“Quyết định thành lập huyện Hoàng Sa vào thời điểm cách đây 40 năm là dấu mốc vô cùng quan trọng; lần đầu tiên bộ máy quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa được nâng từ cấp xã lên cấp huyện”, ông Võ Ngọc Đồng, chủ tịch UBND huyện Hoàng Sa, nói với Tuổi Trẻ.
Mở ra bức tranh tổng thể
Bạn đang xem: 40 năm thành lập huyện Hoàng Sa: Đưa Hoàng Sa lên vị thế chiến lược mới
* Vào năm 1982, Hội đồng Bộ trưởng quyết định thành lập huyện Hoàng Sa. Quyết định này ra đời như thế nào trong tiến trình xác lập chủ quyền và quản lý quần đảo Hoàng Sa, thưa ông?
– Như chúng ta đều biết, các tài liệu cổ của Việt Nam, Trung Quốc và cả phương Tây đều minh chứng từ thế kỷ 17 trở về trước, người Việt đã có mặt tại quần đảo Hoàng Sa. Trong lịch sử xác lập chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa thời phong kiến và thời Pháp thuộc, Quảng Nam, Quảng Ngãi và Thừa Thiên Huế là những địa phương đầu tiên thay mặt chính quyền trung ương quản lý, khai thác, kiểm soát quần đảo này thông qua Đội dân binh Hoàng Sa, tiến đến thiết lập Đại lý hành chính Hoàng Sa.
Sau Hiệp định Genève, duy trì và tiếp nối việc quản lý quần đảo Hoàng Sa, Chính phủ Việt Nam cộng hòa ở miền Nam đã chuyển quần đảo Hoàng Sa thuộc tỉnh Thừa Thiên về thuộc tỉnh Quảng Nam, lấy trọn quần đảo này để thành lập một đơn vị hành chính, tên là xã Định Hải và tiếp sau đó sáp nhập vào xã Hòa Long, trực thuộc quận Hòa Vang.
Như vậy, qua các thời kỳ Nhà nước Việt Nam đã khai phá, chiếm hữu, xác lập chủ quyền trên quần đảo Hoàng Sa một cách liên tục, hòa bình và phù hợp luật pháp quốc tế. Thế nhưng ngày 19-1-1974, lợi dụng tình hình đất nước ta trong hoàn cảnh khó khăn, Trung Quốc dùng vũ lực đánh chiếm trái phép quần đảo Hoàng Sa của Việt Nam, vi phạm luật pháp quốc tế.
Việt Nam luôn khẳng định trước cộng đồng quốc tế về chủ quyền không thể tranh cãi của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa và tiếp tục đấu tranh, củng cố, bảo vệ chủ quyền thiêng liêng của mình đối với quần đảo Hoàng Sa.
Đặc biệt, ngày 11-12-1982, Hội đồng Bộ trưởng (nay là Chính phủ) ban hành quyết định số 194-HĐBT về việc thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng. Quyết định nêu rõ: “Thành lập huyện Hoàng Sa thuộc tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng bao gồm toàn bộ quần đảo Hoàng Sa trước đây thuộc huyện Hòa Vang, tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng”.
* Đây là văn bản ở cấp Chính phủ lần đầu tiên tạo vị thế mới, bộ máy quản lý nhà nước quần đảo Hoàng Sa được nâng lên cấp huyện đảo. Việc này có ý nghĩa như thế nào vào thời điểm đó và hiện nay?
Xem thêm : Lịch chiếu One Piece Red tại Việt Nam mới nhất T11/2022
– Đây là lần đầu tiên bộ máy quản lý nhà nước đối với quần đảo Hoàng Sa được nâng từ cấp xã lên cấp huyện, đồng thời là hành động của Nhà nước Việt Nam khẳng định tính pháp lý về quyền quản lý lãnh thổ một cách liên tục của Việt Nam đối với quần đảo Hoàng Sa.
Theo tôi, ngoài ý nghĩa to lớn là quyết định Nhà nước xác lập quyền quản lý, quyết định này còn xác định được vị thế chiến lược mới của quần đảo Hoàng Sa cùng quần đảo Trường Sa trong bản đồ nước ta. Từ đây mở ra bức tranh tổng thể của Biển Đông, trong đó quần đảo Hoàng Sa có vị trí trọng yếu mới đối với vùng biển nước ta.
Việc giao trực tiếp cho tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng hồi đó quản lý vừa xác lập quyền, giao trách nhiệm quản lý cho chính quyền địa phương, vừa thể hiện sự quản lý liên tục của Việt Nam với vùng biển này, vừa gắn với quá trình lịch sử lâu đời của ngư dân khu vực miền Trung vốn ngàn đời nay đã sinh tồn trên ngư trường Hoàng Sa.
Đây là văn bản Nhà nước đầu tiên xác lập Hoàng Sa là một đơn vị cấp huyện.
Tư liệu đầy, công cuộc bảo vệ chủ quyền càng có lợi
* Sau khi tách tỉnh Quảng Nam – Đà Nẵng, huyện Hoàng Sa được giao về cho Đà Nẵng quản lý. TP đã có những hoạt động gì để bảo vệ chủ quyền và định hình Hoàng Sa trong trái tim người Việt?
– Thời điểm Hội đồng Bộ trưởng có quyết định thành lập huyện Hoàng Sa, chúng ta xác định việc đề cao quyền quản lý hành chính đối với vùng lãnh thổ thiêng liêng đặc biệt này; là hành động của Nhà nước khẳng định một quốc gia có chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa theo Hiến chương Liên Hiệp Quốc và Công ước Liên Hiệp Quốc về Luật biển (UNCLOS) 1982.
