Khí nhà kính là gì? Khí nhà kính là thành phần dạng khí và có khả năng hấp thụ các bức xạ sóng dài (bức xạ hồng ngoại) trong dải bước sóng của Trái Đất gây ra, được phản xạ từ bề mặt Trái Đất khi được chiếu sáng bằng ánh sáng mặt trời, rồi phân tán nhiệt lại cho Trái Đất và gây nên hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính là khí gì? Khí nhà kính chủ yếu bao gồm: hơi nước, CO₂, CH₄, N₂O, O₃, các khí CFC. Trong hệ mặt trời, bầu khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Các loại khí nhà kính ảnh hưởng mạnh mẽ đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu không có chúng nhiệt độ bề mặt Trái Đất trung bình sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng 33 °C.Trong hệ mặt trời hay bầu khí quyển của những hành tinh như Sao Kim, của Sao Hỏa và Titan cũng có chứa các khí gây hiệu ứng nhà kính. Khí nhà kính có sức ảnh hưởng lớn đến nhiệt độ của Trái Đất, nếu như không có khí nhà kính thì nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái Đất sẽ khoảng -18 độ C lạnh hơn nhiệt độ hiện tại khoảng 33 độ C.
Khí nhà kính (GHG hay GhG) là dạng khí hấp thụ và phát ra năng lượng bức xạ trong dải hồng ngoại nhiệt, gây ra hiệu ứng nhà kính như dã nói ở trên. Các khí nhà kính chính trong bầu khí quyển của Trái đất là hơi nước (H2O), carbon dioxide (CO2), mêtan (CH4), nitơ oxit (N2O) và ozon (O3). Nếu không có khí nhà kính, nhiệt độ trung bình của bề mặt Trái đất sẽ là khoảng −18 ° C (0 ° F), thay vì mức trung bình hiện tại là 15 ° C (59 ° F). Khí quyển của Sao Kim, Sao Hỏa và Titan cũng chứa khí nhà kính.Những khí gây hiệu ứng nhà kính này ảnh hưởng mạnh mẽ đến mức nhiệt độ của Trái Đất, nếu như không có sự có mặt của chúng thì nhiệt độ của bề mặt Trái Đất trung bình hiện nay sẽ lạnh hơn hiện tại khoảng tầm 33°C (59 °F).Theo các chuyên gia, đây được coi là nồng độ carbon dioxide trong khí quyển cao nhất, mức cao như vậy là hơn 3 triệu năm về trước. Lượng khí thải carbon dioxide do con người tạo ra phần lớn từ việc đốt nguyên nhiên liệu hóa thạch như than, dầu mỏ, khí đốt tự nhiên, hậu quả của nạn chặt phá rừng, khai thác sử dụng đất không hợp lý.
