Categories: Tổng hợp

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

Published by

Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

TÓM TẮT NỘI DUNG CHÍNH

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

2. Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

2.1 Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực do các bên thỏa thuận.

2.2 Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực do pháp luật quy định.

3. Lưu ý khi thỏa thuận thời hạn hợp đồng ủy quyền.

4. Trường hợp hợp đồng ủy quyền chấm dứt.

Hợp đồng ủy quyền là một loại hợp đồng thông dụng trong các giao dịch dân sự. Vậy thời điểm hết hiệu lực của hợp đồng ủy quyền là khi nào? Những điểm cần lưu ý khi thực hiện thỏa thuận hiệu lực của hợp đồng ủy quyền và các trường hợp chấm dứt thực hiện hợp đồng ủy quyền. Cùng tìm hiểu thông qua bài viết này.

1. Hợp đồng ủy quyền là gì?

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 562 Bộ luật dân sự 2015 có thể hiểu hợp đồng ủy quyền chính là văn bản thể hiện sự thỏa thuận giữa các bên để thực hiện công việc ủy quyền. Theo đó bên nhận ủy quyền sẽ có nghĩa vụ thực hiện công việc đã thỏa thuận nhân danh bên ủy quyền, đồng thời bên ủy quyền chỉ phải trả thù lao/lợi ích nhất theo hợp đồng hoặc pháp luật có quy định.
  • Hợp đồng ủy quyền có thể lập khi thực hiện các công việc dân sự, tiến hành việc thực hiện thủ tục như: Hợp đồng ủy quyền đại diện tham gia tố tụng, Hợp đồng ủy quyền thực hiện thủ tục đăng ký doanh nghiệp, Hợp đồng ủy quyền làm giấy tờ nhà đất…

2. Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực khi nào?

  • Căn cứ theo quy định tại Điều 563 Bộ luật dân sự 2015 thì hợp đồng ủy hết hiệu lực do các bên thỏa thuận hoặc do pháp luật quy định. Trường hợp các bên không có thỏa thuận và pháp luật không có quy định thì hợp đồng ủy quyền sẽ có hiệu lực 01 năm, kể từ ngày xác lập hợp đồng ủy quyền.

2.1 Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực do các bên thỏa thuận

  • Hợp đồng ủy quyền cũng là loại hợp đồng dân sự tuân thủ nguyên tắc chung của việc xác lập hợp đồng. Việc thỏa thuận thực hiện hợp đồng đồng được xây dựng trên nguyên tắc tự nguyện, các bên giao kết hợp đồng trên tinh thần thiện chí, trung thực phù hợp với quy định pháp luật, đạo đức xã hội. Pháp luật cho phép các bên tự thỏa thuận để lựa chọn mốc thời gian cụ thể để chấm dứt hiệu lực của hợp đồng.

2.2 Hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực do pháp luật quy định

  • Trường hợp các bên không thống nhất được mốc thời hạn hết hiệu lực hoặc không quy định cụ thể trong hợp đồng ủy quyền thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng là 01 năm, kể từ ngày các bên xác lập giao dịch ủy quyền.
  • Nếu hợp đồng không ghi thời hạn ủy quyền nhưng các bên vẫn muốn tiếp tục thực hiện công việc ủy quyền hoặc công việc ủy quyền thực hiện chưa hoàn tất thì các bên có thể tiếp tục gia hạn hợp đồng hoặc xác lập hợp đồng ủy quyền mới. Trường hợp chủ thể ủy quyền muốn ủy quyền cho bên khác thực hiện công việc ủy quyền đó thì hết thời hạn hiệu lực của hợp đồng thì đương nhiên hợp đồng chấm dứt mà không cần thông qua ý kiến từ bên được/nhận ủy quyền.

3. Lưu ý khi thỏa thuận thời hạn hợp đồng ủy quyền

Lưu ý khi thỏa thuận thời hạn hợp đồng ủy quyền

  • Việc thỏa thuận thời hạn hợp đồng tưởng chừng như một chế định rất đơn giản nhưng chính loại điều khoản này gây ra các vụ tranh chấp hiện nay. Các bên thỏa thuận thời hạn hợp đồng cần lưu ý khi thỏa thuận thời hạn cần thể hiện tại ngày, tháng, năm cụ thể hoặc thể hiện từ ngày, tháng, năm bắt đầu tính hiệu lực. Các bên không nên thể hiện ngày tháng năm hết hiệu lực dưới dạng một khoảng thời gian nhất định. Khi có tranh chấp xảy ra rất khó phân định chính xác thời hạn hiệu lực của hợp đồng. Đồng thời, trường hợp xảy ra các tranh chấp khác liên quan đến nội dung hợp đồng ủy quyền cũng cần phải xác định rõ mốc thời gian hết hiệu lực để làm tiền đề xác định tính hợp pháp của nội dung ủy quyền khác trong hợp đồng.

4. Trường hợp hợp đồng ủy quyền chấm dứt

  • Bên cạnh các trường hợp hết hiệu lực của hợp đồng, thì hợp đồng cũng sẽ hết hiệu lực khi thuộc các trường hợp chấm dứt hợp đồng tại Điều 422, Bộ luật dân sự 2015. cụ thể như sau:
  • Công việc ủy quyền theo hợp đồng đã được hoàn thành. Khi công việc ủy quyền đã hoàn thành nghĩa là không còn đối tượng để tiến hành thực hiện hợp đồng;
  • Xuất phát từ sự thỏa thuận của các bên;
  • Trong trường hợp cá nhân giao kết hợp đồng ủy quyền chết, hoặc pháp nhân giao kết hợp đồng ủy quyền chấm dứt tồn tại mà hợp đồng phải do chính cá nhân, pháp nhân đó thực hiện;
  • Hợp đồng ủy quyền bị đơn phương chấm dứt thực hiện.
  • Trên đây là một số tư vấn liên quan đến việc hợp đồng ủy quyền hết hiệu lực. Nếu còn vấn đề thắc mắc, hãy liên hệ ngay với chúng tôi qua tổng đài miễn phí 1800 6365 để nhận được sự hỗ trợ, tư vấn nhanh chóng và hiệu quả nhất.

Tìm hiểu thêm về: ủy quyền chuyển nhượng quyền sử dụng đất.

This post was last modified on %s = human-readable time difference 01:50

Published by

Bài đăng mới nhất

Lập Đông 2024 là ngày nào? Đón mùa Đông lạnh giá, ai được Thần Tài ưu ái đặc biệt?

Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…

3 giờ ago

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có phải người giàu tham vọng?

Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?

3 giờ ago

Tử vi hôm nay: 4 con giáp vượng công danh ngày 5/11/2024, tha hồ bộc lộ năng lực

Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…

4 giờ ago

Con số may mắn hôm nay 5/11/2024 theo năm sinh chuẩn số VÀNG lấy may

Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…

18 giờ ago

Tử vi thứ 3 ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Dần hoang mang, Tuất áp lực

Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…

18 giờ ago

4 con giáp càng cứng đầu càng thiệt thân, mất phương hướng trong 2 tháng tới

4 con giáp càng bướng bỉnh sẽ càng đau khổ và mất phương hướng trong…

21 giờ ago