Năm 1997, huyện Hoàng Sa được giao cho TP Đà Nẵng quản lý, mục tiêu chủ yếu là thực thi quản lý hành chính đối với lãnh thổ quần đảo Hoàng Sa. TP đã phân công cán bộ phụ trách, xây dựng bộ máy, xây dựng đề án “Quản lý nhà nước, bảo vệ chủ quyền Việt Nam đối với huyện Hoàng Sa, TP Đà Nẵng”.
UBND huyện Hoàng Sa có nhiều hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức của nhân dân đối với quần đảo máu thịt của Tổ quốc, nhất là trong giới trẻ, học sinh sinh viên. Đà Nẵng có nhiều hoạt động như sinh hoạt học thuật, sưu tầm, xây dựng bộ hồ sơ tư liệu và tổ chức các hội thảo để cung cấp những bằng chứng về pháp lý khẳng định chủ quyền của Việt Nam đối với quần đảo này.
Xem thêm : Giờ trùng phút là gì? Giải mã ý nghĩa giờ trùng phút 11:11
Vào giai đoạn trước đây, ở nhiều nơi cũng có tổ chức các hoạt động nhưng phải nói trong 25 năm từ khi TP Đà Nẵng quản lý huyện Hoàng Sa, các hoạt động tuyên truyền nhận thức về biển đảo, về Hoàng Sa được đẩy mạnh liên tục và có định kỳ. Không những vậy, chúng tôi đã phát động nhiều cuộc vận động sưu tầm, đóng góp hiện vật. Từ đó có thêm những “viên đá” góp phần xây chắc chủ quyền của nước ta đối với quần đảo máu thịt này.
Trong những năm qua, liên tục có những cuộc vận động để đồng bào trong nước, Việt kiều và bè bạn trên thế giới hướng về Hoàng Sa. Từ những cuộc vận động này mới góp “ruột” để hình thành nên Nhà trưng bày Hoàng Sa như ngày nay.
Hiện nay đang có cuộc vận động xây dựng Thư viện Hoàng Sa là nơi lưu giữ thông tin, thiết chế văn hóa cho người yêu Hoàng Sa, yêu biển đảo và nhận được sự quan tâm của nhiều tầng lớp người dân. Chúng ta càng đóng góp tư liệu thì càng có thêm những bằng chứng mới khẳng định sâu sắc niềm tin trong công cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền của nước ta ở hai quần đảo.
Trong 25 năm qua, TP Đà Nẵng đã có những bước đi vững chắc trong quá trình thực thi quản lý hành chính. Càng sưu tầm bài bản, hình thành kho tư liệu về Hoàng Sa càng dày, càng đầy đặn hơn chúng ta càng có thêm công cụ đấu tranh bảo vệ chủ quyền.
Chúng tôi ý thức việc càng hoàn thiện sưu tầm và hệ thống đầy đủ bằng chứng chủ quyền của nước ta với Hoàng Sa thì công cuộc bảo vệ chủ quyền càng có lợi.
* Có rất nhiều nhân chứng sống từng làm việc tại quần đảo Hoàng Sa trước khi thành lập huyện, UBND huyện Hoàng Sa tranh thủ những bằng chứng sống (những người đã từng làm việc ở Hoàng Sa) như thế nào trước sự khắc nghiệt của thời gian?
– Chúng tôi xác định nhân chứng Hoàng Sa có vai trò vô cùng quan trọng trong cuộc đấu tranh bảo vệ chủ quyền đối với quần đảo Hoàng Sa. Ngoài việc tranh thủ sưu tầm tư liệu có liên quan đến Hoàng Sa từ họ, những nhân chứng sống này cũng chính là biểu tượng, bằng chứng lịch sử để đấu tranh.
Trong những năm qua, chúng tôi đã thực hiện lập danh sách những nhân chứng từng sống ở Hoàng Sa, hình thành được kỷ yếu. Ngoài việc vận động họ hiến hiện vật, chúng tôi hiểu những tác động của thời gian nên đã tổ chức phối hợp với các đài truyền hình ghi hình tư liệu, những lời kể lại về Hoàng Sa để có bằng chứng người Việt cai quản Hoàng Sa như thế nào để giới thiệu đến nhân dân thế giới. Ngoài tư liệu về hình ảnh, chúng tôi cũng đề nghị những nhân chứng kể chuyện bằng thư tay về quá trình sinh sống và làm việc ở Hoàng Sa.
Những tư liệu này sẽ được bảo quản chu đáo để về lâu dài hình thành nên một chủ đề phục vụ bảo vệ chủ quyền Hoàng Sa.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 17/01/2024 23:11
Vận mệnh người tuổi Mùi theo cung hoàng đạo: Bạn có dễ thăng tiến không?
Hé lộ vận mệnh 12 con giáp tháng 12/2024: Những rủi ro nào đang rình…
Cẩm nang may mắn năm 2025 cho người tuổi Tý: Cơ hội đổi đời trong…
Tử vi hôm nay 4 con giáp ngày 26/11/2024 gặp nhiều may mắn, vận may…
Con số may mắn hôm nay 26/11/2024 theo tuổi sinh: Hãy chọn SỐ ĐÚNG để…
Tử vi thứ ba ngày 26/11/2024 của 12 con giáp: Tý xui xẻo, Mùi an…