Quá trình phát triển kinh tế – xã hội Vùng đã đầu tư và hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn khá toàn diện và rộng khắp, qua đó, góp phần quan trọng vào sự phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời làm giảm sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn của Vùng.
Định hướng sử dụng đất đai của vùng Đồng bằng sông Hồng
Quá trình phát triển kinh tế – xã hội vùng Đồng bằng sông Hồng (ĐBSH) được đầu tư và hình thành hệ thống cơ sở hạ tầng kỹ thuật nông thôn khá toàn diện và rộng khắp các tỉnh trong Vùng. Kể từ năm 2010, thực hiện chương trình xây dựng nông thôn mới của Chính phủ, đã tạo điều kiện cho kinh tế nông thôn của vùng ĐBSH phát triển tốt hơn, đặc biệt là các ngành nghề truyền thống, các cụm tiểu thủ công nghiệp và công nghiệp vừa và nhỏ được mở rộng, chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông thôn, tạo thu nhập cho kinh tế hộ.
Cơ cấu kinh tế của Vùng chuyển dịch theo hướng tích cực, gắn với đổi mới mô hình tăng trưởng; giảm dần tỷ trọng khu vực nông, lâm nghiệp, thủy sản; tăng dần tỷ trọng khu vực công nghiệp – xây dựng và dịch vụ. Tái cơ cấu ngành nông nghiệp trong Vùng đã gắn với xây dựng nông thôn mới và chuyển dịch theo hướng nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm, ứng dụng công nghệ cao vào sản xuất nông nghiệp.
Việc tích tụ ruộng đất của Vùng hướng theo mục tiêu thay đổi căn bản phương thức sản xuất nông nghiệp theo hướng sản xuất hàng hóa có hiệu quả và giá trị cao hơn, góp phần làm thay đổi cuộc sống của người nông dân. Cụ thể, các hình thức tích tụ, tập trung ruộng đất nông nghiệp ở các địa phương khá đa dạng, góp phần mở rộng quy mô sản xuất cũng như thúc đẩy hình thành các hình thức tổ chức sản xuất mới (Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thành Long, 2019). Những thay đổi đó góp phần rất quan trọng vào sự ổn định và phát triển kinh tế – xã hội, đồng thời làm giảm sự chênh lệch về mức sống giữa thành thị và nông thôn của vùng.
Vai trò của nông nghiệp trong phát triển kinh tế của Vùng và đối với cả nước được thể hiện qua việc cung cấp lương thực, thực phẩm có chất lượng cao; cung cấp nguồn lao động trẻ cho các ngành kinh tế khác; Tạo địa bàn và môi trường để phát triển bền vững cho các khu đô thị, khu công nghiệp và công trình du lịch, dịch vụ; Hợp tác, liên doanh, liên kết để phát triển kinh tế nói chung và các loại hình dịch vụ trong nông nghiệp nói riêng… Tuy vậy, trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn còn bộc lộ những hạn chế, yếu kém như: kinh tế tăng trưởng chưa tương xứng với tiềm năng, chất lượng và sức cạnh tranh của một số lĩnh vực còn thấp, kết cấu hạ tầng kinh tế, xã hội nông thôn còn yếu…
Đặc biệt, thực trạng chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất phục vụ tái cơ cấu ngành nông nghiệp còn nhiều vấn đề chưa hợp lý. Thống kê cho thấy, năm 2015, vùng ĐBSH có tổng diện tích đất tự nhiên là 1.496,7 nghìn ha (chiếm 4,5% diện tích tự nhiên toàn quốc). So với năm 2000, diện tích đất tự nhiên của Vùng tăng 11,6 nghìn ha, do việc kiểm kê lại đất đai và sự điều chỉnh ranh giới giữa các tỉnh trong vùng với các tỉnh ngoài vùng.
Theo quy hoạch đến năm 2020, quy mô sử dụng đất của Vùng đã có sự thay đổi, so với năm 2010 là đất nông nghiệp là 906,8 nghìn ha, giảm so với 2010, 41,0 nghìn ha. Trong đó, đất sản xuất nông nghiệp là 672,5 nghìn ha, giảm 59,2 nghìn ha, chủ yếu do chuyển đổi mục đích sử dụng đất sang đất phi nông nghiệp. Đất lâm nghiệp là 138,4 nghìn ha, tăng thêm 7,2 nghìn ha do việc khoanh nuôi phục hồi và trồng mới rừng ở diện tích đồi núi, bãi bồi ven sông, ở các khu vực quy hoạch rừng đặc dụng, rừng cảnh quan, du lịch, văn hoá, và rừng bảo vệ môi trường. Đất nuôi trồng thủy sản là 93,9 nghìn ha, tăng thêm 12,8 nghìn ha, do việc khai thác diện tích mặt nước và chuyển đổi một phần diện tích úng trũng sang thủy sản.
