Hợp đồng thương mại quốc tế là gì? Ngày nay, việc đẩy mạnh phát triển thương mại quốc tế đang là xu hướng tất yếu của tất cả các nước trên thế giới. Điều này khiến cho các hợp đồng thương mại quốc tế ngày càng phổ biến và được sử dụng rộng rãi đối với các doanh nghiệp kinh doanh. Để tìm hiểu các nội dung xoay quanh hợp đồng thương mại quốc tế, mời Quý bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây!
Hợp đồng thương mại quốc tế.
Bạn đang xem: Phần mềm hợp đồng điện tử iContract được nhiều DN FDI tin dùng
Hiện nay, theo một số giáo trình về Luật hay các tạp chí khoa học pháp lý xuất bản ở Việt Nam chưa có khái niệm thống nhất về Hợp đồng thương mại quốc tế hay tính quốc tế của hợp đồng này mà chỉ nêu lên một số khái niệm hay một số cách xác định yếu tố quốc tế của Hợp đồng thương mại quốc tế là dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân.
Tuy nhiên việc xác định dựa trên dấu hiệu quốc tịch của thương nhân gặp một số trở ngại như nước ta không có Điều nào nói về “quốc tịch của pháp nhân” mà chỉ quy định pháp nhân thuộc quốc gia nào hay nói cách khác là “tính quốc gia” của pháp nhân. Hơn nữa, vấn đề xác định “tính quốc gia” của pháp nhân cũng là một vấn đề phức tạp phụ thuộc vào nhiều yếu tố.
Ở nhiều quốc gia, pháp luật hay các văn bản pháp lý đã điều chỉnh, xác định tính quốc tế của Hợp đồng thương mại quốc tế là dựa trên địa điểm hoạt động thương mại (Place of Business) của thương nhân. Theo đó, Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng thương mại được thỏa thuận bởi các bên có trụ sở thương mại nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau.
Như vậy có thể đưa ra khái niệm chung cho tất cả các Hợp đồng thương mại quốc tế như sau:
Hợp đồng thương mại quốc tế là hợp đồng được thỏa thuận giữa các thương nhân có trụ sở thương mại (địa điểm kinh doanh) nằm trên lãnh thổ của các quốc gia khác nhau để xác lập, thay đổi hoặc chấm dứt quyền, nghĩa vụ trong kinh doanh thương mại quốc tế.
So với các hợp đồng thương mại trong nước, chủ thể và đối tượng của hợp đồng thương mại quốc tế có những đặc điểm sau:
Theo quy định của pháp luật Việt Nam, Hợp đồng thương mại quốc tế được coi là hợp pháp khi chủ thể của hợp đồng hợp pháp, tức là có năng lực pháp luật và người ký kết có năng lực hành vi và thẩm quyền ký kết hợp đồng.
Chủ thể hợp đồng thương mại quốc tế.
Trong đó:
Lưu ý: Để tiến hành hoạt động xuất, nhập khẩu, chủ thể kinh doanh phải đăng ký mã số kinh doanh xuất, nhập khẩu tại cục hải quan tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương.
Xem thêm : Đắp mặt nạ giấy xong có cần rửa mặt không? Nên làm gì tiếp theo?
Nhìn chung, đối tượng của Hợp đồng thương mại quốc tế giống đối tượng của Hợp đồng thương mại được được pháp luật Việt Nam quy định bao gồm: mua bán hàng hóa vật hữu hình; mua bán, chuyển giao kết quả của sở hữu công nghiệp, thông tin; thực hiện công việc; cung cấp dịch vụ thương mại không bị Pháp luật Việt Nam cấm.
Lưu ý: Đối với loại hợp đồng mua bán hàng hóa quốc tế, theo Luật Thương mại năm 2005, tiêu chí hàng hóa phải là động sản; hàng có thể được di chuyển qua biên giới của Việt Nam hoặc qua biên giới của một nước; hoặc di chuyển qua khu chế xuất, khu vực hải quan riêng… để xem xét tính quốc tế của hợp đồng thương mại quốc tế.
Nếu hàng hóa là bất động sản cho dù được bán cho người nước ngoài thì đó không phải là hợp đồng thương mại quốc tế. Việc mua bán bất động sản với người nước ngoài phải theo một cơ chế pháp lý riêng.
Phân loại hợp đồng thương mại quốc tế.
