Hợp đồng lao động không xác định thời hạn là một thỏa thuận lao động giữa nhà tuyển dụng và người lao động mà không quy định một ngày kết thúc cụ thể, thường dựa vào hiệu lực của bất kỳ bên nào muốn chấm dứt hợp đồng. Bài viết dưới đây sẽ giúp bạn tìm hiểu về vấn đề này.
Hiện nay, thực trạng về hợp đồng lao động không xác định thời hạn ở Việt Nam có một số đặc điểm chính sau:
Bạn đang xem: Quy định pháp luật về hợp đồng lao động không xác định thời hạn
Nhìn chung, HDKXTĐ đang có những bất cập cần được cải thiện để bảo vệ quyền lợi cho người lao động.
Quy định pháp luật về hợp đồng lao động không xác định thời hạn như sau:
Theo quy định tại Điều 13 Bộ luật lao động năm 2019 hợp đồng lao động là sự thỏa thuận giữa người lao động và người sử dụng lao động về việc làm có trả công, trả lương, điều kiện lao động, quyền và nghĩa vụ của các bên trong quan hệ lao động.
Ngoài ra, trường hợp 2 bên có thỏa thuận bằng tên gọi khác nhưng nội dung vấn đề đề cập đến việc làm có trả công, trả lương, có sự quản lý, điều hành hoặc giám sát của 1 bên thì có thể coi đó là hợp đồng lao động
Theo quy định tại khoản 1 Điều 20 Bộ luật lao động năm 2019, hiện nay có 02 loại hợp đồng cơ bản:
Theo quy định tại Điều 14 Bộ luật lao động 2019, hợp đồng lao động được ký kết dưới một trong ba hình thức sau:
– Ký hợp đồng bằng văn bản;
– Ký hợp đồng bằng thông điệp dữ liệu qua phương thức điện tử.
Như vậy, có 02 hình thức hợp pháp khi ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn đó là: ký hợp đồng điện tử và ký hợp đồng văn bản.
Điều 35 Bộ luật Lao động 2019 quy định, người lao động có quyền đơn phương chấm dứt HĐLĐ nhưng phải báo trước cho người sử dụng lao động như sau:
– Ít nhất 45 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ không xác định thời hạn;
– Ít nhất 30 ngày nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn từ 12 tháng đến 36 tháng;
– Ít nhất 3 ngày làm việc nếu làm việc theo HĐLĐ xác định thời hạn có thời hạn dưới 12 tháng;
Xem thêm : Yêu đơn phương có phải là mối tình đầu
– Đối với một số ngành, nghề, công việc đặc thù thì thời hạn báo trước được thực hiện theo quy định của Chính phủ.
Căn cứ quy định tại Điều 14 và Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động không thời hạn sẽ được ký trong các trường hợp sau:
– Trường hợp 1: Hợp đồng lao động được ký kết theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và NLĐ với thời hạn làm việc ghi trong hợp đồng lao động là không xác định thời hạn.
– Trường hợp 2: Doanh nghiệp và NLĐ đã ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn, sau khi hợp đồng hết hạn NLĐ vẫn tiếp tục làm việc nhưng hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Trường hợp 3: Doanh nghiệp và NLĐ đã ký liên tiếp 2 hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi hợp đồng lao động ký lần 2 hết hạn mà NLĐ vẫn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp và NLĐ phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Căn cứ Điều 20 Bộ luật Lao động 2019 hợp đồng lao động có thời hạn không thể tự động chuyển thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi kết thúc thời hạn trong hợp đồng.
Cụ thể:
Như vậy, hợp đồng có thời hạn không thể tự động chuyển thành không xác định thời hạn mà cần có sự thỏa thuận của cả hai bên.
Căn cứ quy định tại Điều 14 và Điều 20, Bộ luật Lao động 2019 thì hợp đồng lao động không thời hạn sẽ được ký trong các trường hợp sau:
– Hợp đồng lao động được ký kết theo sự thỏa thuận giữa doanh nghiệp và người lao động với thời hạn làm việc ghi trong hợp đồng lao động là không xác định thời hạn;
– Doanh nghiệp và người lao động đã ký hợp đồng lao động có xác định thời hạn, sau khi hợp đồng hết hạn người lao động vẫn tiếp tục làm việc nhưng hết thời hạn 30 ngày kể từ ngày hợp đồng lao động hết hạn mà hai bên không ký kết hợp đồng lao động mới thì hợp đồng đã giao kết trở thành hợp đồng lao động không xác định thời hạn;
– Doanh nghiệp và người lao động đã ký liên tiếp 02 hợp đồng lao động có xác định thời hạn, khi hợp đồng lao động ký lần 2 hết hạn mà người lao động vẫn tiếp tục làm việc thì doanh nghiệp và người lao động phải ký hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
Theo khoản 2 Điều 33 Bộ luật Lao động 2019 có quy định như sau:
– Trong quá trình thực hiện hợp đồng lao động, nếu bên nào có yêu cầu sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động thì phải báo cho bên kia biết trước ít nhất 03 ngày làm việc về nội dung cần sửa đổi, bổ sung.