Xem thêm : Lá mè Hàn Quốc
Trong khi đó, ĐBSH là vùng ít có khả năng mở rộng diện tất đất để đưa vào sử dụng cho sản xuất nông nghiệp. Đây cũng là vùng trọng điểm của kinh tế phía Bắc nên nhu cầu dành đất cho các lĩnh vực phi nông nghiệp và phát triển đô thị rất lớn, mà chủ yếu lấy vào đất nông nghiệp. Trong giai đoạn 2005-2015, diện tích đất nông nghiệp của Vùng giảm 14,5 nghìn ha, chủ yếu giảm ở nhóm đất trồng cây hàng năm, đặc biệt giảm diện tích đất trồng lúa.
Theo quy hoạch, đến năm 2020, tổng diện tích đất nông nghiệp toàn vùng ĐBSH là 906,9 nghìn ha, chiếm 60,6% tổng diện tích tự nhiên, giảm so với năm 2010 là 41,0 nghìn ha. Đất sản xuất nông nghiệp sự biến động khá lớn, đến năm 2020, quy mô diện tích giảm 59,2 nghìn ha, trong đó đất trồng cây hàng năm giảm 71,3 nghìn ha; đất trồng lúa giảm 78,4 nghìn ha…
Theo các cơ quan quản lý, sự biến động đất nông nghiệp của vùng ĐBSH thời gian qua và trong thời gian tới chủ yếu theo các chiều hướng sau: Mất đất nông nghiệp do phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp, dịch vụ, xây dựng cơ sở hạ tầng như: Công trình giao thông, thủy lợi, phát triển các khu đô thị, dịch vụ…; Chuyển từ đất sử dụng kém hiệu quả sang sử dụng có hiệu quả cao hơn; Sử dụng đất nông nghiệp theo chiều hướng ngày càng hợp lý, hiệu quả, bền vững hơn…
Bên cạnh đó, thực trạng chuyển dịch cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Vùng trong những năm tới thể hiện rõ nhất ở hai nhóm đất gồm: Thứ nhất, nhóm đất trồng lúa giảm khá lớn và giảm ở tất cả các tỉnh, trong đó Hà Nội, Hải Dương, Hải Phòng, Hưng Yên và Vĩnh Phúc có diện tích đất lúa, màu giảm lớn. Nguyên nhân do các địa phương này lấy đất để phát triển đô thị, xây dựng các khu công nghiệp và phát triển cơ sở hạ tầng kỹ thuật.
Đây là quy luật phổ biến của các vùng kinh tế trọng điểm, do vậy cần có các giải pháp giải quyết hợp lý, để giữ gìn bảo vệ tài nguyên đất. Thứ hai, nhóm đất có mặt nước nuôi trồng thuỷ sản lại tăng khá nhanh, với quy mô lớn nhất trong tất cả các nhóm đất nông nghiệp và tăng ở tất cả các tỉnh trong vùng.
Có thể xác định sự chuyển đổi cơ cấu sử dụng đất nông nghiệp của Vùng ĐBSH trong những năm tới hướng vào việc sản xuất, canh tác những loại sản phẩm hàng hóa có giá trị, đã, đang và sẽ tạo sự thay đổi lớn trong cơ cấu sử dụng đất trồng cây hàng năm, đất nông nghiệp của các địa phương và từng tiểu vùng sinh thái nông nghiệp.
Đối với sử dụng đất phi nông nghiệp và đất chưa sử dụng, theo quy hoạch, đất phi nông nghiệp sẽ là 562,8 nghìn, tăng thêm với diện tích khá lớn khoảng 50,3 nghìn ha, do việc quy hoạch đô thị, mở rộng các khu công nghiệp, dịch vụ đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng kỹ thuật. Đất ở của dân cư đô thị và nông thôn tới năm 2020 dự kiến là 133,0 nghìn ha, tăng thêm 5,5 nghìn ha, chủ yếu lấy từ đất canh tác lúa, hoa màu.
Một số vấn đề đặt ra
ĐBSH nằm trong Vùng kinh tế trọng điểm ở phía Bắc, do vậy, những năm tới, theo quy hoạch đất xây dựng, đất giao thông, đất nhà ở, đất chuyên dùng khác đều tăng khá nhanh và làm thay đổi cơ cấu đất của toàn Vùng. Dự báo trong thời gian tới, tốc độ xây dựng các công trình chuyên dùng ở vùng ĐBSH phát triển nhanh, trong khi, các công trình đều nằm trên đất canh tác lúa, màu. Như vậy, nếu không có các giải pháp hợp lý, bằng nhiều cách, thì sẽ ảnh hưởng ngay tới tổng sản lượng lương thực của toàn Vùng và ảnh hưởng tới cân đối tổng sản lượng lương thực của cả nước.
