Categories: Tổng hợp

Kế toán trưởng là gì? Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?

Published by

1. Kế toán trưởng là gì?

– Khái niệm:

Theo khoản 1 Điều 53 Luật Kế toán 2015 quy định về vị trí kế toán trưởng như sau:

“Kế toán trưởng là người đứng đầu bộ máy kế toán của đơn vị có nhiệm vụ tổ chức thực hiện công tác kế toán trong đơn vị kế toán.”

Như vậy, Kế toán trưởng là người đứng đầu, thực hiện trách nhiệm quản lý, giám sát cũng như điều hành công tác kế toán của tổ chức. Từ đó mà bộ máy kế toán có thể phân công, phối hợp và hoàn thành tốt các hiệu quả kế toán hoạt động tổ chức. Chính vai trò của người lãnh đạo được thể hiện sẽ giúp hiệu quả hoạt động được tăng cao.

Các quy định pháp luật khác:

Theo Điều 54 Luật Kế toán 2015, kế toán trưởng được quy định như sau:

– Kế toán trưởng của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn vị sự nghiệp sử dụng ngân sách nhà nước và doanh nghiệp do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ ngoài nhiệm vụ quy định tại khoản 1 Điều 54 Luật Kế toán 2015 còn có nhiệm vụ giúp người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

– Kế toán trưởng chịu sự lãnh đạo của người đại diện theo pháp luật của đơn vị kế toán; trường hợp có đơn vị kế toán cấp trên thì đồng thời chịu sự chỉ đạo và kiểm tra của kế toán trưởng của đơn vị kế toán cấp trên về chuyên môn, nghiệp vụ.

– Trường hợp đơn vị kế toán cử người phụ trách kế toán thay kế toán trưởng thì người phụ trách kế toán phải có các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 Điều 54 của Luật Kế toán 2015 và phải thực hiện trách nhiệm và quyền quy định cho kế toán trưởng quy định tại Điều 55 của Luật Kế toán 2015.

Phân tích quy định pháp luật:

Các nhiệm vụ của kế toán gắn liền với hiệu quả sử dụng, tìm kiếm tài chính cho đơn vị. Do đó, kế toán trưởng có vai trò quan trọng trong giám sát tài chính tại đơn vị kế toán.

Công tác kế toán phải đảm bảo thực hiện các trách nhiệm theo quy định pháp luật, trong quy chế của nơi làm việc. Cho nên kế toán trưởng đại diện, chịu trách nhiệm trong hoạt động kế toán trong hoạt động của phòng, ban, của cơ quan mình. Từ đó mà các trách nhiệm cũng được thực hiện khi có sự chỉ đạo, giám sát của các cơ quan kế toán cấp trên. Chính sự phối hợp, kiểm soát chặt chẽ giữa các bộ phận thúc đẩy hiệu quả quản lý và tổ chức hoạt động của kế toán trưởng trong phạm vi làm việc của mình.

Kế toán trưởng tiếng Anh là Chief Accountant.

2. Chức danh, chức vụ:

Chức danh và chức vụ là hai khái niệm dễ gây nhầm lẫn cho người đọc và người nghe do chưa có quy định cụ thể cũng như cách hiểu thống nhất. Một vị trí công việc khó có thể được xác định chỉ là một chức danh hay một chức vụ đảm nhận. Do đó, cần hiểu bản chất của hoạt động nghề nghiệp, từ đó xét các tiêu chí phân loại chức danh hay chức vụ tương ứng.

2.1. Chức danh là gì?

Trước hết, ta có thể hiểu chức danh là vị trí được tổ chức xã hội, tổ chức nghề nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị – xã hội và các tổ chức hợp pháp công nhận. Khi đó, danh hiểu nôm na là tên, mang đến tên gọi cho nghề nghiệp, cho vị trí đảm nhận và được công nhận của cá nhân.

Các chức danh thường gặp như giáo sư, phó giáo sư, tiến sĩ, bác sĩ, giáo viên,… Các chức danh giúp người ta phân biệt tên gọi, ngành nghề hay tính chất nghề nghiệp. Ở đây, chức danh thể hiện giá trị của một người trong văn hóa, trong năng lực và được công nhận.

2.2. Chức vụ là gì?

Chức vụ đã nhắc đến vị trí, tính chất công việc gắn với trách nhiệm quản lý, thực hiện và chịu trách nhiệm trong công việc. Chức vụ là từ ngữ được dùng để chỉ một vai trò, vị trí của một cá nhân trong một tổ chức hoặc tập thể. Khi đó, người có chức vụ thường đi liền với quyền hạn, trách nhiệm và tính chất điều hành, quản lý chung.

Nói đến đây, bạn đọc đã có những hình dung về sự khác biệt cơ bản đối với hai thuật ngữ này.

Một số ví dụ làm rõ thuật ngữ chức vụ:

Để giúp quý bạn đọc hiểu rõ về thuật ngữ chức vụ bài viết kế toán trường là chức danh hay chức vụ sẽ cung cấp cho quý bạn đọc một số chức vụ điển hình:

– Trong hệ thống chính trị có một số chức vụ điển hình. Như chủ tịch ủy ban nhân dân, chủ tịch hội đồng nhân dân, bí thư tỉnh ủy, giám đốc sở, trưởng phòng,…

– Trong doanh nghiệp có một số chức vụ điển hình. Như chủ tịch hội đồng quản trị, chủ tịch công ty, chủ tịch hội đồng thành viên, tổng giám đốc, phó tổng giám đốc, giám đốc, phó giám đốc, trưởng phòng,…

Khi đó, người có chức vụ cũng đi kèm với quyền hạn, vai trò và trách nhiệm nhất định được trao. Họ phải đảm bảo thực hiện các nhiệm vụ của mình để đóng góp, xây dựng đơn vị.

