Nước lá cây đinh lăng.
Bạn đang xem: Uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì?
Đinh lăng là vị thuốc Đông y quen thuộc của người dân Việt Nam. Cây đinh lăng còn được ví là “nhân sâm của người nghèo”. Vậy, uống nước lá đinh lăng có tác dụng gì?
Tổng quan về cây đinh lăng
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, thành phần hóa học và dinh dưỡng của đinh lăng như sau: trong củ chứa 0,3% glucozit, alcaloit, saponin, tanin, 13 loại axit amin và vitamin B1. Đặc biệt, trong cây đinh lăng một số hoạt chất mang tính năng gần giống như nhân sâm.
Các bộ phận cây đinh lăng
Các lá non thường được dùng ăn gỏi cá, gói với nem, làm gia vị ăn với thịt.
Xem thêm : Danh mục thuốc cấp cứu theo thông tư 51
Củ, thân, lá khô dùng làm thuốc.
Lá đinh lăng: Bùi, đắng, thơm, hơi mát.
Rễ củ đinh lăng: ngọt, nhạt, hơi đắng, tính ấm, khi bào chế nên rút bỏ lõi.
Tác dụng cây đinh lăng
Lá đinh lăng: Lương huyết, giải độc, chống tanh hôi, lợi niệu, tiêu mẩn ngứa.
Rễ củ đinh lăng: Bổ đắng, thông huyết mạch, tiêu sưng viêm, giảm đau.
Chủ trị
Xem thêm : Sữa chua hay váng sữa tốt hơn cho trẻ nhỏ?
Lá đinh lăng: Chữa dị ứng, ho ra máu, kiết lỵ.
Rễ củ đinh lăng: Cơ thể suy nhược, mệt mỏi, yếu sức.
Uống nước đinh lăng có tác dụng gì?
Theo lương y Bùi Đắc Sáng, nước cây đinh lăng có tác dụng bồi bổ, chống mệt mỏi. Lương y Sáng hướng dẫn cách đun nước lá đinh lăng để bồi bổ cơ thể.
Theo đó, lá đinh lăng tươi 150-200g, 200ml nước. Đun sôi 200ml nước, cho tất cả lá đinh lăng vào nồi, đậy nắp lại, sau vài phút, mở nắp và đảo qua đảo lại vài lần. Sau 5-7 phút, chắt ra, đổ tiếp thêm khoảng 200ml nước vào để nấu sôi lại nước thứ hai. Đun sôi tiếp, trộn hai nước với nhau, chia 2 lần uống trong ngày.
Đinh lăng tuy là vị thuốc quý trong Y học cổ truyền tuy nhiên nếu sử dụng vẫn cần phải tham khảo ý kiến của các thầy thuốc Đông y hoặc các bác sĩ. Không nên tự ý sử dụng hoặc sử dụng quá nhiều vì có thể gây hại cho sức khoẻ.
Theo VTC News
Nguồn: https://luatduonggia.edu.vn
Danh mục: Tổng hợp