Quản lý nhà nước là một dạng quản lý xã hội đặc biệt, mang tính quyền lực nhà nước và sử dụng pháp luật nhà nước để điều chỉnh các hành vi của con người trên tất cả các lĩnh vực của đời sống xã hội do các cơ quan trong bộ máy nhà nước thực hiện. Một trong những nhánh quan trọng của quản lý nhà nước là quản lý hành chính nhà nước. Vậy quản lý hành chính là gì? Đặc điểm của quản lý hành chính là gì? Mời bạn cùng theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động thực thi quyền hành pháp nhằm tác động có tổ chức và điều chỉnh bằng quyền lực nhà nước đối với các quá trình xã hội và hành vi của công dân do các cơ quan trong hệ thống hành chính nhà nước từ Trung ương đến cơ sở thực hiện để thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước, phát triển kinh tế – xã hội, duy trì trật tự an ninh, thỏa mãn nhu cầu hàng ngày của nhân dân. Theo đó:
Bạn đang xem: Quản lý hành chính là gì? Đặt điểm của quản lý Hành Chính
Quản lý hành chính nhà nước có các đặc điểm như sau:
Quản lý hành chính nhà nước mang tính quyền lực đặc biệt, tính tổ chức cao và tính mệnh lệnh đơn phương của Nhà nước.
Mục tiêu của quản lý hành chính nhà nước là mục tiêu tổng hợp, bao gồm: chính trị, kinh tế, văn hóa, xã hội, an ninh, quốc phòng, ngoại giao… Các mục tiêu này mang tính trước mắt và lâu dài.
Để đạt được mục tiêu, hành chính nhà nước cần xây dựng các chương trình, dự án và hệ thống kế hoạch dài hạn, trung hạn và ngắn hạn.
Tính chủ động, sáng tạo và linh hoạt này được thể hiện trong việc điều hành, phối hợp, huy động mọi lực lượng, phát huy sức mạnh tổng hợp để quản lý các lĩnh vực của đời sống xã hội theo đúng chức năng, thẩm quyền.
Nhiệm vụ của hành chính nhà nước là phục vụ xã hội và công dân. Đây là công việc hàng ngày, thường xuyên và liên tục vì các mối quan hệ xã hội và hành vi công dân được pháp luật điều chỉnh diễn ra thường xuyên, liên tục.
Quản lý hành chính nhà nước có nội dung phức tạp và đa dạng đòi hỏi các nhà hành chính phải có kiến thức xã hội, kiến thức quản lý hành chính và kiến thức chuyên môn sâu rộng. Trong hoạt động quản lý hành chính nhà nước, tiêu chuẩn về năng lực chuyên môn của đội ngũ cán bộ, công chức phải là tiêu chuẩn hàng đầu.
Xem thêm : Những chuỗi trà sữa đắt khách nhất trên thị trường 8.500 tỷ của Việt Nam
Nền hành chính nhà nước được xây dựng bởi một hệ thống định chế theo thứ bậc chặt chẽ và thông suốt từ Trung ương tới các địa phương, trong đó cấp dưới phục tùng cấp trên, nhận chỉ thị mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên. Mỗi cấp mỗi cơ quan, mỗi cán bộ, công chức hoạt động trong phạm vi thẩm quyền được giao.
Trong chế độ ta, mọi công dân vừa là chủ thể vừa là khách thể của quản lý. Chúng ta chủ trương xây dựng nhà nước “của nhân dân, do nhân dân và vì nhân dân” (khoản 1 Điều 2 Hiến pháp 2013), nhân dân là chủ thể quản lý đất nước nên không có sự tách biệt tuyệt đối giữa người quản lý và người bị quản lý.
Quản lý hành chính nhà nước có nhiệm vụ phục vụ lợi ích công và lợi ích của toàn xã hội. Phải xây dựng một nền hành chính công tâm, trong sạch, không theo đuổi mục tiêu lợi nhuận, không đòi hỏi người được phục vụ phải trả thù lao.
Tôn trọng quyền và lợi ích hợp pháp của công dân là xuất phát điểm của hệ thống pháp luật, thể chế, quy tắc, thủ tục hành chính. Cơ quan hành chính và đội ngũ cán bộ, công chức không được quan liêu, cửa quyền hách dịch, gây phiền hà cho nhân dân khi thi hành công vụ.
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính quyền lực nhà nước:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động được tiến hành bởi những chủ thể có quyền năng hành pháp:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động chấp hành – điều hành của nhà nước:
Hoạt động quản lý hành chính nhà nước là hoạt động mang tính chủ động và sáng tạo:
Quản lý hành chính nhà nước là hoạt động có tính liên tục:
Xem thêm : Uống nước tía tô thay nước lọc được không?
Nguyên tắc trước hết được hiểu là “Ðiều cơ bản định ra, nhất thiết phái tuân theo trong một loạt việc làm“. Các nguyên tắc cơ bản là những tư tưởng chủ đạo bắt nguồn từ cơ sở khoa học của hoạt động quản lý, từ bản chất của chế độ, được quy định trong pháp luật làm nền tảng cho hoạt động quản lý hành chính nhà nước.
(i) Đảng lãnh đạo trong quản lý hành chính nhà nước
(ii) Nguyên tắc nhân dân lao động tham gia đông đảo vào quản lý hành chính nhà nước
(iii) Nguyên tắc tập trung dân chủ
(iv) Nguyên tắc bình đẳng giữa các dân tộc
(v) Nguyên tắc pháp chế xã hội chủ nghĩa
(v) Hoạt động có tính liên tục.
Có thể nói hệ thống cơ quan quản lý hành chính nhà nước được liên kết chặt chẽ, thống nhất từ trung ương đến địa phương; hoạt động dựa trên nguyên tắc tập trung dân chủ. Nghĩa là cấp dưới phục tùng cấp trên, thực hiện mệnh lệnh và chịu sự kiểm tra thường xuyên của cấp trên; đồng thời, cấp trên cũng phải lắng nghe ý kiến của cấp dưới, cấp dưới có quyền chủ động sáng tạo, tổ chức thực hiện pháp luật phù hợp.
Trên đây là một số thông tin liên quan nhằm tìm hiểu về quản lý hành chính là gì. Nếu bạn còn thắc mắc về quản lý hành chính là gì hay cần hỗ trợ tư vấn pháp lý, sử dụng các dịch vụ từ Công ty Luật ACC, hãy nhanh chóng liên hệ với chúng tôi bằng các cách thức dưới đây – ACC luôn đồng hành pháp lý cùng bạn.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 28/01/2024 20:42
Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…
Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…
Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…
Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…
Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…
Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024