Để học tốt môn lịch sử, một trong những vấn đề mà đội ngũ thầy, cô và anh chị em học sinh thường trăn trở là: Làm thế nào để người học có thể chủ động trong toàn bộ quá trình học hành và thi cử?
Thông qua chưong trinh tư vấn tuyển sinh của Trường Đại học Khoa học Xã hội và Nhân văn (Đại học Quốc gia Hà Nội), chúng tôi muốn hướng tới đáp ứng yêu cầu đó, trước mắt là phục vụ anh chị em học sinh tự ôn tập để có thể chủ động trong các kì thi tốt nghiệp và thi tuyển sinh vào các trường đại học và cao đẳng theo chương trình và sách giáo khoa lịch sử hiện hành.
Bạn đang xem: Môn Sử: Trật tự thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai
Căn cứ vào chương trình môn lịch sử của Bộ Giáo dục và đào tạo, chúng tôi trình hướng dẫn ôn tập từng chương, trong mỗi chương có các mục: 1 – Những mục tiêu cụ thể phù hợp với yêu cầu kiểm tra kiến thức cơ bản (thi tốt nghiệp), hoặc phân loại (thi tuyển sinh); 2 – Nội dung tóm tắt; 3 – Một số câu hỏi ôn tập.
Chúng tôi hi vọng, sự hướng dẫn này sẽ giúp các em học sinh ôn tập có hiệu quả, ngoài ra cũng có thể giúp đội ngũ thầy, cô dạy môn lịch sử một tài liệu tham khảo trong việc hướng dẫn học sinh tự học, tự kiểm tra kết quả học tập.
A. Mục tiêu ôn tập
– Học sinh trình bày được hoàn cảnh thời gian, địa điểm, thành phần tham dự và những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta và tác động của các quyết định đó đối với sự hình thành trâtị tự thế giới mới.
– Trình bày được sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động cơ bản của Liên hợp quốc, đánh giá được vai trò của Liên hợp quốc từ sau chiến tranh thế giới thứ hai.
– Phân tích được đặc trưng cơ bản của thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai là chia thành hai phe xã hội chủ nghĩa và tư bản chủ nghĩa do hai siêu cường Liên Xô và Mĩ đứng đầu mỗi phe. Đây là nhân tố chủ yếu chi phối các quan hệ quốc tế và nền chính trị thế giới sau Chiến tranh thế giới thứ hai.
– Giải thích được khái niệm: trật tự hai cực Ianta.
B. Nội dung ôn tập
I. Hội nghị Ianta (2/1945) và những thoả thuận của ba cường quốc.
1. Hoàn cảnh lịch sử:
– Chiến tranh thế giới thứ hai bước vào giai đoạn cuối, nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách đặt ra trước các nước Đồng minh:
– Từ 4/11/2/1945, hội nghị quốc tế được triệu tập tại Ianta (Liên Xô) với sự tham dự của nguyên thủ 3 cường quốc là Liên Xô, Mĩ, Anh nhằm giải quyết các vấn đề trên.
2. Những quyết định quan trọng của Hội nghị
– Đẩy mạnh việc tiêu diệt chủ nghĩa phát xít Đức và chủ nghĩa quân phiệt Nhật.
– Thành lập tổ chức Liên hợp quốc nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Thoả thuận về việc đóng quân tại các nước nhằm giải giáp quân đội phát xít, phân chia phạm vi ảnh hưởng ở châu Âu và châu Á:
Xem thêm : Ý NGHĨA HÌNH XĂM RỒNG
3. Nhận xét:
– Thực chất của Hội nghị Ianta là sự phân chia khu vực đóng quân và khu vực ảnh hưởng giữa các nước thắng trận, có liên quan tới hoà bình, an ninh và trật tự thế giới về sau.
– Những quyết định quan trọng của Hội nghị và những thoả thuận sau đó trở thành khuôn khổ của trật tự thế giới mới (trật tự hai cực Ianta). Theo đó, thế giới được chia thành hai phe do hai siêu cường đứng đầu mỗi phe, đối đầu gay gắt trong gần 4 thập niên, làm cho quan hệ quốc tế luôn trong tình trạng phức tạp, căng thẳng.
II. Sự thành lập Liên hiệp quốc
1. Sự thành lập:
– Đầu năm 1945, khi cuộc chiến tranh thế giới thứ hai sắp kết thúc, các nước đồng minh và nhân dân thế giới có nguyện vọng gìn giữ hoà bình, ngăn chặn chiến tranh thế giới.
– Tại Hội nghị Ianta (2/1945), ba cường quốc Liên Xô, Mĩ, Anh nhất trí thành lập một tổ chức quốc tế nhằm gìn giữ hoà bình, an ninh thế giới.
