Categories: Tổng hợp

Thực hư ăn khoai lang mọc mầm có hại cho sức khoẻ

Published by

Khoai lang mọc mầm có ăn được không?

Nếu bạn để khoai lang quá lâu, đặc biệt là trong môi trường ẩm ướt thì khoai lang rất dễ bị mọc mầm. Về bản chất, khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nên vẫn có thể chế biến bình thường. Nhưng trước khi sử dụng, hãy gọt bỏ đi phần mọc mầm rồi ngâm với nước muối loãng trong vòng 30 phút để làm tan một số chất không có lợi.

Xét về giá trị dinh dưỡng, khoai lang mọc mầm không còn quá nhiều vitamin và khoáng chất như trước nữa, mùi vị của chúng cũng bị thay đổi, không còn ngon và hấp dẫn khi chế biến.

Khoai lang mọc mầm không có độc nhưng cũng không còn nhiều chất dinh dưỡng. Ảnh: N.L

Mặc dù khoai lang mọc mầm không sinh ra độc tố nhưng chúng rất dễ bị nhiễm nấm mốc. Những loại nấm mốc sinh sản ở trên khoai lang sẽ có những đốm nâu hoặc đen.

Nếu bạn quan sát trên củ khoai lang xuất hiện các đốm màu nâu hoặc đen thì rất có khả năng củ khoai đó đã bị nhiễm độc tố do nấm mốc, điển hình là ipomeamarone. Chất này khiến cho củ khai bị đắng (hà), khiến người ăn phải bị nôn mửa, đau bụng, hoa mắt, chóng mặt,… Bởi vậy, những người có đường tiêu hoá yếu như người già, trẻ nhỏ thì không nên ăn khoai mọc mầm.

Những loại rau củ không nên ăn khi mọc mầm

Đứng đầu trong danh sách rau củ quả mọc mầm không nên ăn chính là khoai tây. Chất độc solanine có trong mầm khoai tây (mầm xanh lá) cao gấp 50 lần ở khoai tây bình thường, vượt xa tiêu chuẩn cho phép.

Độc tố có trong mầm của khoai tây cao gấp 50 lần khoai tây bình thường. Ảnh: Xinhua

Hạt đậu phộng (hạt lạc) khi nảy mầm thì bạn cũng tuyệt đối không nên ăn chúng bởi nó có thể gây ung thư. Đậu phộng bị mốc hoặc mọc mầm sẽ sản sinh ra một lượng lớn độc tố aflatoxin. Đây chính là chất có thể gây bệnh ung thư gan, đã được Tổ chức Y tế Thế giới cảnh báo.

Củ sắn khi mọc mầm sẽ trở thành một loại củ rất độc. Chất đọc trong củ sắn mọc mầm có thể gây ra hiện tượng tiêu chảy, nôn ói, đau tức ngực hay thậm chí là gây tử vong nếu không được cấp cứu kịp thời. Ngoài ra, khi chế biến củ sắn bạn cũng nên gọt bỏ vỏ kĩ càng, cắt bỏ đi 2 phần đầu củ và ngâm trong nước vo gạo ít nhất 1 tiếng trước khi chế biến.

This post was last modified on 26/01/2024 22:40

Published by

Bài đăng mới nhất

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN lộc từ số hợp mệnh

Con số may mắn hôm nay 23/11/2024 theo năm sinh: Nhặt TIỀN từ con số…

9 giờ ago

Tử vi thứ 7 ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Thìn muộn phiền, Dậu có xung đột

Tử vi thứ bảy ngày 23/11/2024 của 12 con giáp: Tuổi Thìn chán nản, tuổi…

9 giờ ago

4 con giáp vận trình xuống dốc, cuối tuần này (23-24/11) làm gì cũng xui, nguy cơ thất bại

Vận may của 4 con giáp đang ngày càng xuống dốc. Cuối tuần này (23-24/11),…

12 giờ ago

Số cuối ngày sinh dự báo người GIÀU PHƯỚC, trường thọ khỏe mạnh, trung niên PHẤT lên mạnh mẽ

Con số cuối cùng trong ngày sinh dự đoán con người sẽ GIÀU CÓ, sống…

17 giờ ago

Cuối tuần này (23-24/11) cát tinh ban lộc, 4 con giáp may mắn ngập tràn, thành công ngoài mong đợi

Cuối tuần này (23-24/11), 4 con giáp sẽ gặp nhiều may mắn và thành công…

17 giờ ago

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

Tử vi hôm nay – Top 3 con giáp thịnh vượng nhất ngày 22/11/2024

19 giờ ago