, có tác động hỗ trợ qua lại. Năng lực công nghệ góp phần định hướng lựa chọn mạch nội dung; ngược lại, mạch nội dung là chất liệu và môi trường góp phần hình thành phát triển năng lực, định hướng hoàn thiện mô hình năng lực công nghệ.
Đặc biệt, thiết kế kỹ thuật là một năng lực có vai trò quan trọng, phỏng theo tư duy của các kỹ sư, nhờ đó giúp học sinh không thụ động khi tiếp xúc với thế giới công nghệ, các em có khả năng quan sát, tìm tòi trong cuộc sống và phát hiện ra những vấn đề cần giải quyết, đề xuất những giải pháp giải quyết vấn đề đó”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Hoàng phân tích.
Thứ hai, môn Công nghệ thúc đẩy giáo dục STEM, phát triển năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo, tư duy thiết kế kỹ thuật.
Xem thêm : Tại sao thực dân Pháp chọn Đà Nẵng làm mục tiêu tấn công đầu tiên
Trong chương trình giáo dục phổ thông mới, môn Công nghệ phản ánh hai thành phần là T (technology – Công nghệ) và E (engineering – Kỹ thuật) trong bốn thành phần của STEM. Vì vậy, môn Công nghệ có vai trò quan trọng thể hiện tư tưởng giáo dục STEM.
Môn Công nghệ có vai trò thúc đẩy giáo dục STEM phát triển, sinh viên sư phạm Công nghệ cũng được đào tạo theo định hướng giáo dục STEM (Ảnh: Tiến sĩ Lê Huy Hoàng cung cấp)
Sản phẩm, quá trình môn học này đề cập luôn mang tính tích hợp, gắn với thực tiễn, liên hệ chặt chẽ với Toán học và Khoa học. Đặc điểm này là cơ sở để tăng cường giáo dục STEM ngay trong dạy học môn Công nghệ dựa vào các hoạt động thiết kế kỹ thuật, hoạt động nghiên cứu khoa học kĩ thuật.
Khi giáo dục STEM đang được thúc đẩy phát triển trong trường học thì môn Công nghệ càng đóng vai trò quan trọng. Nếu môn công nghệ vẫn bị xem là môn phụ thì giáo dục STEM trong trường học cũng sẽ khó phát triển.
Bởi lẽ, giáo dục STEM cần phải có kỹ thuật, công nghệ để hiện thực hóa những ý tưởng, những nguyên lý khoa học của các môn khoa học và toán học, để tạo ra các sản phẩm giải quyết các vấn đề trong thực tiễn.
“Giáo dục STEM trong môn Công nghệ được thực hiện thông qua dạy học các chủ đề, mạch nội dung, chuyên đề học tập từ tiểu học tới trung học như mô hình điện gió, mô hình điện mặt trời, ngôi nhà thông minh, các bài toán thiết kế kỹ thuật và công nghệ, nghề nghiệp STEM; các dự án nghiên cứu thuộc các lĩnh vực kỹ thuật cơ khí, hệ thống nhúng, robot và máy thông minh.
Khi triển khai giáo dục STEM trong dạy học môn Công nghệ sẽ tiếp tục được mở rộng thông qua dạy học các chủ đề liên môn giữa các môn học STEM”, Phó giáo sư, Tiến sĩ Lê Huy Hoàng nhận định.
Thứ ba, môn Công nghệ có vai trò định hướng nghề nghiệp, đặc biệt là nghề nghiệp STEM.
Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được thể hiện trước hết qua việc mô tả yêu cầu cần đạt về định hướng nghề nghiệp trong năng lực tìm hiểu công nghệ, năng lực thành phần của năng lực công nghệ.
Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ thể hiện ở các cấp độ: mạch nội dung về hướng nghiệp; yêu cầu cần đạt về ngành nghề thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ; trải nghiệm ngành nghề thông qua các mô đun kỹ thuật, công nghệ tự chọn.
Xem thêm : Top 9 kem trị thâm mụn lâu năm cho làn da tươi sáng đều màu
Giáo dục hướng nghiệp trong môn Công nghệ được triển khai chủ yếu ở các lớp cuối cấp trung học cơ sở và toàn bộ giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp.
Ở các lớp 7 và 8, giáo dục hướng nghiệp được thể hiện qua các yêu cầu cần đạt về ngành nghề liên quan tới các lĩnh vực nông – lâm nghiệp và thủy sản, kỹ thuật cơ khí, kĩ thuật điện.
Ở lớp 9, giáo dục hướng nghiệp được thực hiện thông qua các nội dung quan trọng về hướng nghiệp bao gồm nghề nghiệp, hệ thống giáo dục quốc dân, thị trường lao động, và phương pháp lựa chọn nghề nghiệp.
Bên cạnh đó, học sinh được lựa chọn theo học một module có tính nghề về kỹ thuật, công nghệ thuộc ba lĩnh vực công nghiệp, nông nghiệp và dịch vụ. Qua đó, học sinh được trải nghiệm kỹ thuật, công nghệ gắn với yếu tố nghề nghiệp, hình thành phẩm chất, năng lực tương ứng, đánh giá được mức độ phù hợp, hứng thú của bản thân về các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ tương ứng.
Trong giai đoạn giáo dục định hướng nghề nghiệp, với tinh thần học để chuẩn bị, học để thích ứng với lĩnh vực nghề nghiệp học sinh lựa chọn sau khi tốt nghiệp, môn Công nghệ có vai trò trang bị cho học sinh tri thức nền tảng và các năng lực cốt lõi phù hợp với ngành nghề kỹ thuật, công nghệ các em lựa chọn sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thuộc một trong hai định hướng Công nghiệp hoặc Nông nghiệp.
Thứ tư, vai trò của môn Công nghệ được thể hiện ở việc chuẩn bị tri thức nền tảng cho học sinh lựa chọn nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật – công nghệ.
Khác với chương trình hiện hành, chương trình mới quy định chọn 5/9 môn học thuộc 3 nhóm với mục đích định hướng nghề nghiệp. Nếu học sinh có xu hướng lựa chọn nghề nghiệp thuộc các lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ sau khi tốt nghiệp trung học phổ thông thì các em sẽ lựa chọn học môn Công nghệ.
Môn Công nghệ cung cấp cho học sinh kiến thức, kỹ năng, năng lực để các em có sự chuẩn bị tốt nhất trong việc chọn trường, nghề nghiệp tương lai.
Ví dụ khi các em được học về vẽ kỹ thuật (được coi là ngôn ngữ kỹ thuật), học sinh sẽ được tiếp cận những vấn đề cơ bản về cách lập và đọc bản vẽ kỹ thuật. Đó là bước chuẩn bị kiến thức tốt cho các em bước vào các trường đại học, trường nghề sau này.
Môn Công nghệ ở bậc phổ thông cũng giới thiệu về thiết kế kỹ thuật, các em được học về tư duy thiết kế kỹ thuật. Những phần kiến thức có tính chất khái quát về thiết kế kỹ thuật sẽ giúp các em sẵn sàng đến với những ngành nghề thuộc lĩnh vực kỹ thuật, công nghệ ở các bậc học cao hơn.
Trong chương trình giáo dục mới, Công nghệ là môn học được xây dựng theo hướng phát triển năng lực, thúc đẩy giáo dục STEM, tích hợp giáo dục hướng nghiệp, giúp học sinh sớm được tiếp cận với nghề nghiệp.
Qua đó có thể thấy, vai trò của giáo viên công nghệ trong việc tổ chức các hoạt động giáo dục STEM, các hoạt động giáo dục hướng nghiệp là rất lớn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 01/04/2024 08:25
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024