Bạn đang xem: Khí nhà kính là gì? Những điều nên biết về khí nhà kính
Theo Báo cáo kỹ thuật kiểm kê quốc gia KNK của Việt Nam năm 2014 (Bộ Tài nguyên và Môi trường năm 2018), trong các lĩnh vực có phát thải KNK, tỷ lệ phát thải KNK ngành năng lượng (bao gồm hoạt động giao thông vận tải) lớn nhất chiếm 53,8%, tiếp theo là ngành nông nghiệp chiếm 27,92%, quá trình công nghiệp và tiêu thụ sản phẩm (IPPU) chiếm 12,01% và chất thải chiếm 6,69%. Tình hình phát thải trong từng ngành của Việt Nam cụ thể như sau:Năng lượng: Trong lĩnh vực năng lượng tại Việt Nam, KNK chủ yếu được phát thải từ việc đốt nhiên liệu và phát tán trong quá trình khai thác, vận chuyển. Tổng lượng KNK phát thải trong ngành năng lượng năm 2013 là 151,4 triệu tấn CO2 tương đương. Trong đó, hoạt động đốt nhiên liệu xảy ra phổ biến ở các ngành: sản xuất điện, công nghiệp và xây dựng, giao thông vận tải, nông nghiệp/ lâm nghiệp/thủy sản và một số ngành khác.Nông nghiệp: Theo kết quả kiểm kê KNK năm 1994 của Bộ Tài nguyên và Môi trường, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp là 52,45 triệu tấn CO2 tương đương – chiếm 50,5% tổng lượng KNK phát thải của cả nước. Đến năm 2013, lượng KNK phát thải trong lĩnh vực này là 89,4 triệu tấn CO2 tương đương – chiếm 34,5% tổng lượng KNK phát thải của cả nước. Trong đó, ngành Canh tác lúa và Đất nông nghiệp phát thải nhiều nhất, chiếm tương ứng 50% và gần 27% tổng lượng phát thải trong lĩnh vực nông nghiệp năm 2013 (MONRE 2017).Chất thải: Tại Việt Nam, những năm gần đây, mỗi năm có khoảng trên 15 triệu tấn chất thải rắn được thải ra từ các nguồn khác nhau, trong đó trên 80% là từ các khu đô thị. Tuy nhiên, mới chỉ có trên 70% chất thải rắn ở khu vực đô thị và khoảng 20% ở khu vực nông thôn được thu gom và xử lý. Trong khi phát thải KNK của lĩnh vực này chủ yếu bao gồm: Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp chất thải rắn được thu gom; từ nước thải công nghiệp và nước thải sinh hoạt; Phát thải N2O từ bùn cống nước thải sinh hoạt; Phát thải CO2 và N2O từ quá trình đốt chất thải.Nhìn chung, phát thải từ lĩnh vực chất thải chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ. Tổng lượng phát thải KNK của lĩnh vực này năm 2013 là 20,7 triệu tấn CO2 tương đương, chiếm 7% trong cơ cấu tổng phát thải quốc gia. Trong đó, nước thải đô thị có thị phần phát thải KNK lớn nhất, chiếm 45,6%. Phát thải CH4 từ các bãi chôn lấp rác thải chiếm 35,9% (MONRE 2017).
Việt Nam là một trong những nước có lượng phát thải KNK liên tục tăng, từ mức hơn 21 triệu tấn (năm 1990) lên 150 triệu tấn CO2 (năm 2000); dự tính lượng khí thải CO2 sẽ tăng lên 300 triệu tấn vào năm 2020. Trong đó, 46% lượng KNK phát thải từ việc sử dụng năng lượng tại các tòa nhà (dân cư, thương mại, hành chính), sản xuất công nghiệp, xây dựng, nông lâm nghiệp và thủy sản; 5% từ hoạt động giao thông; 6% từ chất thải; 3% còn lại là từ các lĩnh vực khác.Trong khuôn khổ Công ước khung của Liên hợp quốc về BÐKH, đến năm 2030, Việt Nam cam kết sẽ cắt giảm 8% lượng phát thải KNK so với năm 2010 bằng nguồn lực trong nước. Mức cắt giảm có thể tăng lên 25% nếu nhận được hỗ trợ hiệu quả từ cộng đồng quốc tế. Các chuyên gia môi trường cho rằng, những năm qua, lượng khí thải chủ yếu ở Việt Nam đến từ hoạt động giao thông và năng lượng cố định, chiếm hơn 90% tổng lượng khí thải mà nước ta đang đối diện.
Sự nóng lên toàn cầu đang là vấn đề đáng lo ngại hiện naySự gia tăng nhiệt độ toàn cầu có tác động lâu dài, bất lợi đến khí hậu và ảnh hưởng đến vô số hệ thống tự nhiên. Các tác động bao gồm sự gia tăng tần suất và cường độ của các hiện tượng thời tiết cực đoan, bao gồm lũ lụt, hạn hán, cháy rừng và bão, ảnh hưởng đến hàng triệu người và gây thiệt hại kinh tế hàng nghìn tỷ đồng.