Như vậy, ta thấy rằng chức vụ thường gắn liền với quyền quản lý một bộ phận, đơn vị, cơ quan của một người. Cũng như các tên gọi, nhằm phân biệt của chức danh đối với một số hoạt động nghề nghiệp.

3. Kế toán trưởng là chức danh hay chức vụ?

Qua việc tìm hiểu các định nghĩa kế toán trưởng, chức danh, chức vụ, ta có thể đưa ra kết luận:

Kế toán trưởng là chức vụ của một người trong một cơ quan, tổ chức.

Bởi kế toán trưởng là người đứng đầu, phải chịu trách nhiệm về các hoạt động tài chính và đảm bảo tuân thủ các quy định về kế toán. Cũng như dẫn dắt, quản lý và phân công công việc cho các kế toán viên.

Nhờ vào hoạt động quản lý, phân công tổ chức mà kế toán được thực hiện hiệu quả trong hoạt động của đơn vị.

Giải thích cho kết luận:

Các lý luận được đưa ra như sau:

– Lý do cho điều này đó là bởi vì vị trí này phải đứng ra chịu hoàn toàn mọi trách nhiệm liên quan tới mảng tài chính của doanh nghiệp. Kế toán gắn liền với các hoạt động thu, chi, các con số và giá trị tài chính trong doanh nghiệp. Phải có hoạt động tổ chức thực hiện công việc kế toán để mang đến hiệu quả trong hoạt động, duy trì ổn định nguồn thu, chi.

Kế toán trưởng luôn luôn làm việc dựa trên nguyên tắc tuân thủ những quy định của ngành nghề kế toán.

Ở một mặt khác người kế toán trưởng cũng với vai trò đứng đầu toàn bộ phận kế toán. Nên có nhiệm vụ đứng ra để sắp xếp và tổ chức mọi hoạt động công tác chuyên môn trong doanh nghiệp. Họ phải chịu trách nhiệm chung đối với công việc được phân công cho phòng, ban, đơn vị. Khi đó họ gánh vác trên vai nhiệm vụ quản lý, điều hành và tổ chức hoạt động.

Điều này lại rất đúng với những gì chúng ta vừa lý giải được từ thuật ngữ chức vụ ở trên, càng dễ dàng khẳng định được rằng kế toán trưởng là chính là một chức vụ. Thể hiện đúng ý nghĩa quyền hạn đi kèm với nhiệm vụ.

Mặt khác, vai trò quản lý là đặc điểm nổi bật của các chức vụ trong mọi cơ quan, tổ chức. Đây cũng là đặc điểm giúp nhận biết dễ nhất với các chức danh.

Do đó, ta có kết luận:

Kế toán trưởng là chức vụ của một người trong cơ quan, tổ chức, đơn vị.

4. Chức vụ của kế toán trưởng:

Chức vụ của kế toán trưởng có thể được nhìn nhận qua quy định về tiêu chuẩn kế toán trưởng, điều kiện kế toán trưởng và trách nhiệm quyền hạn của kế toán trưởng. Đây là các quy định được phản ánh trong luật và các văn bản liên quan.

– Kế toán trưởng phải đáp ứng các tiêu chuẩn cụ thể:

Người kế toán trưởng sẽ phải đáp ứng những tiêu chuẩn về mặt phẩm chất đạo đức, phầm chất nghề nghiệp. Để đảm bảo cả về năng lực, trình độ chuyên môn và kỹ năng, kinh nghiệm tổ chức, lãnh đạo. Đảm bảo luôn liêm khiết, trung thực, chấp ngành nghiêm túc pháp luật.

Có trình độ nghiệp vụ, chuyên môn kế toán thông thạo. Kế toán là hoạt động cần chính xác, trung thực cao trong hiệu quả hoạt động doanh nghiệp.

– Vai trò của người quản lý, điều hành:

Bên cạnh tiêu chuẩn, chức vụ của kế toán trưởng còn được thể hiện qua vai trò của người quản lý. Bởi họ là người đại diện, chịu trách nhiệm trước các đơn vị quản lý cấp trên. Thể hiện rõ quyền độc lập trong công tác chuyên môn, đảm bảo năng lực và trình độ trong phân công, quản lý triển khai công việc.

Kế toán trưởng là người có vai trò lớn nhất của toàn hệ thống kế toán trong đơn vị, doanh nghiệp. Mà hoạt động kế toán lại có ý nghĩa tác động, quyết định rất lớn đến chất lượng quản lý, tổ chức, phát triển doanh nghiệp.

Họ cũng là người đứng ra hoàn toàn quyết định mọi công tác, nhiệm vụ cho kế toán và sắp xếp, tổ chức hoạt động cho bộ máy kế toán. Từ đó dẫn dắt hoạt động kế toán đạt được các hiệu quả thực tế. Cũng như chịu trách nhiệm chính trước hậu quả, hiệu quả làm việc.

Căn cứ pháp lý sử dụng trong bài viết:

– Luật Kế toán năm 2015.

This post was last modified on 27/02/2024 08:08

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

7 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

7 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

11 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

16 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

16 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

17 giờ ago