Bệnh gút có ăn được tỏi không, có tốt không? Bác sĩ trả lời

Người bệnh gút có ăn được tỏi không? Đây là câu hỏi được rất nhiều đọc giả quan tâm bởi tỏi là loại gia vị phổ biến, xuất hiện trong hầu hết các món ăn quen thuộc tại Việt Nam. Từ lâu, tỏi đã được biết đến với nhiều lợi ích sức khỏe đáng kinh ngạc. Tuy nhiên, đối với những người mắc bệnh gút, việc hiểu rõ về tác động của tỏi đối với cơ thể là vô cùng quan trọng. Vậy, người bị gút có ăn tỏi được không? Đâu là cách ăn tỏi khoa học dành cho người mắc bệnh gút? Tất cả sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau.

Tỏi (Allium sativum) là một loại thực vật thuộc họ hành tây, được trồng rộng rãi trên khắp thế giới nhờ hương vị thơm ngon, giá trị dinh dưỡng phong phú và các đặc tính dược lý nổi bật. Trong văn hóa ẩm thực Việt Nam, tỏi được xem là loại gia vị “quốc dân”, góp mặt trong hầu hết các món ăn thường ngày của người Việt, từ những món chiên, xào, kho, nướng đến cả những món hầm, hấp, luộc. Bên cạnh đó, tỏi cũng có một lịch sử lâu đời trong y học cổ truyền, được ứng dụng để điều trị và phòng ngừa nhiều loại bệnh tật. Vậy, người bệnh gút có ăn được tỏi không?

Thành phần dinh dưỡng của tỏi

Trước khi tìm hiểu người bệnh gút có ăn được tỏi không, bạn cần hiểu rõ về thành phần dinh dưỡng chứa trong loại gia vị phổ biến này. Cụ thể, tỏi là một nguồn dinh dưỡng tổng hợp, có thể cung cấp cho cơ thể nhiều loại dưỡng chất khác nhau, trong đó bao gồm hơn 10 loại vitamin, 10 loại khoáng chất và 200 loại hợp chất hóa học hữu ích khác, điển hình như các hợp chất chống oxy hóa thuộc nhóm phenolics, saponins, polysaccharides và organosulfur.

Ngoại trừ nước (chiếm 65% khối lượng), thành phần dinh dưỡng chủ đạo trong tỏi là chất đường bột (28 – 33%) và chất đạm (2 – 6%). Đặc biệt, sự hiện diện của các hợp chất lưu huỳnh hữu cơ (organosulfur) tuy chỉ chiếm 2.3% khối lượng tỏi, nhưng lại chính là những hợp chất mang lại cho tỏi mùi vị đặc trưng và đặc tính dược lý mạnh mẽ. Những hợp chất này bao gồm: allicin, alliin, diallyl sulfide, diallyl disulfide, diallyl trisulfide và ajoene.

Chi tiết hơn, thành phần dinh dưỡng và hàm lượng cụ thể của từng loại dưỡng chất chứa trong 100g tỏi bao gồm:

Lưu ý: Tỏi không chứa vitamin A, B12 và vitamin D. Do đó, nếu cần bổ sung các vitamin kể trên, bạn nên kết hợp ăn tỏi với các loại thực phẩm khác để đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của cơ thể.

Bệnh gout có ăn được tỏi không?

Người bệnh gout ĂN ĐƯỢC TỎI vì chúng chứa hàm lượng purin thấp (17mg purin / 100g tỏi). Trong khi đó, giới hạn an toàn về hàm lượng purin tiêu thụ hàng ngày dành cho người bệnh gút là 400 mg / ngày. Như vậy, tỏi có thể được xem là thực phẩm an toàn đối với người bệnh gút. Việc tiêu thụ chúng không thể làm tăng nồng độ axit uric máu và thúc đẩy bệnh gút bùng phát.

Mặt khác, tỏi còn có chỉ số đường huyết thấp (GI<30). Do đó, tiêu thụ tỏi dường như không thể làm tăng nồng độ đường glucose trong máu hoặc tạo điều kiện cho tình trạng viêm khớp tiến triển nặng. Đặc điểm này đã giúp tỏi trở thành một loại thực phẩm vô cùng thân thiện với chế độ ăn hàng ngày của người bệnh gút. Tóm lại, nếu bạn vẫn còn băn khoăn chưa biết người bệnh gút có ăn được tỏi không thì câu trả lời là “ĐƯỢC”.

Bệnh gút ăn tỏi có tốt không?

