Học 3 chung tại Học viện tư pháp là tên gọi thông thường của Chương trình đào tạo chung nguồn Thẩm phán, Kiểm sát viên, Luật sư. Theo đó, chương trình học 3 chung được bắt đầu triển khai từ cuối năm 2016 theo Quyết định 1401/QĐ-HVTP: Tải về
Cụ thể, nội dung Chương trình đào tạo chung nguồn bao gồm các nội dung sau:
Bạn đang xem: Học 3 chung tại Học viện tư pháp là gì? Nội dung chương trình?
Đối tượng đào tạo: Người có trình độ cử nhân luật trở lên bao gồm những người đang làm việc tại các cơ quan Tòa án, Viện Kiểm sát có nhu cầu tham gia khóa đào tạo.
Tổng số tín chỉ đào tạo là 53 tín chỉ. Trong đó:
– Khối kiến thức bắt buộc là 45 tín chỉ.
– Khối kiến thức tự chọn là 08 tín chỉ.
Chương trình đào tạo áp dụng theo tín chỉ. Mỗi giờ tín chỉ được tính bằng 50 phút học tập. Một tín chỉ được quy định:
– Bằng 15 giờ học lý thuyết và 30 giờ tự học, chuẩn bị cá nhân có hướng dẫn.
– Bằng 30 giờ thực hành thảo luận và 15 giờ tự học và chuẩn bị bài học theo hướng dẫn của giảng viên.
– Bằng 45 giờ thực tập tại cơ sở, làm tiểu luận, khóa luận tốt nghiệp, luận văn, luận án.
Khối lượng kiến thức:
Xem thêm : Mở cửa hàng sắt thép cần chuẩn bị những gì? Vốn khoảng bao nhiêu?
Xem chi tiết Khối lượng kiến thức tại đây: Tải về
Hình thức tuyển sinh: Thi tuyển hoặc xét tuyển.
Học 3 chung tại Học viện tư pháp là gì? Nội dung chương trình? (Hình từ Internet)
Theo tiểu mục 1 Mục 1 Kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-BTP năm 2023 có đề cập về yêu cầu đối với kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
1.1. Tổ chức triển khai các nhiệm vụ trọng tâm công tác tư pháp năm 2023 của Bộ Tư pháp thuộc chức năng, nhiệm vụ của Học viện Tư pháp.
1.2. Là cơ sở cho việc chỉ đạo, điều hành, theo dõi, đánh giá kết quả công tác và bình xét danh hiệu thi đua, hình thức khen thưởng năm 2023 của các đơn vị, cá nhân thuộc Học viện Tư pháp.
2. Yêu cầu
2.1. Bám sát các mục tiêu, nhiệm vụ giai đoạn 2022-2025 đề ra tại Kế hoạch ban hành theo Quyết định số 2500/QĐ-BTP ngày 21/12/2022 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp về việc triển khai Quyết định số 1155/QĐ-TTg ngày 30/9/2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”; thực hiện hiệu quả Chương trình hành động của Ngành Tư pháp thực hiện Nghị quyết số 01/NQ-CP ngày 06/01/2023 của Chính phủ về nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu thực hiện kế hoạch phát triển kinh tế – xã hội, Dự toán ngân sách nhà nước và cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia năm 2023.
Xem thêm : [LỜI GIẢI] Ranh giới tự nhiên giữa 2 châu lục Á – Âu trên lãnh thổ Liên Bang Nga là?
2.2. Nội dung Kế hoạch bảo đảm tính toàn diện, khả thi; các nhiệm vụ được xác định cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ thường xuyên.
2.3. Phân công công việc phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Học viện; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và Học viện Tư pháp trong quá trình thực hiện; có biện pháp đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Theo đó, nội dung Kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp phải bảo đảm tính toàn diện, khả thi; các nhiệm vụ được xác định cụ thể, có trọng tâm, trọng điểm gắn với nhiệm vụ thường xuyên.
Cũng theo quy định này, việc phân công công việc phải phù hợp với chức năng, nhiệm vụ của từng đơn vị thuộc Học viện; bảo đảm sự phối hợp nhịp nhàng, chặt chẽ giữa các đơn vị thuộc Bộ Tư pháp và Học viện Tư pháp trong quá trình thực hiện; có biện pháp đảm bảo các nhiệm vụ được thực hiện đúng tiến độ đề ra.
Nhiệm vụ cụ thể của Học viện Tư pháp năm 2023 trong công tác xây dựng văn bản, đề án được nêu tại tiểu mục 2.2 Mục 2 Phần II Kế hoạch công tác năm 2023 của Học viện Tư pháp được ban hành kèm theo Quyết định 106/QĐ-BTP năm 2023, cụ thể gồm các nhiệm vụ sau:
(1) Công tác đào tạo
Thực hiện công tác tuyển sinh các lớp đào tạo các chức danh tư pháp đảm bảo theo chỉ tiêu đã được phê duyệt trong Đề án “Tiếp tục xây dựng Học viện Tư pháp thành trung tâm lớn đào tạo các chức danh tư pháp”. Học viện tổ chức tuyển sinh 3.650 học viên, trong đó có 2.000 học viên luật sư (gồm 200 học viên lớp luật sư hội nhập quốc tế và luật sư chất lượng cao), 1.000 học viên công chứng (gồm 100 học viên công chứng chất lượng cao), 100 học viên đấu giá viên, 150 học viên thi hành án, 100 học viên thừa phát lại, 50 học viên đào tạo chung nghiệp vụ thi hành án và nghề thừa phát lại, 200 học viên đào tạo chung nguồn thẩm phán, kiểm sát viên, luật sư. Bên cạnh đó, Học viện tiếp tục triển khai lịch học các lớp đào tạo từ năm 2021 và 2022 chuyển sang đảm bảo theo đúng tiến độ được phê duyệt.
(2) Công tác bồi dưỡng
Tổ chức thành công hoạt động bồi dưỡng được phân công theo Kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng công chức, viên chức Bộ Tư pháp năm 2023. Đồng thời tiếp tục đẩy mạnh tổ chức các lớp bồi dưỡng khác theo nhu cầu xã hội và hoàn thành lịch học các lớp bồi dưỡng từ năm 2022 chuyển sang.
(3) Công tác khảo thí và đảm bảo chất lượng đào tạo, bồi dưỡng
Tiếp tục triển khai thực hiện Bộ tiêu chuẩn tự đánh giá chất lượng hoạt động của Học viện Tư pháp theo Kế hoạch được phê duyệt nhằm nâng cao chất lượng đào tạo, bồi dưỡng tại Học viện Tư pháp.
Tiếp tục triển khai xây dựng Ngân hàng đề thi các lớp đào tạo tại Học viện Tư pháp năm 2023 đáp ứng yêu cầu công tác khảo thí của Học viện.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 02/02/2024 00:59
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…