– Từ ngày 25/4 đến 26/6/1945, đại biểu 50 nước họp tại Xan Phranxicô (Mĩ) thông qua bản Hiến chương và tuyên bố thành lập tổ chức Liên hợp quốc. Ngày 24/10/1945, với sự phê chuẩn của Quốc hội các nước thành viên, bản Hiến chương chính thức có hiệu lực.
2. Mục đích:
Hiến chương là văn kiện quan trọng nhất của Liên hợp quốc nêu rõ: Mục đích của Liên hợp quốc là duy trì hoà bình, an ninh thế giới, phát triển các quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế giữa các nước trên cơ sở tôn trọng nguyên tắc bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
3. Nguyên tắc hoạt động:
– Tôn trọng quyền bình đẳng và quyền tự quyết của các dân tộc.
– Tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ và độc lập chính trị của tất cả các nước.
– Không can thiệp vào công việc nội bộ của bất cứ nước nào.
– Giải quyết tranh chấp quốc tế bằng biện pháp hoà bình.
– Chung sống hoà bình và sự nhất trí giữa năm nước lớn (Liên Xô, Mĩ, Anh, Pháp và Trung Quốc)
4. Các cơ quan của Liên hợp quốc
Hiến chương còn quy định bộ máy tổ chức của Liên hợp quốc gồm 6 cơ quan chính như: Đại hội đồng, Hội đồng bảo an, Ban thư kí, Hội đồng kinh tế xã hội, Hội đồng Quản thác, Toà án Quốc tế.
Xem thêm : Uống Nước Đậu Đen Và Gạo Lứt Rang Có Tốt Không?
5. Vai trò của Liên hợp quốc
– Là diễn đàn quốc tế vừa hợp tác và đấu tranh nhằm duy trì hoà bình và an ninh thế giới.
– Có nhiều cố gắng trong việc giải quyết các vụ tranh chấp và xung đột ở nhiều khu vực, nhiều quốc gia, tiến hành giải trừ quân bị, hạn chế chạy đua vũ trang, nhất là các loại vũ khí huỷ diệt hàng loạt; có nhiều cố gắng trong việc giải trừ chủ nghĩa thực dân.
– Thúc đẩy quan hệ hữu nghị và hợp tác quốc tế, giúp đỡ các dân tộc về kinh tế, văn hoá, giáo dục… Liên hợp quốc còn có nhiều chương trình hỗ trợ, giúp đỡ các dân tộc kém phát triển, các nước đang phát triển về kinh tế, văn hoá, giáo dục, nhân đạo…
– Tuy nhiên, bên cạnh đó, Liên hợp quốc cũng có những hạn chế, không thành công trong việc giải quyết xung đột kéo dài ở Trung Đông, không ngăn ngừa được việc Mĩ gây chiến tranh ở I-rắc…
– Để thực hiện tốt vai trò của mình, Liên hợp quốc đang tiến hành nhiều cải cách quan trọng, trong đó có quá trình cải tổ và dân chủ hoá cơ cấu của tổ chức này.
– Đến năm 2006, Liên hợp quốc có 192 quốc gia thành viên. Từ tháng 9/1977, Việt Nam là thành viên 149 của Liên hợp quốc.
III. Sự hình thành hai hệ thống xã hội đối lập*
Ngay sau Chiến tranh thế giới thứ hai, trên thế giới diễn ra nhiều sự kiện quan trọng với xu hướng hình thành hai phe: tư bản chủ nghĩa và xã hội chủ nghĩa – đối lập gay gắt với nhau về chính trị và kinh tế.
– Về chính trị:
– Về kinh tế:
Như vậy, ở châu Âu xuất hiện sự đối lập về chính trị và kinh tế giữa hai khối: Tây Âu tư bản chủ nghĩa và Đông Âu xã hội chủ nghĩa.
C. Câu hỏi ôn tập
Câu 1. Nêu những quyết định quan trọng của Hội nghị Ianta (2/1945) và phân tích hệ quả của những quyết định đó.
Câu 2. Trình bày sự thành lập, mục đích, nguyên tắc hoạt động và vai trò của Liên hợp quốc.
Câu 3. Nêu những biểu hiện của sự xác lập hai hệ thống xã hội đối lập trên thế giới trong thời gian 1945 – 1949.
Xem tiếp bài 2: Liên Xô và các nước Đông Âu (1945 – 1991), Liên bang Nga (1991 – 2000)
____________
* Phần này thuộc Chương trình nâng cao
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 13/04/2024 16:56
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…