Người bệnh gút ăn tỏi RẤT TỐT. Nguyên nhân là vì bên trong tỏi chứa nhiều chất chống oxy hóa mạnh, có thể đem lại cho bạn 6 lợi ích sức khỏe thiết thực sau:

  • Kiểm soát nồng độ axit uric máu: Theo nghiên cứu, hợp chất S-allyl-L-cysteine ​​có trong tỏi có thể ức chế xanthine oxidase – một loại enzyme thúc đẩy quá trình chuyển hóa purin từ thực phẩm thành axit uric. Do đó, tiêu thụ tỏi có thể hỗ trợ bạn kiểm soát nồng độ axit uric máu và ngăn ngừa bệnh gút bùng phát;
  • Chống oxy hóa: Nghiên cứu cho thấy, bổ sung 80 – 4000 mg tỏi mỗi ngày trong khoảng thời gian từ 2 – 24 tuần có thể làm tăng nồng độ superoxide dismutase (SOD) trong huyết thanh. Trong cơ thể, SOD là một enzyme giúp chuyển đổi các tế bào bị oxy hóa thành các tế bào khỏe mạnh. Do đó, tiêu thụ tỏi giúp bảo vệ cơ thể phục hồi các cấu trúc DNA bị hư hỏng khi bệnh gút bộc phát và tăng cường sức khỏe thể;
  • Kháng viêm: Hợp chất alliin trong tỏi có khả năng ức chế một loạt các tiền tố (cytokine) gây viêm do tế bào T hỗ trợ (T helper cells) tiết ra như IL-17, IL-12, TNF-α, MCP-1 và IL-6. Do đó, bổ sung tỏi có thể giúp người bệnh cải thiện mức độ nghiêm trọng của tình trạng viêm khớp khi bệnh gút bùng phát;
  • Tăng cường miễn dịch: Việc tiêu thụ tỏi và các dẫn xuất của nó đã được chứng minh là có tác dụng tăng cường miễn dịch bằng cách kích thích bạch cầu (tế bào lympho) và đại thực bào hoạt động mạnh mẽ, giúp cơ thể tiêu diệt vi khuẩn và virus hiệu quả hơn. Tăng cường miễn dịch là một lợi ích sức khỏe vô cùng quan trọng đối với người mắc bệnh gút bởi trong quá trình điều trị, người bệnh gút thường được chỉ định uống nhiều loại thuốc ức chế miễn dịch, khiến cơ thể có nhiều nguy cơ mắc các bệnh nhiễm trùng, nhiễm khuẩn hơn người bình thường. Lúc này, bổ sung tỏi vào khẩu phần ăn sẽ là một “liệu pháp tự nhiên”, giúp cơ thể tăng cường “hàng phòng thủ” trước sự tấn công của những tác nhân ngoại lai.
  • Kháng khuẩn: Chiết xuất tỏi đã được chứng minh là có tác dụng chống lại các loại vi khuẩn như: Bacillus cereus (khuẩn gây ngộ độc thực phẩm), Staphylococcus aureus (khuẩn tụ cầu), E. Coli (khuẩn gây tiêu chảy), Klebsiella spp. (khuẩn bội nhiễm đường hô hấp), Proteus spp. (khuẩn gây bệnh đường ruột), virus cúm A (H1N1),… Nhờ đó, bổ sung tỏi giúp người bệnh gút phòng tránh được các tác nhân ngoại lai gây viêm, hỗ trợ ngăn ngừa tình trạng viêm khớp tiến triển nặng.
  • Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Tỏi không chứa cholesterol và chất béo chuyển hóa (trans fat) nên việc tiêu thụ tỏi rất an toàn với sức khỏe tim mạch. Mặt khác, allicin – hợp chất chống oxy hóa chính trong tỏi, còn được chứng minh có tác dụng kháng viêm, hỗ trợ ngăn ngừa các bệnh tim mạch phổ biến như: bệnh phì đại cơ tim, bệnh rối loạn đông máu gây tắc nghẽn động mạch, bệnh rối loạn lipid máu gây xơ vữa động mạch,…

Tóm lại, người bệnh gút có ăn được tỏi không chỉ nhờ chúng chứa ít purin, mà còn nhờ hàm lượng cao chất chống oxy hóa chứa trong tỏi.

Ăn tỏi như thế nào cho đúng để chữa bệnh gout?