– Trường hợp hai bên thỏa thuận được thì việc sửa đổi, bổ sung nội dung hợp đồng lao động được tiến hành bằng việc ký kết phụ lục hợp đồng lao động hoặc giao kết hợp đồng lao động mới.
Theo quy định pháp luật hiện nay không cho phép việc ký kết phụ lục hợp đồng để thay đổi thời hạn của hợp đồng lao động, vậy người sử dụng lao động và người lao động muốn thay đổi thời hạn của hợp đồng lao động thì phải giao kết hợp đồng lao động mới.
Xem thêm : Ý NGHĨA VÀ NGUỒN GỐC SỰ KIỆN “GIỜ TRÁI ĐẤT”
Ngoài ra, cần phải thực hiện việc báo trước cho người lao động ít nhất 3 ngày làm việc về việc sửa đổi này.
Căn cứ theo quy định tại Điều 34 Bộ luật Lao động năm 2019, hợp đồng lao động sẽ bị chấm dứt khi có một trong những căn cứ sau: Hết hạn hợp đồng lao động, các bên thỏa thuận chấm dứt hợp đồng lao động, người lao động chết, người lao động bị sa thải, một trong hai bên đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động, đã hoàn thành công việc trong hợp đồng lao động,…
Tuy nhiên, trong trường hợp đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động thì điều kiện để chấm dứt hợp đồng hợp pháp giữa hợp đồng lao động có thời hạn và hợp đồng lao động không có thời hạn sẽ có chút khác biệt.
Cụ thể, Điều 35 và Điều 36 Bộ luật Lao động năm 2019 quy định rằng trừ các trường hợp chấm dứt hợp đồng lao động không cần báo trước thì người lao động và người sử dụng lao động đều phải đảm bảo thời gian thông báo trước như sau:
– Ít nhất 45 ngày đối với hợp đồng lao động không xác định thời hạn.
– Ít nhất 30 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ 12 – 36 tháng.
– Ít nhất 03 ngày đối với hợp đồng lao động xác định thời hạn từ dưới 12 tháng.
Như vậy, khi chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn cần báo trước một khoảng thời gian sớm hơn so với hợp đồng xác định thời hạn đồng thời trường hợp vi phạm thời gian thông báo đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động sẽ bị coi là đơn phương chấm dứt hợp đồng trái pháp luật.
Tại khoản 3 Điều 2 Bộ luật Lao động 2019 quy định người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam cũng thuộc đối tượng áp dụng của Luật này.
Ngoài ra theo khoản 2 Điều 151 Bộ luật Lao động 2019 quy định thời hạn của hợp đồng lao động đối với người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam không được vượt quá thời hạn của Giấy phép lao động. Khi sử dụng người lao động nước ngoài làm việc tại Việt Nam, hai bên có thể thỏa thuận giao kết nhiều lần hợp đồng lao động xác định thời hạn.
Như vậy đối với hợp đồng lao động của người lao động nước ngoài sẽ phụ thuộc và thời hạn của Giấy phép lao động, do vậy không thể giao kết hợp đồng lao động không xác định thời hạn với đối tượng này.
6. Công ty có được đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi người lao động không hoàn thành công việc không?
Căn cứ vào khoản 2 Điều 36 Bộ luật Lao động 2019 quy định trong trường hợp công ty muốn đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động không xác định thời hạn khi người lao động thường xuyên không hoàn thành công việc thì phải thông báo trước cho người lao động thời gian là 45 ngày trước ngày chấm dứt hợp đồng lao động.
Công ty Luật TNHH Ngọc Phú – Hãng luật NPLaw
Hotline: 0913449968
Email: Legal@nplaw.vn
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 26/04/2024 07:43
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024