Xem thêm : Chủ tịch Hội đồng thành viên có được tự ký Quyết định bổ nhiệm chính mình không?
Ông Mark Radka, chuyên gia về năng lượng và khí hậu của Chương trình Môi trường Liên Hợp Quốc (UNEP) cho biết: “Phát thải khí nhà kính do con người tạo ra gây nguy hiểm cho sức khỏe con người và môi trường. Nếu chúng ta không có hành động khí hậu mạnh mẽ, các tác động này sẽ ngày càng lan rộng và nghiêm trọng hơn”.Các nhà khoa học của IPCC cảnh báo rằng sự nóng lên toàn cầu 2°C sẽ bị vượt quá trong thế kỷ 21. Hơn nữa, việc đạt được các mục tiêu của Thỏa thuận Paris 2015 sẽ “ngoài tầm với” trừ khi việc giảm phát thải CO2 và các khí nhà kính khác được thực hiện nhanh chóng và sâu rộng trong những thập kỷ tới.Đánh giá dựa trên dữ liệu về diễn biến sự nóng lên toàn cầu trong lịch sử, cũng như những tiến bộ trong hiểu biết khoa học về phản ứng của hệ thống khí hậu đối với khí thải do con người tạo ra.Bà Valérie Masson-Delmotte, đồng chủ tịch Nhóm công tác I của IPCC cho biết: Rõ ràng trong nhiều thập kỷ qua, khí hậu trái đất đang thay đổi và vai trò ảnh hưởng của con người đối với hệ thống khí hậu là không thể bàn cãi. Tuy nhiên, bà lưu ý rằng báo cáo mới “cũng phản ánh những tiến bộ lớn trong thống kê khoa học, tức là hiểu được vai trò của biến đổi khí hậu trong việc tăng cường các sự kiện thời tiết và khí hậu cụ thể.Để hiểu và giải quyết cuộc khủng hoảng khí hậu, cần hiểu rõ về phát thải khí nhà kính. Mặc dù khi đại dịch Covid-19 bùng phát lần đầu tiên, khí nhà kính đã giảm, nhưng Báo cáo Khoảng cách phát thải mới nhất của UNEP cho thấy sự gia tăng trở lại và dự báo nhiệt độ toàn cầu sẽ tăng ít nhất 2,7 độ C trong thế kỷ này nếu các quốc gia không nỗ lực hơn để giảm lượng khí thải.
Carbon dioxide (CO2), metan và oxit nitơ là những khí nhà kính chính đáng lo ngại. CO2 tồn tại trong khí quyển 1.000 năm, metan tồn tại trong khoảng 10 năm và oxit nitơ tồn tại trong khoảng 120 năm.Trong khoảng thời gian 20 năm, metan tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 80 lần so với CO2, trong khi oxit nitơ mạnh gấp 280 lần.Sự phát triển dân số và công nghiệp với tốc độ gia tăng chóng mặt cũng tác động trực tiếp tới nhiệt độ của trái đất
Than, dầu và khí đốt tự nhiên tiếp tục cung cấp năng lượng cho nhiều nơi trên thế giới. Cacbon là nguyên tố chính trong các loại nhiên liệu này và khi chúng được đốt cháy để tạo ra điện, vận chuyển năng lượng hoặc cung cấp nhiệt, chúng sẽ tạo ra CO2.