Yêu cầu đặt ra đối với vùng ĐBSH là cần khai thác và sử dụng tiết kiệm quỹ đất nông nghiệp, đặc biệt bảo vệ, sử dụng hiệu quả đất lúa, đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng trong nông, lâm nghiệp và thủy sản. Chuyển mục đích sử dụng đất một cách khoa học, hợp lý từ đất nông nghiệp sang đất xây dựng cơ bản và đất ở. Chuyển đổi hợp lý đất nông nghiệp theo hướng hiệu quả, bền vững… Để khai thác hợp lý đất nông nghiệp cần thực hiện các yêu cầu và giải pháp sau:
– Tăng cường quản lý chặt chẽ đất đai, để sử dụng có hiệu quả bền vững, đặc biệt thực hiện nghiêm túc sự phân bổ quản lý sử dụng đất lúa trên địa bàn từng vùng. Rà soát quy hoạch sử dụng đất đảm bảo quy hoạch phải ổn định, có tính định hướng dài hạn đáp ứng yêu cầu của quá trình tái cơ cấu ngành nông nghiệp. Đa dạng hóa các hình thức công khai quy hoạch sử dụng đất các cấp đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt tạo điều kiện cho các chủ sử dụng đất, chủ doanh nghiệp đầu tư vào lĩnh lực nông nghiệp dễ tìm hiểu, tiếp cận và yên tâm đầu tư phát triển sản xuất.
– Xác định giá cho thuê đất thấp nhất trong khung giá của Nhà nước cho thuê đất chuyên dùng, đất sử dụng vào mục đích nông nghiệp (như xây dựng cơ sở chuồng trại, cơ sở chế biến nông sản… ). Khuyến khích, hỗ trợ tích tụ ruộng đất tập trung cho người sản xuất nông nghiệp có hiệu quả cao; tiếp tục thực hiện dồn điền, đổi thửa tại các địa bàn phù hợp.
– Nghiên cứu cơ chế cho dân đóng góp vốn bằng giá trị đất với các cơ sở sản xuất, chế biến nông sản. Bên cạnh đó, tiến hành quy hoạch sử dụng đất cho các xã, huyện, để trên cơ sở đó hộ nông dân yên tâm đầu tư cho mở rộng sản xuất, dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung đáp ứng nhu cầu tiêu dùng và xuất khẩu…
– Có các hướng dẫn bổ sung, quy định cụ thể cho phép hộ nông dân liên kết, tích tụ đất và nhận đất làm trang trại. Tiếp tục có cơ chế, chính sách cho phép chuyển đổi mục đích sử dụng đất, từ đất có hiệu quả kinh tế thấp như đất lúa có năng suất thấp, bị hạn, hoặc úng, đất màu, đất gò đồi, đất bãi sang trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao hơn như trồng hoa, trồng rau sạch, trồng cây ăn quả, nuôi thả cá, để huy động các khả năng đầu tư cho sản xuất.
– Hình thành và phát triển các vùng sản xuất tập trung các sản phẩm hàng hoá có giá trị kinh tế cao với các định hướng cụ thể.
Tài liệu tham khảo:1. Thủ tướng Chính phủ (2010), Quyết định số 1690/QĐ-TTg ngày 16/9/2010 về phê duyệt Đề án: Phát triển Thương mại nông thôn giai đoạn 2010-2015 và định hướng đến năm 2020;2. Thủ tướng Chính phủ (2012), Quyết định số 124/QĐ-TTg, ngày 02/02/2012 về phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển sản xuất ngành Nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến năm 2030;3. Tổng cục Thống kê (2015), Kết quả khảo sát mức sống dân cư năm 2014, NXB Thống kê;4. Viện Quy hoạch và Thiết kế nông nghiệp (2014), Báo cáo quy hoạch nông nghiệp và nông thôn Đồng bằng sông Hồng;5. Nguyễn Thị Hồng Hạnh, Lê Thành Long, (2019) Đẩy mạnh tích tụ đất nông nghiệp ở vùng Đồng bằng Bắc bộ, Tạp chí Tài chính kỳ 1 tháng 11/2019.
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp
This post was last modified on %s = human-readable time difference 20:03
Hướng dẫn cách làm 12 con giáp rung động để tình yêu luôn nồng nàn
Lập Đồng 2024 là ngày mấy? Đón mùa đông lạnh giá, ai được Thần Tài…
Vận mệnh người tuổi Ngọ theo ngày sinh: Bạn có tham vọng không?
Tử vi hôm nay: 4 con giáp ngày 5/11/2024 sẽ phát tài, thoải mái thể…
Con số may mắn hôm nay là 5/11/2024 theo năm sinh, con số chuẩn là…
Tử vi thứ ba ngày 5/11/2024 của 12 con giáp: Hổ bối rối, Chó bị…