Căn cứ vào đối tượng của hoạt động thương mại quốc tế có thể tạm phân chia hợp đồng thương mại quốc tế thành những nhóm cơ bản sau đây:
– Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến mua bán, trao đổi hàng hóa
Đây là loại hợp đồng chủ yếu và chiếm vị trí trung tâm trong hoạt động thương mại quốc tế, bao gồm: Hợp đồng mua bán hàng hóa; Hợp đồng trao đổi hàng hóa; Hợp đồng mua bán thông qua đấu thầu, đấu giá…
– Hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực thương mại dịch vụ
Một vài loại hợp đồng cơ bản liên quan đến lĩnh vực thương mại dịch vụ như: Hợp đồng vận tải hàng hóa; Hợp đồng gia công sản phẩm; Hợp đồng bảo hiểm; Hợp đồng bao thanh toán; Hợp đồng thuê tài chính; Bảo lãnh ngân hàng…
– Hợp đồng thương mại quốc tế liên quan đến việc tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
Đây là loại hợp đồng có hoạt động thương mại liên quan một đến pháp luật về bảo hộ sở hữu trí tuệ và pháp luật chống cạnh tranh như: Hợp đồng nhượng quyền thương mại và Hợp đồng chuyển giao công nghệ;…
– Hợp đồng thương mại quốc tế trong lĩnh vực tổ chức kinh doanh ở nước ngoài
Xem thêm : Sinh Ngày 4 tháng 5 Cung Gì? Tính cách và người yêu lý tưởng
Ví dụ: Hợp đồng đại diện thương mại
Ngoài ra, trên thực tế có một số loại hợp đồng liên quan đến cả thương mại hàng hóa, cả thương mại dịch vụ và cả thương mại liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ như hợp đồng độc quyền phân phối (Solo- distribution Agreement).
Đặc điểm của Hợp đồng thương mại quốc tế
Hợp đồng thương mại quốc tế có nhiều điều khoản khác với hợp đồng thương mại nội địa thông thường được thể hiện qua một số đặc điểm sau:
Các chủ thể trong hợp đồng có trụ sở thương mại ở các lãnh thổ khác nhau nên thuộc các hệ thống pháp luật khác nhau. Không có pháp luật của một quốc gia nào có giá trị áp dụng bắt buộc đối với các bên trong hợp đồng. Nguồn luật điều chỉnh của hợp đồng đa dạng, phức tạp, chi phối bởi nhiều hệ thống luật khác nhau: Điều ước quốc tế, tập quán thương mại quốc tế, luật quốc gia… tùy thuộc vào sự lựa chọn của các bên.
Tiền tệ dùng để thanh toán thường là nội tệ hoặc có thể là ngoại tệ đối với các bên. Tiền mặt không được sử dụng trực tiếp mà thay vào đó là các phương tiện thanh toán được sử dụng thay. Theo đó, có các phương thức thanh toán cơ bản trong hợp đồng thương mại quốc tế sau đây:
Trong Hợp động thương mại quốc tế, hàng hóa, dịch vụ được chuyên chở qua biên giới hai hay nhiều quốc gia. Để xuất hoặc nhập hàng hóa, dịch vụ cần phải thực hiện một số thủ tục hải quan do luật của mỗi quốc gia quy định. Vì vậy nội dung trong hợp đồng phải có điều kiện phân chia trách nhiệm của các bên về việc thực hiện các thủ tục trên, cũng như thủ tục quá cảnh qua nước thứ ba.
Hợp đồng thương mại quốc tế đặc biệt là mua bán hàng hóa quốc tế thường được đi kèm với các hợp đồng về vận tải, bảo hiểm hay vay tín dụng… để một thương vụ được thực hiện hiệu quả cần phải có sự thống nhất, đồng bộ trong việc một cách hệ thống các hợp đồng này với nhau.
Trong quan hệ thương mại quốc tế có những rủi ro khiến cho chủ thể không có khả năng thực hiện nghĩa vụ như đảo chính; xung đột vũ trang; nhà nước cấp chuyển ngoại tệ ra khỏi biên giới… Vì vậy, việc đưa vào hợp đồng những quy định điều chỉnh sự ảnh hưởng của các sự kiện trên đối với việc phân chia trách nhiệm của các bên có ý nghĩa vô cùng quan trọng.
Việc đưa vào hợp đồng thương mại quốc tế điều kiện quy định thủ tục giải quyết tranh chấp có thể phát sinh giữa các bên trong quá trình thực hiện hợp đồng (thỏa thuận trọng tài) rất quan trọng. Nếu thiếu điều kiện này, khi có tranh chấp xảy ra, việc giải quyết tranh chấp giữa các bên sẽ trở nên khó khăn, phức tạp hơn và nhiều lúc không thể giải quyết được.
Qua bài viết Hợp đồng thương mại quốc tế – Những nội dung doanh nghiệp cần nắm rõ hy vọng sẽ cung cấp nhiều thông tin hữu ích đến bạn đọc. Để được tư vấn thêm về phần mềm ký kết hợp đồng điện tử iContract, vui lòng liên hệ: https://icontract.com.vn/
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 16/02/2024 03:35
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…