Người bệnh gút có ăn được tỏi không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, để tỏi phát huy được hết những lợi ích sức khỏe vốn có, người bệnh gout nên ăn tỏi đúng cách, tuân theo những nguyên tắc cơ bản sau:

  • Ưu tiên ăn tỏi tươi: Trong tỏi có chứa 2 loại hợp chất hữu cơ, một là hợp chất không bay hơi và hai là hợp chất dễ bay hơi. Quá trình chế biến nhiệt sẽ làm bay hơi một loạt các hợp chất lưu huỳnh có đặc tính chống oxy hóa mạnh, điển hình như allicin – một trong những hoạt chất có giá trị sinh học mạnh nhất trong tỏi, khiến tỏi mất đi phần lớn các đặc tính dược lý vốn có.
  • Ưu tiên ăn tỏi băm hoặc nghiền nát: Allicin (diallyl thiosulfinate) là hợp chất chống oxy hóa mạnh nhất trong tỏi. Tuy nhiên, hợp chất này không tồn tại sẵn trong củ tỏi nguyên vẹn, mà chỉ được tạo ra khi tỏi bị nghiền, băm hoặc đập dập. Do đó, tác động vật lý lên tỏi giúp làm gia tăng hàm lượng allicin và hoạt tính dược học của tỏi.
  • Ăn tỏi ở lượng vừa phải: Không nên ăn quá nhiều tỏi mỗi ngày vì điều này có thể gây kích ứng dạ dày và dẫn đến một loạt các vấn đề về rối loạn tiêu hóa khác như trào ngược thực quản (ợ chua), đầy hơi và khó tiêu. Nghiên cứu cho thấy, để tỏi phát huy tốt các lợi ích sức khỏe vốn có, bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 tép tỏi sống (3 – 6g tỏi) mỗi ngày.

Một số lưu ý cho người bệnh gout khi dùng tỏi

Khi dùng tỏi, người bệnh gout cần lưu ý chỉ nên ăn một lượng vừa đủ, bởi việc ăn quá nhiều tỏi có thể dẫn đến một số tác dụng phụ như:

  • Tăng nguy cơ chảy máu: Tỏi có tính chất chống đông máu, có nghĩa là nó có thể ngăn chặn sự hình thành cục máu đông. Điều này có thể làm tăng nguy cơ chảy máu mất kiểm soát, đặc biệt là khi người mắc bệnh gút chuẩn bị bước vào các ca phẫu thuật chỉnh hình khớp.
  • Hơi thở có mùi hôi: Tỏi chứa nhiều hợp chất lưu huỳnh bay hơi, có thể gây ra mùi hôi khó chịu từ miệng, đặc biệt là khi ăn tỏi sống.
  • Rối loạn tiêu hóa: Tỏi chứa fructans, một loại carbohydrate có thể gây ra các vấn đề tiêu hóa như đầy hơi, chướng khí và đau bụng ở một số người.
  • Ợ chua: Nếu bạn mắc bệnh trào ngược thực quản, việc ăn tỏi có thể làm tăng nguy cơ bị ợ nóng và các triệu chứng khác.

Tóm lại, người bệnh gút có ăn được tỏi không? Câu trả lời là “ĐƯỢC”. Tuy nhiên, nếu gặp tác dụng phụ sau khi ăn tỏi, bạn nên cân nhắc việc giảm hàm lượng tỏi tiêu thụ. Bên cạnh đó, bạn hãy thử nấu chín tỏi trước khi ăn bởi cách chế biến này có thể giúp bạn làm bay hơi một số hợp chất lưu huỳnh chứa trong tỏi; từ đó, giảm nhẹ một số tác dụng phụ do các hợp chất này gây ra, điển hình như triệu chứng hôi miệng, rối loạn tiêu hóa và ợ chua.

Nhìn chung, tỏi không chỉ là một loại gia vị tuyệt vời mà còn mang lại nhiều lợi ích sức khỏe. Tuy nhiên, đối với người mắc bệnh gút, việc bổ sung tỏi vào chế độ ăn uống hàng ngày cần được bác sĩ tư vấn và xem xét kỹ lưỡng để tránh gây tương tác thuốc, khiến hiệu quả điều trị bệnh bị ảnh hưởng.

Trên hành trình chữa trị bệnh gút, bạn cần nhớ rằng việc xây dựng một chế độ ăn uống cân đối và duy trì một lối sống lành mạnh mới chính là “chìa khóa” quan trọng giúp kiểm soát bệnh hiệu quả. Do đó, bên cạnh việc quan tâm người bệnh gút có ăn được tỏi không, bạn cũng cần đa dạng hóa khẩu phần ăn và thay đổi lối sống sao cho phù hợp. Để được các chuyên gia dinh dưỡng tư vấn chi tiết hơn, bạn có thể liên hệ đến Hệ thống Phòng khám Dinh dưỡng Nutrihome thông qua số hotline 1900 633 599. Chúc bạn thật nhiều sức khỏe!