Khai thác dầu khí, khai thác than và bãi chôn lấp rác thải chiếm 55% lượng khí metan do con người gây ra. Khoảng 32% lượng khí thải metan do con người thải ra là do bò, cừu và các loài nhai lại khác lên men thức ăn trong dạ dày của chúng. Phân hủy phân và trồng lúa cũng gây phát thải khí metan trong ngành nông nghiệp.Khí thải oxit nitơ do con người gây ra phần lớn phát sinh từ các hoạt động nông nghiệp. Vi khuẩn trong đất và nước chuyển đổi nitơ thành oxit nitơ một cách tự nhiên, nhưng việc sử dụng phân bón và thải ra ngoài sẽ làm tăng thêm quá trình này bằng cách đưa nhiều nitơ vào môi trường hơn.Khí flo – chẳng hạn như hydrofluorocarbon, perfluorocarbon và lưu huỳnh hexafluoride – là những khí nhà kính không xuất hiện tự nhiên. Hydrofluorocarbon là chất làm lạnh được sử dụng thay thế cho chlorofluorocarbon (CFC) – chất làm suy giảm tầng ozon, đã bị loại bỏ dần nhờ Nghị định thư Montreal. Những khí nhà kính khác được sử dụng trong công nghiệp và thương mại.Mặc dù các khí nhà kính Flo hóa ít phổ biến hơn nhiều so với các khí nhà kính khác và không làm suy giảm tầng ozon như khí CFC, nhưng chúng vẫn rất mạnh. Trong khoảng thời gian 20 năm, khí Flo tác động đến hiện tượng nóng lên toàn cầu gấp 16.300 lần so với CO2.
Bởi tác hại mà hiệu ứng nhà kính mang lại đến con người, sinh vật và môi trường sống của con người, vì thế mỗi chúng ta cần ý thức để khắc phục triệt để hiện tượng mang tính toàn cầu này với những công việc đơn giản sau:
Xem thêm : Những điều bạn chưa biết về mặt nạ smas
Đây chính là một trong những công việc tuy đơn giản, dễ thực hiện nhưng lại là phương pháp vô cùng hiệu quả và được ưu tiên hàng đầu để giảm hiệu ứng nhà kính. Bởi lý do sau:Cây xanh sẽ hấp thụ khí CO2 thông qua quá trình quang hợp của cây xanh.
Do vậy, việc trồng nhiều cây xanh sẽ giúp làm giảm lượng khí CO2 trong khí quyển một cách đáng kể, từ đó sẽ khắc phục hiệu quả hiệu ứng nhà kính.
Điện năng được sản xuất từ việc đốt các nguyên liệu cũng như nhiên liệu hóa thạch. Khi các nguyên – nhiên liệu này đốt sẽ sinh ra một lượng rất lớn CO2 và thải ra môi trường. Không chỉ là nguyên nhân lớn gây nên tình trạng ô nhiễm môi trường mà còn làm tăng hiệu ứng nhà kính ảnh hưởng xấu đến cuộc sống con người, sinh vật.
Những phương tiện di chuyển phổ biến nhất hiện nay như xe máy, ô tô,… khi hoạt động sẽ thải ra khí CO2 rất nhiều và gây ô nhiễm môi trường, cũng như tăng hiệu ứng nhà kính.Chính vì vậy, nếu có thể bạn hãy tăng cường sử dụng các phương tiện công cộng, đi xe đạp hay đi bộ sẽ là những cách bảo vệ môi trường và trái đất hiệu quả nhất0
Đẩy mạnh các công tác truyền thông để bảo vệ môi trường để mỗi người dân tự có ý thức để giảm hiện tượng hiệu ứng nhà kính bằng những các hành động đơn giản như liệt kê trên.Tình trạng phát thải khí nhà kính tại Việt Nam.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on 14/02/2024 16:20
Con số may mắn hôm nay 20/11/2024 theo năm sinh Chuẩn số VÀNG, dễ gặp…
Tử vi thứ Tư ngày 20/11/2024 của 12 con giáp: Hổ nóng nảy, Mão tự…
Thần Tài ban LỘC trong nháy mắt: 4 con giáp GIÀU nhanh chóng cuối năm…
Top 4 cung hoàng đạo thích làm chủ luôn có tham vọng mở công ty…
Số phận người sinh năm Mão theo cung hoàng đạo: Bạn có thành công không?
Thần Tài mở kho: 4 tuần tới mọi điều ước sẽ thành hiện thực, 4…